Cây địa hoàng

cây địa hoàng

Cây địa hoàng còn gọi là sinh địa, thục địa được xem là vị thuốc quý trong Đông y bởi chúng giúp thanh nhiệt, bổ thận, giải độc cơ thể rất hiệu quả. Vậy đặc điểm của cây thuốc này như thế nào? Cách dùng ra sao? Mời bạn đọc lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung về cây địa hoàng

Mô tả hình dáng, đặc điểm

Cây địa hoàng
Hình ảnh cây địa hoàng trong thiên nhiên

Cây địa hoàng (tên khác là cây sinh địa) là một loại cây thân thảo lâu năm mọc hoang ở trong các khu rừng Việt Nam. Cây cao khoảng 10-30cm khi trưởng thành, thân có lông tơ mềm màu trắng. Rễ cây địa hoàng mọc phình ra thành củ có đường kính khoảng 0,4 – 3cm. Củ cây sinh địa có hình trụ cong, dễ gãy, vỏ ngoài màu vàng đỏ và phân nhánh thành nhiều khoanh.

Lá cây sinh địa không mọc ở thân mà mọc vòng xung quanh gốc. Phiến lá có hình trứng ngược dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, đầu lá tròn càng về sau sẽ thuôn lại. Mép lá có răng cưa không đều, phiến lá có nhiều gân nổi ở dưới.

Hoa của cây địa hoàng màu tím đỏ mọc thành chùm gần đầu cành, mỗi bông có 5 cánh khía hình môi ở đầu, đài hoa và tràng hoa giống hình chuông, mỗi hoa có 3 nhụy. Bình thường hoa nở từ tháng 4 đến tháng 6.

Quả sinh địa thường mọc vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Quả có hình trứng dài 1.3 – 1.6 cm, đường kính khoảng 0.6 – 0.9 cm, bên trong có nhiều hạt.

Tên gọi

  • Tên: Cây địa hoàng
  • Tên gọi khác: Địa hoàng, Thục địa, Nguyên sinh địa, Sinh địa, Sinh địa hoàng.
  • Tên khoa học: Rehmannia Glutinosa (Gaertn) Libosch.ex Steud.
  • Thuộc chi Địa hoàng và họ Cỏ chổi (Orobanchaceae).

Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt được các tên gọi cách bào chế khác nhau của cây thuốc:

  • Tiên địa hoàng: Củ địa hoàng tươi, sau khi đào sẽ được làm sạch và thái lát mỏng dùng ngay.
  • Sinh địa: Là củ địa hoàng được sấy khô, vỏ màu xám, ruột màu vàng nâu.
  • Thục địa: Là củ địa hoàng đồ tẩm 9 lần hoặc chưng cùng rượu, nước gừng, sa nhân cho đến khi chuyển sang màu đen nhánh.
  • Can địa hoàng: Là tiên địa hoàng sấy nhẹ cho đến khi khô.

Nơi phân bố

Cây địa hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, đến năm 1958 thì mới du nhập vào Việt Nam. Chúng chủ yếu sống ở vùng đất phù sa, đất cát pha, khí hậu phải mát mẻ dưới 30 độ C, không chịu nhiều ánh nắng mặt trời.

Ngày nay, địa hoàng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nước ta, chủ yếu là ở Thanh Hóa, Bắc Kạn,…

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận rễ củ của địa hoàng có tuổi đời trên 6 tháng thường được dùng làm thuốc.

Thu hái và chế biến

Rễ củ của cây sinh địa hoàng sẽ được thu hoạch chủ yếu vào tháng 2 – 3 hoặc tháng 8 – 9 vào những ngày nắng ráo.

Cách chế biến là cạo sạch củ rồi rửa sạch, để ráo nước đem đi sấy khi nào mặt cắt của rễ có màu đen dính là được. Cuối cùng đem thành phẩm đi phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 2 cách chế biến dưới đây:

Cách 1: Lấy củ sinh địa nhỏ đem nấu lên thành nước đặc rồi lấy nước đó tẩm vào củ to rồi đem phơi. Làm như vậy 9 lần hoặc cho đến khi hết nước tẩm.

Cách 2: Nấu củ sinh địa với rượu trắng 40 độ, đun trên bếp lửa nhỏ và đảo đều cho tới khi nước cạn, sau đó cho gừng vào nấu lại lần 2. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi củ có màu đen nhánh.

Cây thuốc khi sơ chế cần được bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp hoặc túi kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Dược liệu này có vị ngọt đắng, tính hàn. Quy vào 3 kinh Can, Thận và Tâm.

Thành phần hóa học

Theo nhiều nghiên cứu, trong cây địa hoàng có chứa các chất như: Rehmanin, Glucozit, Glucoza, Caroten, Manit, Ancaloit, Daucosterol, Acid sucinic, Acid palmitic, Campesterol.

Một số hình ảnh của cây địa hoàng

hình ảnh của cây địa hoàng
Củ địa hoàng trong thiên nhiên
hinh anh cay dia hoang
Hoa địa hoàng có màu tím nhạt, cánh mỏng

Tác dụng cây địa hoàng ra sao?

Theo y học cổ truyền, cây địa hoàng có tác dụng:

  • Thanh lọc cơ thể, làm mát, điều dưỡng cơ thể, tăng sinh dịch.
  • Chủ trị cho người bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hay bị chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, phụ nữ bị động thai,…

Theo y học hiện đại, cây sinh địa có tác dụng:

  • Nếu đun dược liệu dưới dạng nước sắc từ rễ củ sẽ có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả và an toàn.
  • Bổ trợ tim, cường tim.
  • Hạ đường huyết, hạ huyết áp, bổ máu, bổ gan.
cây địa hoàng
Cây địa hoàng giúp điều trị tiểu đường, giảm đường huyết hiệu quả
  • Chống nấm trên da, chống lại các chất phóng xạ.
cay dia hoang
Cây sinh địa giúp điều trị nấm da, viêm da

Tác dụng phụ của cây địa hoàng

Theo như các chuyên gia khuyến cáo, liều lượng sử dụng cây địa hoàng tốt nhất là khoảng 10-20g/ngày và có thể tăng giảm tùy theo thể trạng cơ thể. Nếu dùng quá liều lượng cho phép sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Chóng mặt, hồi hộp.
tác dụng cây địa hoàng
Địa hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn

Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc để giải quyết.

Cách sử dụng cây địa hoàng

Vị thuốc sinh địa được dân gian bài chế thành nhiều bài thuốc khác nhau, mỗi bài thuốc lại chủ trị một loại bệnh riêng nên người bệnh cần cẩn trọng trong quá trình nấu và sơ chế. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ địa hoàng mà nhà thuốc Apharma muốn chia sẻ tới bạn:

Bài thuốc 1: Dùng cây địa hoàng trị bệnh ho khan

  • Nguyên liệu: 2,4 kg sinh địa, 480g bạch phục linh, 240g nhân sâm, 1200g mật ong trắng.
  • Giã sinh địa lấy nước rồi đun cùng mật ong vào nấu. Đun một lúc thì bỏ nhân sâm và bạch phục linh đã được tán nhỏ vào.
  • Đem tất cả những nguyên liệu đã nấu ở trên vào lọ thủy tinh rồi đun cách thủy 3 ngày 3 đêm.
  • Hỗn hợp trên bỏ ra để nguội rồi dùng 1-2 thìa/lần, sử dụng 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc 2: Trị bệnh chảy máu cam

  • Sử dụng 40g củ địa hoàng tươi đã được rửa sạch, bỏ rễ phụ, thái thành lát rồi sắc nước uống.
  • Mỗi ngày uống 1 thang. Uống vài ngày sẽ thấy thuyên giảm.

Bài thuốc 3: Trị bệnh tiểu đường

  • Nguyên liệu: 800g sinh địa, 600g hoàng liên.
  • Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm với hoàng liên rồi đem đi phơi khô, lặp lại công đoạn này cho tới khi hết nước sinh địa.
  • Tán nhỏ hoàng liên rồi cho thêm mật, viên thành những viên nhỏ, mỗi lần uống 20 viên, dùng khoảng 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc 4: Thuốc trị bệnh mỡ máu cao

  • Chuẩn bị 30g thục địa sắc với nước rồi uống thành 2-3 lần trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 2-3 tuần để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 5: Cách dùng cây địa hoàng giúp điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ

Một số triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, đau bụng nhiều có thể áp dụng công thức sau:

  • Nguyên liệu: sinh địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược.
  • Sắc các nguyên liệu trên thành một 1 thang thuốc, uống trong ít nhất 1-2 tháng để có hiệu quả.

Bài thuốc 6: Trị mụn nhọt, viêm da, mẩn ngứa

  • Nguyên liệu: Sinh địa, hùng hoàng, xạ hương, mỡ lợn, đậu xị.
  • Đun sinh địa, đậu xị, mỡ lợn với nước đến khi còn khoảng 3 phần thì bỏ xạ hương và hùng hoàng vào trộn đều.
  • Uống hỗn hợp trên cho tới khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc 7: Cách dùng can địa hoàng chữa tiểu đường

Cách 1:

  • Nguyên liệu: 800g sinh địa chắt nước tẩm vào 600g hoàng liên khô. Đổ mật ong nguyên chất vào rồi viên thành những viên nhỏ. Mỗi ngày dùng 20 viên chia làm 2 lần.

Cách 2:

  • Nguyên liệu: Sinh địa, hoàng kỳ, tụy heo, sơn dược.
  • Đem các vị thuốc sắc dùng uống hết trong ngày.

Tổng kết

Hy vọng rằng với những thông tin về cây địa hoàng được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về loại thảo dược này. Nếu bạn đang có nhu cầu mua các loại thuốc Đông y, hãy liên hệ với nhà thuốc Apharma qua số hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *