Cây khế rừng

Giới thiệu đôi nét về cây khế rừng

Khế rừng là loại cây mọc dại ở trong các cánh rừng có công dụng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, đồng thời trị các chứng đái rắt, nước tiểu vàng, mụn nhọt vô cùng hiệu quả. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu chi tiết về cách nhận biết, công dụng cùng cách dùng của loại thảo dược này qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu đôi nét về cây khế rừng

Cây khế rừng là một trong những cây thuốc Đông y có vị chua ngọt cùng tính lạnh góp mặt vào rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiện nay. Cây khế rừng khi chưa ra quả thì nhìn trong rất giống cây khế tuy nhiên trên thực tế nó không cùng họ với cây khế mà chúng ta hay thường thấy.

  • Tên thường gọi dược liệu: cây khế rừng, cây cháy nhà, dây quai xanh,
  • Tên khoa học: Rourea microphylla.
  • Thuộc họ: Thuộc họ khế rừng Connaraceae.

Giới thiệu đôi nét về cây khế rừng

Mô tả vài nét về thảo dược cây khế rừng

Đặc điểm nhận biết cây khế rừng

Cây khế rừng có thể dễ dàng nhận dạng nhờ vào những đặc điểm dưới đây:

  • Thân cây khế rừng: cây dạng bụi nhỏ thân cứng có màu nâu xám.
  • Lá thảo dược: thông thường 1 nhánh lá gồm những 5 đến 6 lá chét có hình dạng lông chim mọc đối xứng nhau rất giống với lá cây khế, mặt trên bóng. Lá lúc còn non có màu hồng đỏ rất bắt mắt trong từ xa xa như đám cháy nên dân gian cũng dành cái tên cháy nhà để đặt loài cây này.
  • Hoa khế rừng: màu trắng gồm 5 cánh, 5 lá nõn và 10 nhị.
  • Quả khế rừng: nhỏ bằng đốt tay hơi cong và bóng và đặc biệt không có khía hay múi như trái khế ta vẫn hay ăn. Cây ra quả vào độ tháng 6 đến tháng 8.

Cây khế rừng thường mọc tập trung ở đâu?

Ở Việt Nam, chúng ta rất hiếm khi bắt gặp loại thảo dược này bởi loài cây thường xuất hiện ở các khu rừng vùng Tây Bắc và miền Trung những vùng dãi nắng.

Bộ phận nào cây khế rừng dùng làm dược liệu?

Đông y hiện nay sử dụng gần như toàn bộ các bộ phận của cây để làm các vị thuốc: lá, vỏ thân, cành nhỏ bên cạnh đó còn sử dụng cả rễ cây (tuy nhiên để duy trì và bảo tồn giống cây này nên người dân rất ít khi lấy cả rễ mà lấy).

Bộ phận nào cây khế rừng dùng làm dược liệu?

Thu hái, sơ chế và hình thức bảo quản cây khế rừng

  • Thu hái: lấy phần thân, vỏ thân và phần lá cây rừng.
  • Sơ chế: Hái về chúng ta có thể rửa sạch dùng tươi ngay hay phơi khô hoặc sấy khô.
  • Bảo quản cây khế rừng: nơi khô thoáng không ẩm ướt.

Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế cây khế rừng

  • Đối với khế rừng tươi: Sử dụng chúng ngay sau khi thu hoạch về.
  • Đối với vỏ và thân lá khô: Nếu dược liệu không bị ẩm mốc, đổi màu, bay mùi hay hư hại gì vẫn có thể sử dụng.

Cách phân biệt thành phẩm cây khế rừng chất lượng tốt

Đối với dược liệu tươi: cần lựa chọn những cây khế xanh tươi, không sâu bệnh đồng thời không bị héo vàng.

Còn riêng đối với dược liệu khô: cần dùng những loại đã khô hoàn toàn và không có tình trạng hư hại như: ẩm mốc, đổi màu, bay mùi, côn trùng cắn.

Thời gian thu hái dược liệu cây khế rừng thích hợp nhất trong năm

Thu hái cây khế rừng dường như quanh năm.

Thành phần cây khế rừng

Chưa có tài liệu nào ghi nhận về thành phần có trong các bộ phận của cây khế rừng.

Hình thức bào chế và dùng cây khế rừng

Từ bao đời nay thì dân gian thường sử dụng cây khế rừng tươi hoặc khô theo dạng sắc kết hợp cùng một số vị thuốc khác để làm phương thuốc chữa bệnh hoặc giã nát đắp lên vùng bị thương.

Vị thuốc cây khế rừng

  • Tính vị, quy kinh: Thảo dược này có tính lạnh, vị chua ngọt, vào kinh phế.
  • Liều lượng thường dùng của cây khế rừng: Sử dụng tầm 10g – 20g dưới dạng sắc mỗi ngày, còn dùng để đắp tùy thuộc vào vùng da bị tổn thương.
  • Cây khế rừng không chứa độc tố.

Lợi ích và công dụng mà cây khế rừng mang đến cho sức khỏe con người 

Công dụng của cây khế rừng trong Đông y có thể kể đến như:

  • Đầu tiên không thể bỏ qua khả năng bồi bổ cho các chị em phụ nữ sau sinh bị chứng kém ăn.
  • Tiếp đến cây khế rừng giúp lợi tiểu, điều trị viêm đường tiểu.
  • Ngoài ra còn trị chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, nước tiểu ít.
  • Bên cạnh đó còn chữa đi nước tiểu vàng, đỏ.
  • Trị mụn nhọt, vết thương chảy máu.

Lợi ích và công dụng mà cây khế rừng mang đến cho sức khỏe con người 

Những điều cần cấm kỵ cùng bí quyết dùng cây khế rừng sao cho thật hiệu quả

Để đảm bảo tính an toàn cũng như đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất khi dùng dược liệu cây khế rừng ta cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Không sử dụng khi bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thảo dược.
  • Tuyệt đối không được tự ý kết hợp thảo dược này cùng thuốc tây mà không tham khảo ý kiến những người có kiến thức chuyên môn như bác sĩ hay dược sĩ.
  • Không được tự kê đơn và lạm dụng dược liệu cây khế rừng.

Các phương thuốc quý từ dân gian quý về cây thảo dược khế rừng

Bài thuốc bồi bổ cho các chị em phụ nữ sau sinh kén ăn

  • Dược liệu cần chuẩn bị: 10g thân khế rừng.
  • Dùng: lấy dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi sắc cùng 200ml nước trong vòng 30 phút. Sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu tiện khó khăn, đái dắt, nước tiểu vàng

  • Chuẩn bị: 20g lá khế tươi.
  • Cách thực hiện: đem lá khế rừng đã chuẩn bị đi rửa sạch hết bụi bẩn sau đó sao vàng lên, tiếp đến cho thêm nước vào đun sôi rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì uống thì tình trạng bệnh sẽ dần dần cải thiện.

Bài thuốc chữa trị vết thương bị chảy máu

Cần nguyên liệu: Lá khế rừng tươi.

Thực hiện như sau: Lấy một ít lá khế rừng tươi rửa thật sạch, tiếp theo đó đem đi giã nát và đắp lên vùng bị thương vài lần thì tình trạng vết thương sẽ được cải thiện.

Bí quyết dùng cây khế rừng mang đến kết quả tốt nhất kèm chế độ vận động phù hợp

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc cũng như thảo dược để chữa trị thì Apharma khuyên mỗi người chúng ta cần duy trì một lối sống lành mạnh: ăn ngủ đúng giờ, nói không với thuốc lá, chất kích thích và đặc biệt cần vận động thường xuyên đơn giản như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay cũng có thể tham gia các lớp tập yoga, khiêu vũ, gym, leo núi, nhảy, bơi lội,…tùy theo sở thích cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người trong chúng ta. Việc vận động đều đặn hằng ngày sẽ giúp gia tăng chức năng của não bộ, giảm nguy cơ mắc chứng bệnh nguy hiểm từ đó kéo dài được tuổi thọ.

Khi nào chúng ta cần sử dụng cây khế rừng và sử dụng bao lâu?

Người bình thường dùng thảo dược khế rừng có gây ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế cây khế rừng vô cùng lành tính tuy nhiên để mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì chúng ta luôn luôn phải tuân thủ theo chỉ dẫn liều lượng của các bác sĩ và tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh, kê đơn và sử dụng những bài thuốc một cách bừa bãi mà không tham khảo qua ý kiến những người có chuyên môn.

Lựa chọn nơi bán dược liệu khế rừng chất lượng tốt

Ngày nay vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng pha lẫn tạp chất vẫn còn đang có xu hướng lan rộng. Chính vì lẽ đó mà chúng ta những người tiêu dùng thông minh cần xem xét, lựa chọn những địa chỉ nhà thuốc Đông dược, phòng khám Đông y uy tín, đảm bảo chất lượng dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, không hư hại hay quá hạn sử dụng từ đó yên tâm dùng mà không cần lo ngại vấn đề hàng không đạt chuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lựa chọn nơi bán dược liệu khế rừng chất lượng tốt 

Bài viết trên đây Công ty cổ phần dược phẩm Apharma của chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về công dụng, cách dùng cũng như cách nhận biết cây khế rừng. Hy vọng rằng đọc giả đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *