Trong các bài thuốc Đông y, thổ phục linh được biết đến như một loại thảo dược hỗ trợ an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử cực kỳ hiệu quả. Từ lâu, thổ phục linh đã được ứng dụng rát nhiều trong các bài thuốc cổ xưa. Cùng tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây của Apharma!
1. Thổ phục linh là cây gì?
Trong khoa học thì cây thổ phục linh có tên là Smilax glabra Roxb, một giống cây nằm trong họ hoa loa kèn. Ngoài tên này nó con được biết đến với những tên gọi như cây sơn lỳ lương, cây khúc khắc. Cây này là giống thân dây leo, trườn dài từ 5-12cm, chiều rộng của thân khoảng từ 1-5cm. Dáng cây mảnh gầy không có gai. Vỏ cây có màu nâu đất hoặc nâu tro, sần sùi và có cành to nhỏ khác nhau.
2. Mô tả về thảo dược cây thổ phục linh
2.1. Đặc điểm nhận biết cây thổ phục linh thân
- Thân: Thổ phục linh là cây dây leo, thân mềm, toàn thân không có gai, sống lâu năm.
- Lá: Lá có hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía dưới cuống hình trái tim, mọc so le. Môi lá có chiều dài trung bình từ 5-11cm, rộng khoảng 3-5cm. Phía dưới cuống lá có tua cuốn. Lá màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới xanh nhạt hơn và hơi trắng giống như có phần phủ bên ngoài.
- Hoa: Hoa thường nở vào tháng 5-6 hàng năm. Bao gồm cả hoa đực và hoa cái, chúng thường có màu hồng hoặc có một số hoa điểm màu chấn đỏ
- Quả: Quả thường có vào tháng 7-10 hàng năm. Chúng có hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 8-10mm. Khi còn non có màu xanh rồi chuyển dân sang màu tím, dỏ và lúc chín hẳn sẽ có màu đen.
- Hạt: Hình trứng, mỗi quả chứa 2-4 hạt.
2.2. Khu vực phân bố, sinh trưởng
Thổ phục linh là vị thuốc ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á.
Ở nước ta, loại thảo dược này được trồng ở nhiều các vùng rừng núi, thung lũng hoặc trung du ở cả 3 miền bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Khánh Hòa, Nghệ An, Kon Tum hay Lâm Đồng.
2.3. Bộ phận nào của thổ phục linh được dùng làm dược liệu
Thổ phục linh sử dụng thân, rễ để làm dược liệu chữa bệnh trong y học.
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây thổ phục linh
- Thu hái: Thổ phục linh thường sống leo bán trên các lùm bụi, thân rễ được thu hái quanh năm nhưng có dược tính tốt nhất là vào mùa hạ. Thổ phục linh tươi người ta sẽ hái và rửa sạch cắt bỏ hết các rễ con mọc xung quanh.
- Sơ chế: Người ta sơ chế thổ phục linh bằng cách để ngyên đem phơi khô hoặc sấy khô, sau đó ngâm nước nóng vài phút rồi thái lát, phơi khô. Ủ 3 ngày cho mềm rồi thái lát mỏng. Sau đó mới đem phơi ngoài nắng to hoặc sấy cho thật khô.
- Bảo quản: Dược liệu sau khi đã được sơ chế cần bảo quản ở những nơi thoáng mát với độ ẩm.
2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế
Sau khi hoàn thành bước sơ chế, thành phẩm thu được sẽ được cho vào bao bì, bọc kín lại, bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát để có thể sử dụng lâu dài.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm cây thổ phục linh tốt
là giống thân dây leo, trườn dài từ 5-12cm, chiều rộng của thân khoảng từ 1-5cm. Dáng cây mảnh gầy không có gai. Vỏ cây có màu nâu đất hoặc nâu tro, sần sùi và có cành to nhỏ. Nếu như được bảo quản tốt sẽ sử dụng được lâu dài và mang lại hiệu quả rất cao.
2.7. Mùa thu hái thổ phục linh
Thân rễ được thu hái quanh năm nhưng có dược tính tốt nhất là vào mùa hạ
3. Thành phần dược liệu cây thổ phục linh
Thành phần dược liệu chính của cây thổ phục linh như: nước 83,3%, protein 2,4%, glucid 8,9%, xơ 2,2%, tro 1,2%, carotene 1,6%, vitamin C 18%.
4. Cách bào chế và dùng Thổ Phục Linh
Thổ Phục Linh được sử dụng để bào chế dưới dạng tươi hay sao khô.
5. Vị thuốc của thổ phục linh
Thổ phục linh có vị hơi ngọt, tính bình có khả năng đi vào các kinh can, vị. Theo Đông y, thổ phục linh có tác dụng giải độc, khử phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt. Trị đau nhức xương khớp, phong thấp, lở ngứa, giang mai, mụn nhọt, đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mề đay, nổi mẩn ngứa, rôm sảy và nhiều căn bệnh khác.
6. Công dụng của cây thổ phục linh đối với sức khỏe
Một số công dụng của cây thổ phục linh đối với sức khỏe được chỉ ra như sau:
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Thổ phục linh giúp giải độ, ngộ độc thủy ngân, mề đay, nổi mẩn ngứa, rôm sảy.
- Trị đau xương khớp, phong thấp, lở ngứa, ngang mai, mụn nhọt.
7. Kiêng kị và bí quyết sử dụng cây thổ phục linh hiệu quả
Thổ phục linh kiêng kị với nước trà, vì khi dùng 2 loại này cùng một lúc có thể dẫn đến rụng tóc. Bạn cần phải nghiên cứu sâu hơn để xác định được độ an toàn của vị thuốc này, lợi ích của việc sử dụng thổ phục linh nên cân nhắc cới nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược cây thổ phục linh
Dưới đây là một số bài thuốc quen thuộc có thể sử dụng dược liệu thổ phục linh như:
Điều trị phong thấp, đau xương khớp
- Chuẩn bị: 20-49g thổ phục linh, 100g thịt lợn.
- Thực hiện: Đem 2 nguyên liệu này hầm chung với nhau ăn cả nước lẫn cái
Điều trị dị ứng, giảm viêm
- Chuẩn bị: 15g – 30g thổ phục linh.
- Thực hiện: Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
Điều trị bệnh thấp khớp
- Chuẩn bị: Thổ phục linh, hy thiêm, thạch cao, ngạch mễ, ké đầu ngựa mỗi loại 20g; ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi loại 12g; xương truật, quế chi mỗi loại 8g; kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g và cam thảo 6g.
- Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2-3 lần uống.
Kích thích tiểu tiện
- Chuẩn bị: 10-20g thổ phục linh
- Cách dùng: Sắc nước uống hàng ngày thay cho trà giúp lợi tiểu.
Điều trị viêm da
- Chuẩn bị: 20g thổ phục linh
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày cho hết.
Chữa đau bụng kinh
- Chuẩn bị: 30g thổ phục linh, 15g mã kế, xuyên tiểu hương, hương thảo, mạt dược, hàn phần mỗi loại 10g; 15g dã thiên ma.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống trước kỳ kinh 3 ngày. Một liệu trình dùng liên tục trong vòng 7 ngày.
Điều trị bệnh giang mai
- Chuẩn bị: 40g thổ phục linh, 16g dạ hợp, vỏ núc nác 16g, 10g phắt ma, 8g gai bồ kết.
- Thực hiện: Đem gai bồ nướng rồi sắc cùng các nguyên liệu còn lại uống ngày 1 thang.
Điều trị bệnh phụ khoa, băng huyết
- Chuẩn bị: Thổ phục linh, liều dùng theo hướng của thầy thuốc
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống rồi thêm đường đỏ nếu bị băng huyết. Trong trường hợp bị bệnh phụ khoa thì dùng thêm đường trắng.
9. Bí quyết sử dụng cây thổ phục linh quả kèm chế độ vận động phù hợp
Trước khi dùng thổ phục linh, hãy tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn nếu bạn đang nằm trong đối tượng sau:
- Đang mang thai
- Đang cho con bú
- Người đang điều trị bệnh bằng các thuốc khác.
- Người đang mắc bệnh, đặc biệt hen suyễn hoặc các vấn đề về thận.
Lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng các bài thuốc từ cây thổ phục linh để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện kết hợp với một số bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
10. Nên sử dụng cây thổ phục linh khi nào và trong bao lâu?
Mặc dù là một loại thuốc quý và công dụng của thổ phục linh đã được khoa học công nhận. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và khả năng xảy ra cá tác dụng không mong muốn, bạn cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc nếu muốn sử dụng loại thảo dược này. Với người bình thường, không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây thổ phục linh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây thổ phục linh do công ty CP dược phẩm Apharma cung cấp. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đến với bạn. Nhà thuốc online Apharma không đưa ra bất cứ lời khuyên chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.