Cây đan sâm

Cây đan sâm

Cây đan sâm là vị thuốc Đông y quý hiếm đã được con người sử dụng từ lâu đời. Vậy cây đan sâm có những tác dụng gì? Có thể dùng được những bộ phận nào của cây? Dùng trong những trường hợp nào? Các bạn độc giả hãy cùng Apharma tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tên gọi của cây Đan Sâm

  • Tên gọi khác: Huyết sâm, tử đan sâm, huyết căn, xích sâm, xôn đỏ, cửu thảo,…
  • Tên khoa học: Salvia Miltiorrhiza (Salvia là tên chi, Miltiorrhiza là tên loài).
  • Tên dược: Radix salvia miltiorrhiza.

Mô tả cây đan sâm

1. Đặc điểm hình dáng cây đan sâm

Đan sâm là một loại cây thân cỏ sống lâu năm. Thân cây có màu đỏ, mọc thẳng đứng, cao khoảng 30 – 60cm. Lá của cây đan sâm là lá kép, có màu xanh với nhiều răng cưa ở rìa lá và có lớp lông mỏng màu trắng. Hoa của cây có màu tím, mọc thành từng chùm, vòi hoa dài.

Cây đan sâm
Hoa của cây đan sâm.

2. Khu vực phân bố cây đan sâm

Đan sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và vùng ôn đới ẩm. Hiện nay, loại cây này được tìm thấy nhiều ở cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cây đan sâm trồng ở nước ta là loại cây nhập về để làm thuốc. Do thích hợp với khí hậu và địa hình miền núi nên đan sâm đang được trồng tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam và Tam Đảo.

Bộ phận được dùng để làm dược liệu của cây đan sâm

1. Cách thu hoạch, chế biến và bảo quản

Rễ của cây đan sâm được thu hái vào mùa xuân, hoặc trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12. Sau khi thu hoạch, rễ cây được rửa sạch, thái lát sau đó phơi hoặc sấy khô để dễ bảo quản. Cũng có thể dùng trực tiếp lúc còn tươi. Ngoài ra, có thể thái nhỏ đan sâm rồi ngâm rượu theo tỷ lệ 10 phần đan sâm, 1 phần rượu. Ngâm trong vòng một tháng sau đó đem sao với lửa nhỏ cho đến khi khô.

Cây đan sâm
Rễ cây đan sâm được dùng để làm thuốc.

2. Thành phần dược liệu của rễ cây đan sâm

Thành phần các chất hóa học có trong rễ cây đan sâm có thể chia ra thành nhóm các chất hòa tan trong nước và nhóm các chất hòa tan trong mỡ: 

  • Các chất hòa tan trong nước: Axit axetic, acid lactic, ceton,… 
  • Các chất tan trong mỡ: iso cryptotanshinone, methyl-tanshinone, vitamin E,…

3. Phương pháp bào chế và sử dụng

Cây đan sâm có thể được ngâm rượu lúc còn tươi hoặc đã khô, cũng có thể tán thành bột, hoặc để nguyên lát khô để phối với các vị thuốc khác tùy vào mục đích sử dụng.

Vị thuốc của cây đan sâm

1. Tính chất – mùi vị

Cây đan sâm hoàn toàn không chứa độc tố, có vị đắng, tính hơi hàn.

2. Tính chất dược lý

Trong đan sâm chứa Tanshinone IIA, có tác dụng ngăn chặn tổn thương, phì đại cơ tim và động mạch vành.

Hoạt chất này còn làm giãn mao mạch và tiểu động mạch, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn tình trạng ứ huyết, đồng thời nó còn ức chế quá trình oxy hóa monocyte, LDL bám dính vào nội mô, giúp ổn định các mảng xơ vữa động mạch. Miltiron và salvinon trong cây đan sâm còn làm tiêu huyết khối hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, chữa rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra rễ cây đan sâm còn làm giảm nồng độ triglyceride (Mỡ trong máu) trong gan và máu.

Công dụng chữa bệnh của rễ cây đan sâm

Cây đan sâm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ, người già và người bị bệnh tim mạch:

  • Chống đông máu, làm tiêu máu đông, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Hạ huyết áp nhanh chóng.
  • Giảm mỡ máu trong gan và máu.
  • An thần, an thai, ngăn chặn tế bào ung thư.
  • Ngăn chặn tổn thương và phì đại cơ tim, động mạch vành, giãn mao mạch, ổn định các mảng xơ vữa động mạch, từ đó cải thiện chức năng của tim, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch.
  • Bổ huyết, hoạt huyết, trục huyết ứ, tan huyết, từ đó hỗ trợ điều trị cho phụ nữ bị đau bụng kinh, bế kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Tiêu sưng, giảm đau, trị nhức đầu, suy nhược thần kinh.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rễ cây đan sâm

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt

  • Điều kinh, đào thải dịch ứ: Dùng đan sâm tán thành bột mịn, mỗi ngày uống khoảng 3 đến 4g, chia đều 2 lần với rượu nóng.
  • Điều trị mất kinh: 12g đan sâm và bo bo, củ cỏ gấu, vỏ quýt khô, củ nghệ đen, chỉ xác, bán hạ chế, uất kim mỗi thứ 6g, sắc lấy nước uống trong một tháng.
  • Trị đau bụng kinh: Dùng cây đan sâm, chủ đương quy, địa hoàng mỗi loại 10g, thêm 5g bạch thược, 5g xuyên khung, 6g củ gấu, sắc lấy nước uống hằng ngày trong vòng một tháng. Hoặc cũng có thể phối đan sâm với ích mẫu thảo, đào nhân, hồng hoa để thay cho các vị thuốc trên.
Cây đan sâm
Đan sâm là vị thuốc cực kì tốt cho phụ nữ, kể cả phụ nữ có thai.

2. Điều trị các bệnh về tim mạch

  • Trị suy tim: Phối cây đan sâm với ngưu tất, xuyên khung, bạch tả, bo bo, mộc thông, bạch truật, xa tiền mỗi loại 16g, cùng với đẳng sâm 20g. Có thể dùng mã đề, ý dĩ để thay cho bo bo trong bài thuốc trên. Sắc lấy thuốc uống trong vòng một tháng.
  • Chữa đau tức ngực, đau nhói ngực: Trầm hương, xuyên khung, uất kim mỗi thứ 20g, đan sâm 32g, phối với hẹ, xích thược, hương phụ phế, qua lâu, mỗi thứ 12g, cùng với 10g đương quy vĩ. Sắc lấy nước uống một tháng.

3. Điều trị các bệnh về xương khớp

  • Chữa viêm khớp đi kèm với tổn thương tim: 16g kê huyết đằng, 16g bạch truật, 12g đan sâm, 20g đằng sâm, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, ý dĩ mỗi loại. Sắc nước uống hằng ngày trong một tháng.
  • Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt: 4g cam thảo, 8g bạch chỉ nam, kê huyết đằng, cốt toái bổ, rau má, độc hoạt, thổ phục linh, hy thiêm, đan sâm, địa hoàng, thạch cao, khương hoạt, uy linh tiên, thiên hoa phấn mỗi thứ 12g. Đem sắc nước uống mỗi ngày trong một tháng.
  • Chữa thấp khớp thể hàn: 8g quế nhục, 16g hoài sơn, 20g đẳng sâm, 12g đan sâm, 10g ngưu tất, cùng với thục địa, thổ phục linh, u chạc chìu, độc hoạt, kê huyết đằng, xích thược, tang ký sinh, thiên niên kiện, đỗ trọng, khương hoạt mỗi thứ 12g. Đem sắc nước uống mỗi ngày.

4. Dùng cây đan sâm để chữa bệnh về gan

  • Trị đau gan, viêm gan mãn tính, sưng gan: Phối nọc sởi với đan sâm theo tỷ lệ 1:1, rồi sắc lấy nước uống thay nước uống hằng ngày, mỗi ngày dùng khoảng 20g mỗi thứ.
  • Trị xơ gan giai đoạn đầu: Phối 16g đan sâm, 16g ý dĩ, 12g bạch truật, 20g nhân trần, với gừng, táo khô, đại phúc bì (Mỗi thứ 6g), bạch thược, hoàng kỳ, bạch linh, sài hồ (Mỗi thứ 10g), ngũ gia bì và chi tử mỗi thứ 8g, đem sắc thuốc uống trong 1 tháng.

5. Dùng cây đan sâm để chữa một số bệnh khác

  • Trị sốt xuất huyết: 12g đan sâm, sài đất 40g, bồ công anh 100g, tạo giác thích 8g, mộc thông, huyền sâm, thông thảo, xa tiền (Mỗi thứ 16g). Sắc lấy nước uống.
  • Chữa u xơ tuyến vú: Xích thược, hồng hoa, toàn quy, lá quất, huyền hồ, đào nhân, sài hồ, xuyên luyện tử mỗi thứ 12g phối với 16g đan sâm sắc lấy nước để uống.
  • Chữa đinh râu: đan sâm, sinh địa 12g, huyền sâm 20g, tạo giác thích 16g, kim ngân, bồ công anh, thạch cao mỗi thứ 40g, sắc lấy nước uống.
Cây đan sâm
Cây đan sâm là vị thuốc quý có mặt trong nhiều bài thuốc trị nhiều bệnh khác nhau.

Địa chỉ mua đan sâm chất lượng cao

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn độc giả đã biết được những thông tin cơ bản về cây đan sâm cũng như công dụng tuyệt vời của nó. Cây đan sâm hiện nay được bán ở nhiều nhà thuốc, cửa hàng bán nông dược phẩm, thậm chí trên các ứng dụng mua sắm,…

Tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn lợi dụng lòng tin của khách hàng để bán đan sâm chất lượng kém, hàng giả, hàng trộn đan sâm với rễ cây khác,… Nếu bạn đang lo lắng mua phải đan sâm không đạt chất lượng mà giá lại đắt hơn nhiều lần so với giá thị trường, đừng lo, hãy đến ngay với cửa hàng thuốc gần nhất thuộc chuỗi nhà thuốc Apharma.

Apharma – Nhà thuốc phi lợi nhuận với uy tín, chất lượng thuộc top đầu trong nước chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline hoặc website chính thức của công ty để được tư vấn và hướng dẫn tận tình nhất. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *