Atorlip 10Mg – Thuốc điều trị tăng cholesterol Việt Nam

Atorlip 10Mg

Atorlip 10Mg là thuốc điều trị bệnh lý gì, công dụng và tác dụng phụ ra sao? Hãy đọc kỹ các thông tin sau về thuốc nhé?

Giới thiệu về Atorlip 10Mg

Atorlip 10Mg được biết đến là một loại thuốc hạ lipid máu tổng hợp có hiệu quả. Được cấu thành từ hoạt chất atorvastatin calcium, thuốc đem đến tác dụng ức chế và cạnh tranh men khử HMG-CoA, ngăn chặn quá trình chuyển hóa HMG-CoA thành tiền đề của cholesterol là mevanlonat.

Hoạt chất có trong Atorlip 10Mg còn gây ức chế quy trình tổng hợp cholesterol ở gan, tăng nhanh những thụ thể LDL có trên bề mặt gan, giúp giảm lipoprotein và lượng lớn cholesterol huyết tương.

Nếu so sánh với bất cứ loại thuốc nào dùng độc lập để điều trị giảm cholesterol thì Atorvastatin có hiệu quả mạnh nhất từ 25- 61%. Atorvastatin cũng góp phần làm tụt đi lượng riglycerid huyết tươn với tỉ lệ từ 10% đến 30%.

Qua các nghiên cứu lâm sàng đã diễn ra, các báo cáo chỉ ra rằng, thuốc điều trị tăng cholesterol máu Atorlip 10Mg làm hạn chế một cách đáng kể các biến cố mạch vành, tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong của người trên mỗi loại bệnh này.

Atorlip 10Mg
Atorlip 10Mg được biết đến là một loại thuốc hạ lipid máu tổng hợp

Atorlip 10Mg giúp điều trị tăng cholesterol, điều trị tim mạch

Thuốc Atorlip 10Mg được sử dụng để điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Điều trị tăng lượng cholesterol toàn phần, triglycerid hoặc tăng LDL-cholesterol trong cơ thể.
  • Hỗ trợ làm cản trở, gây chậm tiến trình phát triển của bệnh xơ vữa mạch vành.
  • Về lâu dài, Atorlip 10Mg còn đóng vai trò dự phòng tiên phát cho bệnh nhân khỏi những biến cố mạch vành do tăng cholesterol máu: điều trị làm hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim, hạn chế rủi ro do phải làm các thủ thuật tái tạo mạch vành và làm hạn chế nguy cơ tử vong do chứng bệnh tim mạch cho người dùng.
Atorlip 10Mg
Cholesterol tăng cao hoặc dư thừa sẽ tích tụ tại các thành mạch máu, gây ra bệnh tim mạch

Quy cách sản phẩm Atorlip 10Mg

Hộp có chứa 3 vỉ x 10 viên nén 10mg/ viên

Liều dùng và cách dùng Atorlip 10Mg

Cách dùng

Dùng thuốc Atorlip 10Mg bằng cách uống với nước. Có thể sử dụng thuốc để uống vào mọi thời điểm trong ngày mà không phải phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng

Liều đầu tiên: Sử dụng với liều từ 10 đến 20mg/ lần/ ngày.

Đối với người bệnh đang cần làm giảm LDL- cholesterol với mức độ nhiều từ 45% trở lên có thể bắt đầu sử dụng liều thuốc với 40mg/ lần/ ngày.

Liều dùng trong quá trình điều trị tùy thuộc vào kết quả mỗi lần xét nghiệm của các chỉ số lipid máu mà uống liều dao động từ 10 đến 80mg/ lần/ ngày theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Ngoài việc uống thuốc Atorlip 10Mg đúng cách và đủ liều, người bệnh cần có thời khóa biểu ăn kiêng khoa học trước khi dùng thuốc và duy trì cả trong quá trình đang điều trị.

Làm gì khi dùng quá liều?

Khi bệnh nhân dùng quá liều Atorlip 10Mg và rơi vào tình trạng hôn mê, ngừng thở tạm thời hãy liên hệ ngay với đường dây nóng để gọi cấp cứu đồng thời liên hệ với các bác sĩ, tiệm thuốc gần đây nhất để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc đã dùng.

Làm gì khi quên 1 liều?

  • Khi nhớ ra đã quên liều, ngay lập tức uống bù đắp 1 liều đã quên trong thời hạn sớm nhất.
  • Nếu liều uống bù có thời gian nhỏ hơn 12 tiếng giãn cách so với liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và tiếp tục dùng thuốc theo lịch trình đã kê.
  • Không được uống gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã bỏ qua.

Chống chỉ định

Thuốc Atorlip 10Mg chống chỉ định với những người bệnh mẫn cảm với thuốc hoặc thành phần nào có trong thuốc.

Người bệnh gan ở tình trạng nặng và transaminase huyết thanh dai dẳng tăng với tần xuất hơn 3 lần giới hạn so với mức độ trung bình.

Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú sữa.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Atorlip 10Mg

Khi bắt đầu điều trị bệnh với starin, người bệnh phải xác định được rõ ràng lý do gây bệnh tăng cholesterol máu đồng thời có kết quả rõ ràng về lượng chỉ số lipid.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị tăng cholesterol máu, cần thường xuyên thă khám để xác định lượng lipid theo lịch trình mỗi lần không quá 4 tuần và điều chỉnh lượng thuốc cần dùng theo kết quả tương ứng. tùy vào đáp ứng của người bệnh đối với thuốc Atorlip 10Mg.

Người sử dụng các chất kích thích, uống nhiều bia rượu và có tiền sử mắc bệnh lý về gan cần phải tiến hành thí nghiệm các chức năng gan rồi mới được sử dụng thuốc điều trị. Trong suốt quá trình điều trị, người mắc bệnh lý về gan cũng phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để đảm bảo quá trình đáp ứng thuốc Atorlip 10Mg tương ứng.

Khi xuất hiện các triệu chứng của tình trang viêm cơ, tiêu cơ vân, đau nhức, yếu cơ hoặc các dấu hiệu dẫn đến hình thành bệnh lý suy thận sau khi dùng thuốc thì nên giảm liều hoặc chấm dứt sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Thuốc có hiệu quả nhanh nhất và đạt nồng độ tối đa trong vòng từ 1 đến 2 tiếng?

Thuốc có hiệu quả nhanh nhất và đạt nồng độ tối đa trong vòng từ 1 đến 2 tiếng sau khi dùng thuốc bởi Atorvastatin được hấp thụ nhanh ngay sau khi uống. Tỉ lệ uống Atorlip 10Mg với liều lượng tăng kéo theo tỉ lệ hấp thụ Atorvastatin sẽ ngày càng tăng.

Ăn uống sẽ làm giảm tỉ lệ hấp thụ cũng như tốc độ hấp thụ của thuốc điều trị tim mạch này nhưng hiệu quả điều trị của chúng thì không thay đổi. 

Một điểm lưu ý thêm đó là nồng độ Atorvastatin có trong huyết tương người bệnh khi dùng thuốc buổi sáng sẽ cao hơn dùng thuốc buổi chiều nhưng công hiệu dùng thuốc vào bất kỳ thời điểm nào cũng như nhau.

Tương tác thuốc Atorlip 10Mg

Thuốc Atorlip 10Mg sẽ xảy ra các tương tác nhất định khi được sử dụng chung với các loại thuốc sau:

Dùng chung thuốc điều trị tăng cholesterol máu có chứa Atorvastatin với các thuốc chứa gemfibrozil, cyclosporin, ketoconazol, erythromycin, niacin và itraconazol sẽ làm gia tăng khả năng bị tiêu cơ vân và viêm cơ cho người bệnh.

Atorvastatin được nghiên cứu rằng sẽ làm tăng hơn tác dụng của thuốc chứa warfarin.

Nồng độ Atorvastatin của Atorlip 10Mg sẽ bị sụt giảm khi dùng chung với các loại thuốc kháng cholestyramin hay acid.

Tác dụng phụ của Atorlip 10Mg

Người dùng thuốc Atorlip 10Mg sẽ xảy ra một số tác dụng phụ có liên quan đến tiêu hóa và cơ bắp như: 

  • Xuất hiện tình trạng táo bón, tiêu chảy, buồn nôn hoặc đầy hơi trong quá trình tiêu hóa.
  • Mắc các triệu chứng đau nhức, yếu cơ, khó thở, khàn tiến, sưng phù ở mặt, mắt, lưỡi, cổ họng, môi, tay chân, mắt cá chân hoặc chảy máu, bầm tím bất thường.
  • Xuất hiện triệu chứng cảm sốt, tức ngực, mệt mỏi quá độ, ăn không ngon và bị đau ở phía bên phải của dạ dày.
  • Một số người còn xảy ra tình trạng nổi mề đay, phát ban và ngứa ngáy khó chịu sau khi dùng thuốc.

Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác lạ nào sau khi điều trị bằng thuốc Atorlip 10Mg hãy liên hệ với các chuyên gia y tế để được tư vấn chuyên sâu.

Atorlip 10Mg
Để ý và tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về Atorlip 10Mg để tránh tác không mong muốn

Thành phần của Atorlip 10Mg

Dược chất chính cấu thành nên Atorlip 10Mg là Atorvastatin

Xuất xứ Atorlip 10Mg

  • Nhà sản xuất: Được sản xuất bởi hãng DHG
  • Nước sản xuất: Việt Nam

Atorlip 10Mg là thuốc tim mạch, thuốc điều trị tăng cholesterol chỉ được dùng theo kê đơn của bác sĩ.

Hạn sử dụng thuốc: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo với nhiệt độ không vượt quá 30 độ C.

Thông tin tham khảo về bệnh cholesterol máu cao 

Thế nào là người có cholesterol máu cao?

Cholesterol là một chất béo được phát hiện trong các tế bào và máu của cơ thể. Phần lớn lượng cholesterol sẽ được sản sinh bởi gan và phần còn lại xuất hiện từ việc nạp vào cơ thể những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như lòng đỏ trứng, sữa nguyên chất hoặc thịt.

Lượng cholesterol vừa đủ giúp ích cho sự hình thành các tế bào, hormone, mô, axit mật, tổng hợp vitamin D và tương hỗ cho quá trình tiêu hóa.

Tuy vậy, lượng  cholesterol tăng cao hoặc dư thừa sẽ tích tụ tại các thành mạch máu, không cho máu lưu thông tới các cơ quan, tăng nguy cơ đột quỵ và phát triển bệnh lý tim mạch.

Tỉ lệ cholesterol lý tưởng của con người

Lượng cholesterol toàn phần đạt nhỏ hơn 200 mg / dL

LDL cholesteol hay còn gọi là Cholesterol lipoprotein mật độ thấp đạt mức nhỏ hơn 100 mg / dL.

HDL cholesterol hay còn gọi là cholesterol Lipoprotein mật độ cao đạt ngưỡng 40 mg / dL hoặc cao hơn.

Nên ăn gì để tránh tăng cholesterol máu

Đậu nành

Sử dụng chế độ ăn uống có lượng protein cao hơn là liều thuốc điều trị cao huyết áp tự nhiên và giảm cholesterol hơn so với ăn nhiều arbohydrate. Qua các báo cáo thực tế, ta thấy rằng protein trong đậu nành sẽ làm giảm LDL cholesterol nhiều hơn so với sữa.

Cơ chế điều chỉnh giảm lượng cholesterol của đậu nành nằm ở quá trình cản trở sự hấp thụ. Hãy uống từ 1 đến 2 cốc sữa đậu nành hoặc 120 gram đậu phụ để thu về 10 gram protein đậu nành. 

Các chuyên gia khuyên rằng, sử dụng đậu nành để ăn trực tiếp vẫn hiệu quả hơn hơn là bổ sung bằng các thực phẩm chức năng chứa protein đậu nành vì nó còn cung cấp thêm chất xơ và sterol thực vật cho cơ thể người bệnh.

Protein trong đậu nành sẽ làm giảm LDL cholesterol

Tỏi

Tỏi có tác dụng để giảm chất béo trong máu. Cơ chế hoạt động của chúng là làm giảm tổng lượng cholesterol mà không ảnh hưởng đến HDL cholesterol hoặc LDL cholesterol.

Bột dầu tỏi và các sản phẩm chiết từ tỏi để lâu năm càng có công dụng cao trong điều trị giảm cholesterol toàn phần.

Atorlip 10Mg
Bột tỏi và các sản phẩm chiết ra từ tỏi càng lâu năm càng có hiệu quả tốt

Trà xanh và trà đen

Chất theaflavin trong lá trà làm giảm LDL cholesterol rất tốt cho cơ thể người bệnh. Thêm vào đó, chiết xuất của cả trà xanh lẫn trà đen đều giúp ích đối với các thay đổi hóa học dính líu đến cholesterol, tăng khả năng chống chịu với bệnh cao huyết áp, hạn chế gia tăng cholesterol trong máu.

Atorlip 10Mg
Dưỡng chất trong trà làm thay đổi phản ứng hóa học cholesterol theo hướng có lợi

Atisô

Atisô có thành phần tương tự như một loại thuốc tim mạch– statin làm giảm cholesterol. Hãy bổ sung ngay vào chễ độ ăn mỗi ngày từ thức ăn hoặc uống dạng chiết xuất của Atisô với liều lượng 1800 mg/ 2 lần/ ngày.

Atisô dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến giúp tạo ra statin tốt cho lưu thông máu

Không nên ăn gì?

Nội tạng động vật

Người nhiễm bệnh mỡ máu hoặc men gan cao tuyệt đối tránh các thực phẩm có nguồn gốc động vật và đặc biệt là những bộ phận có chứa nhiều cholesterol trên cơ thể động vật như: óc, thận, gan, lá lách,…

Chất béo chuyển hóa

Trans- hay còn gọi là chất béo chuyển hóa được hình thành bằng cách thức hydro hóa dầu ăn của các món chiên, xào, rán,….

Những thức ăn chế biến bằng cách thức này sẽ giữa được lâu hơn, đồ ăn bắt mắt hơn nhưng lại gây hại đối với người đang thừa cholesterol.

Bên cạnh đó, đồ ăn liền như mì tôm, bánh cookies hay đồ ăn đóng sẵn cũng chứa lượng axit béo trans tương đối nhiều và cần hạn chế ăn.

Chất béo bão hòa

Được biết đến là một nhóm chất béo xấu, chất béo bão hòa với nguồn gốc từ mỡ động vật hoặc các loại kem, sữa, bơ, pho mát làm từ sữa nguyên béo. Nhóm chất béo này sẽ làm gia tăng cholesterol xấu trong máu (lượng lipoprotein tỷ trọng thấp LDL), ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Nội tạng động vật, chất béo chuyển hóa và bão hòa đều làm tăng lượng cholesterol máu

Chế độ vận động và những điều nên làm

Chế độ vận động

Quan điểm vận động với cường độ càng cao, càng mệt và ra mồ hôi nhiều thì sẽ giảm béo, giảm mỡ máu và cholesterol máu càng nhiều là một quan điểm sai lầm. Nếu muốn giảm lượng cholesteol đáng kể trong máu bạn phải thực hiện các vận động có oxy như đi bộ, bơi, đạp xe và tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.

Những điều nên làm

Có chế độ ăn uống ít béo, nhiều chất xơ kết hợp với các bài tập thể dục nhịp nhàng là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa tăng cholesterol trong máu. Việc vận động đều đặn trong thời gian dài sẽ giúp tiêu hao mỡ hiệu quả hơn vận động cục bộ. Thêm vào đó, trong quá trình vận động, hãy cố gắng hít thở đều và sâu để cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

Atorlip 10Mg
Tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp với thở sâu giúp tiêu hao mỡ hiệu quả

Kết luận

Nếu phát hiện mình có các dấu hiệu của bệnh lý cholesterol máu cao, tim mạch hoặc huyết áp, hãy đến ngay các cơ sở điều trị để được bác sĩ tư vấn chỉ dẫn tận tình.

Bên cạnh đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở uy tín để tìm mua  Atorlip 10Mg hoặc đặt hàng trực tiếp trên các nhà thuốc trực tuyến nhé. Với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường, công ty cổ phần dược phẩm Apharma được biết đến là một trong số những địa chỉ cung cấp thuốc được tin dùng. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn nhé!

4/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *