Có vô số lời đồn về khả năng của cây hương thảo giúp chữa trị các bệnh lý như: đau khớp, đau nửa đầu, mụn nhọt, suy giảm trí nhớ giảm nhanh triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi từ đó giúp tinh thần luôn luôn sảng khoái và đặc biệt xua đuổi muỗi, côn trùng,… Vậy liệu rằng thực hư về công dụng cây hương thảo có như lời đồn hay không? Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về dược liệu cây hương thảo
Cây hương thảo là một loại thảo dược rất được ưa chuộng ngày nay với mùi thơm rất dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái. Ngoài việc trang trí không gian sống của bạn thì thảo dược này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
- Tên thường gọi dược liệu: Cây dạ hương thảo, Trạch lan, Tây dương chổi, Mê điệt hương, cây hương thảo, cây đuổi muỗi, Rosemary.
- Tên khoa học: Rosmarinus Officinalis.
- Thuộc họ: Thuộc họ Lamiaceae.
Mô tả về dược liệu cây hương thảo
Đặc điểm nhận dạng cây hương thảo
Cây hương thảo là loại thảo dược rất dễ nhận biết nhờ những đặc điểm đặc trưng sau:
- Thân cây: Loài thân nhỏ phân làm nhiều nhánh cao trong khoảng 1 mét đến 2 mét và thường mọc theo bụi.
- Lá thảo dược: Lá hẹp có màu xanh lục, hình dải dài tầm 4cm và rộng cỡ 5mm. Mặt trên nhẵn còn ở dưới có phủ một lớp lông lốm đốm trắng, đặc biệt chúng không có cuống lá đồng thời rất dai chắc.
- Hoa Rosemary: Có màu đặc trưng lam nhạt, màu tím cà, xếp dọc ở các vòng lá với kích cỡ 1cm.
Khu vực tập trung của cây hương thảo
Loài thảo dược này thường tập trung chủ yếu ở các khu vực như Nam Âu, Bắc Phi, Tây Á. Còn ở Việt Nam hương thảo thường trồng và mọc nhiều ở vùng miền Trung và Nam Bộ.
Bộ phận dùng làm dược liệu có công dụng tốt nhất của cây hương thảo
Trên thực tế cây hương thảo dùng làm dược liệu bằng phần lá và ngọn cây.
Phương pháp thu hái cũng như sơ chế và bảo quản thảo dược hương thảo
Người ta sẽ thu hái dược liệu này bằng cách cắt lấy phần ngọn có hoa hoặc có thể không có hoa để dùng.
Sau quá trình thu hoạch đem rửa sạch rồi mang đi phơi hay sấy khô đều được.
Cuối cùng đem cất trong bao kín để nơi thoáng mát, khô ráo.
Thời hạn hương thảo kể từ khi sơ chế
Dược liệu này thường được sấy khô nên nếu bảo quản tốt không gặp phải tình trạng ẩm mốc, hư hại vẫn sử dụng được.
Thành phẩm hương thảo như nào được gọi là tốt?
Lựa chọn cây cao 1 mét – 2 mét và lá dài khoảng 4cm xanh tốt.
Mùa thu hoạch trong năm của cây hương thảo
Mùa thu hoạch thích hợp cho dược liệu hương thảo này vào mùa hè.
Thành phần cây hương thảo
Hương thảo chứa trong mình chủ yếu là tanin và tinh dầu kể đến như:
- Borneol, terpen.
- Camphor, acetat bornyl.
- Cineol.
- Caryophyllene và a-pinen.
- Bên cạnh đó còn chứa: choline, axit saponosid, các axit hữu cơ như glyceric, axit rosmarinic, romarinoside, glycolic và citric.
Cách thức bào chế và sử dụng cây hương thảo
Thông thường ta sẽ sấy khô thân lá hương thảo rồi đem làm các vị thuốc hoặc ngâm cùng với rượu để trị một số bệnh lý cho con người.
Vị thuốc cây hương thảo
- Tính vị – Quy kinh: vị cay, hơi đắng, mùi khá nồng và đồng thời có tính ấm vào kinh can, kinh tì.
- Mọi người thường thắc mắc là liệu rằng cây hương thảo có độc không? thì câu trả lời đó chính là: Loại cây này không có độc.
Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây hương thảo
- Phải kể đến đầu tiên, cây hương thảo xua đuổi muỗi.
- Giảm nhanh triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi.
- Khả năng giúp tinh thần chúng ta luôn thoải mái, thư thái, giảm stress.
- Hỗ trợ trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Chữa đau sưng do mụn nhọt gây nên.
- Giảm nhanh cơn đau đầu, huyết áp, lợi tiểu, tăng tiết mật.
- Kích thích mọc tóc.
- Trị bệnh lý đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
- Ngoài ra, hương thảo còn làm gia vị cho các món ăn thêm phần thơm ngon.
- Làm đẹp.
- Hơn nữa, còn sử dụng cây cảnh trang trí trong nhà hoặc nơi làm việc.
Những kiêng kị và bí quyết sử dụng cây hương thảo hiệu quả
Có một số điểm ta cần lưu ý khi sử dụng hương thảo như sau:
- Trẻ em dưới 4 tuổi không được sử dụng dầu hay tiếp xúc gần loài cây này vì nó sẽ dễ gây dị ứng.
- Không được tự ý bỏ thuốc tây chuyển sang sử dụng cây hương thảo mà không được sự chỉ định của y bác sĩ bởi dược liệu này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị.
- Dùng hương thảo quá liều có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt và nếu biểu hiện này xảy ra trong thời gian dài đề nghị báo ngay với những người có chuyên môn để được thăm khám.
- Phụ nữ có thai hoặc người cao tuổi nên cẩn trọng khi sử dụng.
- Điều cần lưu ý nữa đó là thảo dược này có khả năng gây hưng phấn và kích thích thần kinh não bộ chính vì vậy nên đặc biệt cẩn trọng với những bệnh nhân đang gặp bệnh lý về não hay hệ thần kinh.
Những bài thuốc dân gian quý từ cây
Dùng đánh bay muỗi và côn trùng
Lấy 20g là hương thảo tươi rửa sạch sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo đó, cho vào một túi vải và và chà trực tiếp lên vùng tay chân để ngăn chặn côn trùng cắn.
Ngoài ra ta cũng có thể xông dầu hương thảo để xua đuổi côn trùng và đặc biệt là muỗi.
Giảm cơn đau nhức và sưng do mụn nhọt
- Chuẩn bị: 50g hương thảo tươi.
- Cách dùng: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó giã nhuyễn rồi đắp 2 lần mỗi ngày lên vùng bị mụn nhọt.
Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mệt mỏi
- Cần: Hương thảo, Mạch môn mỗi thứ 20g cùng 10g ngải cứu, 6g nhân trần, 4g vỏ bưởi đào khô, 4g rẻ quạt.
- Cách làm: Lấy toàn bộ các dược liệu cần chuẩn bị ở trên vào nồi cùng 550ml nước rồi sắc hãm lửa đến khi lượng nước còn lại một nửa thì tắt bếp.
- Đem uống ngày 2 lần.
Thanh nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa
Dùng 20g hương thảo đem sắc cùng nước uống hằng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả từ đó giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Điều hòa kinh nguyệt, giảm nhanh cơn đau bụng kinh
- Cần nguyên liệu: hương thảo, ngải cứu, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, củ gấu mỗi loại 20g.
- Làm: Sấy khô tất cả các nguyên liệu sau đó tán nhỏ cho vào cùng một ít mật ong. Cuối cùng đem vò thành từng viên như hạt đậu.
- Trước khi đi ngủ uống cỡ 15 viên đến 20 viên. Uống trong vòng 15 ngày trước kỳ kinh.
Bí quyết sử dụng thảo dược hương thảo hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Ta có thể dùng hương thảo ở dưới dạng tươi hoặc khô và có thể sắc hoặc kết hợp với vài loại dược liệu khác để chữa trị một số bệnh lý.
Liều lượng dùng loại thảo mộc này phụ thuộc vào từng công dụng và bài thuốc khác nhau.
Ngoài những bài thuốc hữu hiệu từ hương thảo thì chúng ta cần chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, sự dẻo dai đồng thời tinh thần luôn sảng khoái mang đến một cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngày nay, có rất nhiều loại hình vận động mà ta có thể tham gia tùy theo sở thích và tình trạng sức khỏe kể đến như: bơi lội, yoga, gym, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, chạy bộ,..
Khi nào nên dùng cây hương thảo và sử dụng bao lâu?
Người bình thường sử dụng hương thảo có ảnh hưởng gì không?
Khi sử dụng dược liệu nên dùng đúng liều được chỉ định tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh và lạm dụng sử dụng hương thảo. Bởi vì thảo dược này nếu quá liều có thể gây nên tình trạng co thắt dạ dày hoặc chứng chóng mặt.
Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm chất lượng tốt
Ngày nay vấn nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn đang xuất hiện tràn lan. Chính vì vậy, nên khi mua dược liệu chúng ta cần chọn những địa điểm nhà thuốc Đông Y uy tín, chất lượng có nguồn gốc rõ ràng cùng giấy phép hoạt động kinh doanh đầy đủ.
Trong Đông y, Hương thảo là loại dược liệu quý chữa được rất nhiều bệnh lý như: lợi tiểu, mất ngủ, giải stress, điều hòa kinh nguyệt,…và bên cạnh đó cũng là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong ngành làm đẹp. Tuy nhiên trước khi dùng để điều trị cần hỏi ý kiến của y bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Và trên đây toàn bộ những thông tin về cây hương thảo mà Apharma đã tổng hợp để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách dùng cũng như công dụng loại dược liệu này. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn cách thức điều trị,… thay cho y bác sĩ.