Vidipha là gì? Công dụng của thuốc ra sao? Cách dùng như thế nào? Người bệnh có thể mua thuốc ở đâu?
Được biết đến là đất nước có khí hậu nóng ẩm quanh năm, chính vì vậy mà nhiều người dân nước ta thường mắc các bệnh liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn. Nhằm giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh liên quan đến vi khuẩn, nhiễm khuẩn mà nhiều loại thuốc đã được sản xuất. Trong đó phải kể đến thuốc điều trị nhiễm khuẩn Vidipha đang được bán tại nhà thuốc trực tuyến Apharma.
Giới thiệu về thuốc Vidipha
Đây là loại thuốc được nhiều bác sĩ chuyên dùng cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, hô hấp, sinh dục, sản khoa, niệu, dạ dày và ruột. Thuốc có chứa kháng sinh Ampicillin, hiệu quả trong việc tiêu diệt và loại trừ các loại vi khuẩn ra khỏi cơ thể người.
Để sử dụng thuốc đúng mục đích, người dùng nên đọc kỹ thành phần, công dụng và lắng nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ kê đơn. Nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Quy cách
Hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên
Tác dụng của thuốc
Thuốc Vidipha được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Có thể kể đến như:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp, mãn tính và giãn phế quản nhiễm khuẩn
- Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc và viêm học
- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa
Liều lượng sử dụng thuốc
- Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Uống 500mg cách 6 giờ.
- Đối với trẻ em trên 10 tuổi: Liều lượng được tính dựa trên thể trọng của bé (50 – 100mg/kg/ngày) chia ra làm nhiều lần.
Khi dùng thuốc, nên nhớ uống đúng số liều, số lần và cách nhau đủ thời gian đúng như bác sĩ kê đơn. Thuốc Vidipha có tác dụng trong thời gian ngắn, do đó cần sử dụng nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc có thể chữa trị dứt bệnh.
Cách sử dụng Vidipha
Nên uống Vidipha vào trước bữa ăn 30 – 60 phút, đây là lúc dạ dày rỗng và thuốc sẽ dễ dàng hấp thụ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống cách khoảng 2 tiếng sau bữa ăn. Nếu uống ngay sau khi vừa ăn xong, thức ăn sẽ khiến Vidipha khó hấp thụ vào cơ thể hơn. Từ đó tác dụng của thuốc kháng sinh này cũng sẽ kém hơn.
Sau khi dùng thuốc 1 thời gian, nếu bạn cảm thấy cơ thể khá hơn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên tiếp tục sử dụng thuốc hay ngưng. Không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý, vì sẽ rất dễ gây ra tình trạng tái phát bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc Vidipha
Việc dùng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm nấm Candida
- Nổi mề đay
- Tăng bạch cầu
- Khó thở
- Sốc phản vệ
Thuốc có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa
Thuốc Vidipha chống chỉ định với những đối tượng nào?
- Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với kháng sinh
- Không dùng cho các bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ do Penicillin
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Người đang mắc hoặc có tiền sử với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
Cần xử lý thế nào khi uống thuốc quá liều?
Trong những trường hợp sử dụng thuốc quá với liều lượng cho phép của bác sĩ. Người bệnh cần liên lạc gấp với đơn vị y tế để cấp cứu hoặc liên lạc với bác sĩ để nhận sự giúp đỡ.
Đặc biệt, đây là loại thuốc kê đơn, do đó việc sử dụng thuốc phải được thông qua sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ chuyên ngành. Và người dùng cần đảm bảo uống đủ liều lượng để tránh gặp phải những nguy hiểm không đáng có đe dọa tính mạng
Các loại thảo mộc có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại cho cơ thể
Từ xưa đến nay, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người. Để phòng ngừa nguy cơ có thể mắc phải các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm trùng chúng ta có thể sử dụng một số loại thảo mộc có lợi trong tự nhiên. Việc sử dụng các loại thảo dược này sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Gừng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gừng là loại thảo mộc có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Sử dụng gừng để nêm vào các món ăn hoặc pha nước ấm để uống cũng là cách giúp phòng ngừa các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta một cách hiệu quả nhất.
Giấm táo
Trong giấm táo của chứa 1 chất gọi là acid malic, đây là chất kháng khuẩn, chống nấm và chống lại các vi sinh vật cực mạnh. Những người bị nhiễm khuẩn nhẹ thường dùng giấm táo cho quá trình điều trị của mình.
Nghệ
Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm vô cùng hiệu quả. Hoạt chất Curcumin có trong nghệ sẽ hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào trong thời gian nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, dầu nghệ là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng trong vòng 7 ngày.
Trà xanh
Không chỉ chứa chất chống oxy hóa, trà xanh còn hỗ trợ phòng ngừa chống ung thư, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u trong cơ thể, cải thiện tối đa hoạt động của não bộ. Hoạt chất nổi tiếng được phát hiện trong trà xanh là EGCG có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm tình trạng hôi và nhiệt miệng.
Mật ong
Được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên có từ lâu đời với tác dụng sát khuẩn và kháng khuẩn cao. Trong mật ong có chứa enzyme chống nhiễm trùng. Đồng thời nhờ một số các hoạt chất có lợi khác, mật ong còn giúp ngăn chặn sự hình thành và xâm nhập của các loại vi khuẩn.
Đinh hương
Bất kể các chế phẩm nào của đinh hương như nước, cồn hoặc tinh dầu đều có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh với các loại nấm gây bệnh. Đinh hương làm ức chế với mức độ khác nhau của một số loại vi khuẩn trong tự nhiên, cụ thể là vi khuẩn gây viêm phổi và virus cúm. Ngoài ra, với những người bị đau răng có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để làm giảm đau và khử khuẩn một cách tuyệt đối.
Tỏi
Có thể nói, tỏi là gia vị vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam và hầu như ai cũng biết loại gia vị này có thể chống lại các bệnh cúm rất tốt. Bên trong tỏi có chứa chất Allicin, Glycogen và Aliien. Từ đó, loại gia vị này giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm cảm cúm, kháng lại các vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt hơn, tỏi còn có tác dụng trong việc chống lại một số vi khuẩn nguy hiểm gây nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.
Sả
Loại gia vị này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và các kháng các loại virus cao. Các hợp chất như Alpha Citral và Beta Citral có trong sả giúp ngăn chặn hiệu quả nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Đồng thời, tinh dầu sả cũng được sử dụng nhiều để tiêu diệt các vi khuẩn như salmonella và ecoli mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Kết luận
Và đó là những thông tin liên quan đến thuốc Vidipha mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Tất cả những nội dung trên đều chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị được dùng để chữa bệnh.
Do đó, nếu đang gặp các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dạ dày, niệu…Hãy đến với các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, các bạn có thể đến với công ty cổ phần dược phẩm Apharma để được nghe tư vấn từ các bác sĩ và tìm mua loại thuốc chữa trị dứt điểm chứng bệnh mà mình đang gặp phải. Xin cảm ơn!