Ba chạc là một loại thảo dược lâu đời và được rất nhiều người sử dụng để chữa bệnh. Vậy nhưng, các câu hỏi về cách dùng, nhận biết giống cây này lại chưa được nhiều người nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến câu trả lời cho toàn bộ mọi thắc mắc trên.
Tên gọi của cây thảo dược
Với tùy từng địa phương khác nhau mà sẽ có các cách gọi khác nhau dành cho loại cây này. Có thể liệt kê ra như:
- Tên thường gọi: Ba chạc, chè đắng, chè cỏ, chằng ba, tam xoa khổ, tam nha khổ, …
- Tên khoa học ( Tên tiếng anh): Euodia lepta (Spreng) Merr
Mô tả cây ba chạc
Đặc điểm hình dáng cây ba chạc
Ba chạc sở hữu trong mình rất nhiều những đặc điểm khác biệt so với các loại cây khác mà bạn đọc có thể phân biệt được bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu không hiểu hết về những điểm khác biệt đó thì sẽ rất dễ có sự nhầm lẫn
- Kích thước: Cây có kích thước trung bình, thường được nhìn thấy với chiều dài là 4 – 5 mét. Khi trưởng thành hết có thể đạt tới con số là 8 mét.
- Lá cây: Một cuốn lá bao gồm ba lá chét. Mỗi lá có màu xanh lá cây, hình trái xoan. Đặc biệt, trên mặt lá non phủ một lớp lông mỏng và mịn. Ngoài ra, các nhánh cây khi phát triển sẽ có màu đỏ tro rất đặc trưng.
- Hoa của cây: Hoa mọc theo rất nhiều các cụm khác nhau ở vị trí nách lá cây, có màu trắng và chiều dài ngắn hơn so với lá cây. Mùa phát triển rơi vào tháng 4 – 5 hằng năm.
- Quả của cây: Quả mọc thành chùm thưa. Từng quả có hình trái xoan, chứa từ 1 – 4 hạch nhẵn. Về màu sắc sẽ là xanh lá cây khi còn non và đỏ mọng khi đã chín.
- Hạt: Hình cầu, nhẵn, kích thước là 4mm và có màu đen lam.
Khu vực phân bố của cây
Hiện nay, với những đặc điểm thích nghi rất dễ dàng cây ba chạc có thể được tìm thấy ở rất nhiều tỉnh miền núi nước ta như Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lâm Đồng, Điện Biên, … Ngoài ra, ở các nước láng giềng với khí hậu nhiệt đới tương đồng cũng có thể là nơi thích hợp cho sự sinh trưởng của cây như Lào, Campuchia, Trung Quốc, …
Bộ phận nào dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?
Cây ba chạc là một loại cây có tính ứng dụng rất cao trong lĩnh vực y tế. Những bộ phận bao gồm thân, cành, lá, rễ đều có thể được thu hoạch và phục vụ con người. Đặc biệt, rễ và lá được thu hoạch nhiều hơn cả vì chứa cực nhiều thành phần dược liệu tốt.
Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ cây
Người nông dân có thể thu hái cây quanh năm. Khi thu lượm cần đảm bảo các thành phần cây ở trạng thái tốt nhất.
Sau đó, các bộ phận khi mang về sẽ được rửa sạch. Lá và cành có thể được sử dụng tươi, còn nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng thì cần phải sấy hoặc phơi khô. Nếu sơ chế tốt, thời hạn sử dụng có thể đếm bằng thời gian là tháng hoặc năm.
Sau khi sơ chế xong, thành phẩm cần được cho vào trong các bình có nắp, đặt ở nơi thoáng mát và khô ráo nhằm đảm bảo được thời gian sử dụng là lâu nhất.
Thành phần dược liệu có trong cây ba chạc
Với mỗi một bộ phận trên cây ba chạc, chúng ta lại có thể thu về được các thành phần hóa học khác nhau. Hai trong số đó rất có lợi cho sức khỏe con người như rễ cây chứa alcaloid, lá cây chứa tinh dầu có mùi thơm nhẹ.
Phương pháp bào chế và sử dụng ba chạc
Sau khi đã trải qua những bước sơ chế, cây ba chạc hoàn toàn có thể được sử dụng chữa trị cho người bệnh. Trong đó, phương pháp chế biến thông dụng nhất là nấu với nước. Tùy theo bài thuốc mà có thể dùng ngoài da hoặc uống trực tiếp vào cơ thể để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.
Ngoài nấu với nước ra, trong một số bài thuốc chúng ta còn có thể dùng lá tươi giã nát, trộn với nhọ nồi và sau đó đắp lên vùng da cần chữa trị.
Vị thuốc của cây ba chạc
Tính chất – mùi vị:
Về cơ bản, cây có tính hàn, vị đắng, sở hữu một mùi thơm nhẹ
Tác dụng dược lý của cây ba chạc:
Theo y học cổ truyền, cây có tác dụng trị ngứa, giải độc, giải nhiệt, giảm đau, trừ thấp. Ngoài ra, theo nền y học hiện đại cũng đã chứng minh cây thuốc này giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, ổn định huyết áp rất tốt và thậm chí là ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
Liều lượng sử dụng:
Người dùng nên hạn chế liều lượng trong khoảng là 4 – 12g thân, 9 – 30g rễ, 10 – 15g lá mỗi ngày.
Độc tính khi dùng quá liều
Hiện nay vẫn chưa có những ghi chép về các tác dụng phụ khi sử dụng quá liều lượng. Tuy thế, người dùng vẫn nên tuân theo các quy tắc về liều lượng, thời gian sử dụng mà bác sĩ đưa ra.
Công dụng lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược ba chạc
Là một thảo dược rất hữu ích với con người, mọi bộ phận của cây đều có công dụng khác nhau. Có thể kể đến như là:
- Lá: Dùng để rửa vết thương, vết loét. Điều trị bệnh ghẻ, chốc đầu và phong thấp, đau nhức xương khớp
- Thân và rễ: Kích thích tiêu hóa, chấm dứt tình trạng chán ăn. Chữa bệnh về xương khớp. Với chị em phụ nữ còn có thể điều hòa được chu kỳ kinh nguyệt.
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hiệu quả
Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng, người dùng nên thăm khám và tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. Khi đã có được chỉ dẫn thì nên thực hiện theo đúng, thường xuyên. Ngoài ra, cũng nên lưu ý những loại thuốc đang sử dụng để có được sự kết hợp tốt nhất.
Về khoản kiêng kỵ, người dùng nên dựa theo những lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn. Thực hiện đúng chế độ kiêng cữ của từng loại bệnh. Chỉ khi đó, tác dụng của cây ba chạc mới hiệu quả nhất.
Những bài thuốc dân gian quý từ cây thảo dược ba chạc
Chữa bệnh chốc đầu, ghẻ
Nấu nước với một nắm lá (tươi hoặc khô) để tắm
Điều trị bệnh xương khớp
- Đun một lít nước với 15g rễ hoặc vỏ cây. Lấy nước đó để uống nhiều lần trong ngày. Khoảng thời gian dùng là 30 ngày liên tiếp.
- Sử dụng lá ba chạc tươi và lá tầm gửi hái từ cây sau sau ngâm trong nước muối 20 phút. Giã nát và đắp lên nơi đau nhức. Ngày 1 lần trong thời hạn dao động từ 7 – 10 ngày
Giải độc gan, ngộ độc lá ngón
Dùng khoảng 20g lá, thân, rễ để sắc thuốc uống
Kích thích tiêu hóa, bồi bổ cơ thể
Lấy 10 – 15g rễ hay vỏ đun với 1 lít nước nóng theo. Lấy nước đó uống theo ngày
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Đem 12g rễ cây ba chạc đun với 400 ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện từ trước chu kỳ 15 ngày
Chữa viêm họng, sốt
Dùng 20 – 40g lá để sắc thuốc, thời hạn sử dụng đến khi khỏi bệnh
Cầm máu vết thương, kích thích lên da non
Dùng lá ba chạc tươi kết hợp với cỏ nhọ nồi đem đi giã nát rồi đắp lên vết thương
Khi nào nên sử dụng thảo dược cây ba chạc và sử dụng bao lâu?
Người dùng kể cả khỏe mạnh hay bệnh tật cũng đều có thể sử dụng sản phẩm từ cây ba chạc. Không nhất thiết chỉ khi bị bệnh mới được dùng. Tuy nhiên, khi dùng cũng nên hạn chế liều lượng, tránh sử dụng trong thời gian thường xuyên và quá dài.
Ngoài ra, cũng nên nắm rõ những loại tân dược có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc và từ đó có kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng loại cây này.
Hiện nay, nếu các bạn quan tâm đến việc mua sản phẩm từ cây ba chạc có thể ghé thăm công ty CP dược phẩm Apharma với địa chỉ trang web là Apharma.vn. Với danh tiếng và uy tín của mình, công ty đảm bảo quý khách hàng khi mua sản phẩm sẽ luôn luôn được hưởng mức giá ưu đãi và chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, công ty còn đang kinh doanh rất nhiều những sản phẩm thảo dược nổi tiếng khác mà người mua có thể tham khảo qua.
Trên đây là toàn bộ thông tin khách hàng cần biết về cây ba chạc. Đây là loại thảo dược tốt cho sức khỏe và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị các bệnh về da và xương khớp.