Tyrosur – Thuốc sát khuẩn xuất xứ từ Đức

Tyrosur

Là loại thuốc sát khuẩn tại chỗ chất lượng tốt và được dùng phổ biến, thuốc sát khuẩn Tyrosur luôn được tìm mua nhiều tại các nhà thuốc. Vậy sản phẩm này có tác dụng sát khuẩn như thế nào? Liều dùng ra sao? Cần chú ý gì khi sử dụng? Hãy cùng GenMec tìm hiểu nhé!

Thuốc Tyrosur là thuốc gì?

Tyrosur được biết đến là một loại thuốc sát khuẩn dùng tại chỗ. Thuốc có xuất xứ từ Đức và có tác dụng phòng ngừa cũng như điều trị nhiễm khuẩn với các vết thương trên da rất tốt.

Một vài thông tin chi tiết của thuốc Tyrosur như sau:

  • Tên sản phẩm: Thuốc sát khuẩn tại chỗ Tyrosur
  • Thuộc phân nhóm thuốc sát khuẩn
  • Dạng bào chế của thuốc: Dạng tuýp gel bôi ngoài da
  • Mỗi tuýp thuốc Tyrosur có trọng lượng 5g với mức giá bán lẻ dao động từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng.

Thành phần của thuốc Tyrosur

Thuốc sát khuẩn Tyrosur có thành phần chính là Tyrothricin –  một chất kháng sinh nằm trong nhóm polypeptide – có khả năng kháng khuẩn tại chỗ hiệu quả.

Theo đó, chất kháng sinh Tyrothricin nhạy cảm với các loại trực khuẩn Gram dương, cầu khuẩn và một số loại cầu khuẩn Gram âm.

Công dụng của thuốc Tyrosur

Gel sát khuẩn Tyrosur có công dụng chính là phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn đối với các loại vết thương ngoài da có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn hoặc đang bội nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với tyrothricin. Các loại vết thương ngoài da thường được dùng thuốc Tyrosur bao gồm:

  • Vết bỏng vừa và nhẹ
  • Các loại vết cắt, vết rách nhỏ trên da, chảy máu ít
  • Vết trầy xước da
  • Vết phồng
  • Vết phát ban trên da bị bội nhiễm
  • Vết viêm da, viêm lỗ chân lông và có mủ
  • Các vết xăm thẩm mỹ hay vết chỉ khâu
Tyrosur
Tyrosur có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn da hiệu quả

Bên cạnh đó thuốc sát khuẩn Tyrosur còn có một số tác dụng khác mà không được liệt kê bên trên hay trên nhãn thuốc. Bạn có thể sử dụng thuốc Tyrosur nếu được bác sĩ chỉ định và chỉ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Cách dùng và liều dùng thuốc sát khuẩn Tyrosur

Thuốc sát khuẩn Tyrosur chỉ được sử dụng với vết thương ngoài da. Người bệnh cần chú ý không uống thuốc hay sử dụng sai cách. Thuốc được sử dụng bằng cách bôi lên bề mặt vết thương, vì vậy trước khi bôi thuốc, cần vệ sinh sạch tay và vùng được bôi.

Sử dụng một lượng thuốc sát khuẩn Tyrosur vừa phải bôi lên vùng da cần điều trị, không bôi quá nhiều thuốc. Người dùng thoa thuốc nhẹ nhàng quanh phạm vi da bị nhiễm khuẩn để thuốc thẩm thấu từ từ vào da.

Đối với vết thương băng kín, khi sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur, bạn nên thay băng thường xuyên từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh cho vết thương của mình.

Đối với vết thương nhỏ hoặc vết thương không chảy dịch thì không cần băng kín. Còn đối với vết thương chảy dịch và vùng da bị tổn thương rộng thì cần băng kín vết thương để tránh nhiễm trùng. Đồng thời thực hiện thay băng đều đặn từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Tyrosur
Thuốc sát khuẩn Tyrosur trị các bệnh nhiễm khuẩn trên da

Liều lượng sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur:

  • Sử dụng thuốc mỗi tuần 2 đến 3 lần. 
  • Liều lượng và thời gian dùng thuốc có thể điều chỉnh tùy vào hiệu quả, phản ứng của thuốc đối với vết thương và cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bạn đã sử dụng thuốc đều đặn và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ mà không có hiệu quả thì cần ngưng dùng thuốc ngay và báo lại với bác sĩ để được chẩn đoán lại. Có thể cơ thể bạn không hợp dùng thuốc Tyrosur và sẽ được chỉ định dùng loại thuốc sát khuẩn khác.

Chống chỉ định khi dùng thuốc sát khuẩn Tyrosur

Thuốc sát khuẩn Tyrosur được chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Các trường hợp mẫn cảm với Tyrothricin hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Các đối tượng đang tiến hành điều trị bằng Nitrite.
  • Chống chỉ định dùng thuốc Tyrosur cho trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, việc sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur có thể liên quan và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh lý khác. Vì vậy, trước khi có ý định dụng thuốc Tyrosur, bạn cần báo lại với bác sĩ ngay nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hay đang trong quá trình điều trị bệnh lý khác.

Những lưu ý và tác dụng phụ cần biết khi sử dụng thuốc Tyrosur

Lưu ý khi dùng thuốc Tyrosur

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nếu muốn dùng thuốc sát khuẩn Tyrosur cần phải tham khảo và có sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bởi thuốc Tyrosur có thể ngấm vào cơ thể gây tác động xấu tới thai nhi trong bụng mẹ, hoặc xâm nhập vào sữa mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con khi bú.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nếu có ý định sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tránh để xảy ra những ảnh hưởng xấu.

Tyrosur
sử dụng thuốc Tyrosur phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Một số tác dụng phụ của thuốc Tyrosur

Thông thường, sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur không gây ra tác dụng phụ. Nếu da bạn thuộc da nhạy cảm hoặc cơ địa nhạy cảm, trước khi sử dụng bạn có thể báo lại với bác sĩ tình trạng của mình để được tư vấn kỹ.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tyrosur có thể kể đến như rối loạn mô da và dưới da, tuy nhiên tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ này rất ít (chỉ khoảng dưới 0,01%). Tác dụng phụ này biểu hiện ở các phản ứng quá mẫn, nóng rát da.

Trong trường hợp sử dụng thuốc Tyrosur có xảy ra tương tác với các loại thuốc khác, bạn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bạn và có những yêu cầu như:

  • Ngừng sử dụng thuốc Tyrosur hoặc loại thuốc còn lại bạn đang dùng
  • Điều chỉnh lại liều lượng dùng thuốc Tyrosur
  • Điều chỉnh lại tần suất sử dụng thuốc Tyrosur
  • Chỉ định sử dụng loại thuốc khác thay thế thuốc Tyrosur

Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thời gian và liều dùng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc Tyrosur, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để nhận được sự tư vấn và lời khuyên sử dụng thuốc chính xác nhất.

Mặc dù thuốc sát khuẩn Tyrosur khá lành, hầu như không gây ra tác dụng phụ cũng như phản ứng nghiêm trọng cho da; nhưng nếu khi sử dụng quá 7 ngày mà các triệu chứng nhiễm khuẩn da không thuyên giảm, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người bị nhiễm khuẩn da nên bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào?

Người bị nhiễm khuẩn da nên bổ sung các loại chất sau để giúp vết thương mau lành hơn:

Bổ sung chất đạm:

Chất đạm rất tốt trong việc giúp vết thương do nhiễm trùng da mau lành. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm có thể kể đến như thịt, cá, tép, lươn, trứng,… hay các loại đậu. Ăn các loại thực phẩm này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới, tăng tốc độ lành của vết thương.

Tyrosur
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới

Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu

Các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu như thịt, trứng, gan, sữa, các loại rau xanh đậm,… Những loại thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất tốt như sắt, vitamin B12, acid folic,… có tác dụng tham gia vào quá trình tạo máu. Máu được tạo ra sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như oxy, protein, khoáng chất hay các loại vitamin, đến các phần mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, máu còn đem các đại thực bào và các tế bào bạch cầu đến diệt trừ các loại vi khuẩn, dọn dẹp xác vi trùng và tế bào chết, nhờ vậy giúp vết thương nhanh lành hơn.

Các loại vitamin

Các loại vitamin bao gồm: Vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E. Các loại vitamin này có tác dụng tạo mô mới và giúp vết thương nhiễm khuẩn da mau lành. Vitamin C ngoài khả năng giúp mau lành vết thương còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và có khả chống chịu các trường hợp mưng mủ do nhiễm trùng.

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như: Rau lá có màu xanh đậm, hoa quả tươi, quýt, cam, bưởi,… là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

Vitamin C giúp mau lành vết thương, tăng sức đề kháng

Bổ sung thêm kẽm và selen

Kẽm và selen có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giúp vết thương nhanh lành, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất đó bằng cách ăn những loại thực phẩm như thịt gia cầm, cá, trứng, nghêu, ốc, sò, ngũ cốc, thận, gan,…

Một số loại thực phẩm nên tránh ăn khi bị nhiễm khuẩn da

Ngày xưa thường có quan niệm về các loại thực phẩm cần tránh ăn khi vết thương do nhiễm trùng da đang lành sẹo như: Tôm, cá biển, cua, rau muống, thịt bò,… Những loại thực phẩm này thường được cho rằng ăn vào sẽ làm vết thương để lại sẹo thâm, sưng tấy, chảy nước hoặc tạo mủ.

Tuy nhiên, sự thật không hẳn vậy. Với người bị nhiễm trùng da có vết thương mưng mủ, chỉ cần kiêng các loại thực phẩm mà người đó bị mẫn cảm hay dị ứng. Bởi dị ứng sẽ dẫn đến tình trạng ngứa, sưng, nổi mề đay,… Việc bị dị ứng và sưng nổi mề đay có thể làm xấu đi hiện tượng viêm nhiễm, khiến cho vết thương do nhiễm trùng da trở nên tồi tệ hơn và tạo nhiều mủ ở vùng da bị nhiễm khuẩn hơn.

Những lưu ý khi sinh hoạt dành cho người bị nhiễm khuẩn da

Người bị nhiễm khuẩn da cần chú ý sinh hoạt điều độ, tránh tác động mạnh tại khu vực da nhiễm khuẩn. Nên kết hợp giữa nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh. Tùy từng loại bệnh sẽ có lưu ý về sinh hoạt và nghỉ ngơi khác nhau, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm được điều này.

Mua thuốc sát khuẩn Tyrosur chính hãng, chất lượng ở đâu?

Công ty CP Dược phẩm Apharma là địa chỉ bán thuốc sát khuẩn tại chỗ Tyrosur đáng tin cậy. Những sản phẩm được bán bởi Apharma đều có nguồn gốc rõ ràng với mức giá phải chăng nhất. Nếu bạn muốn mua thuốc online, chúng tôi cũng có cung cấp dịch vụ ship hàng tận nơi trên toàn quốc cho bạn.

Trên đây là những thông tin về thuốc sát khuẩn tại chỗ Tyrosur vô cùng hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *