Thiên môn đông là loại cây gì? Tác dụng của cây ra sao? Cách thức sử dụng cây sao cho an toàn nhất? Mọi điều bạn cần biết về loại dược liệu giá trị này.
Cây thiên môn đông là một cây dược liệu có tầm quan trọng đặc biệt với cả y học đông và tây y bởi tác dụng chữa bệnh là rất lớn. Tuy vậy, nhiều người lại không thực sự nắm được hết những điều như cách dùng và tác dụng thực sự của cây ra sao. Việc này vô tình dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như dị ứng, thậm chí là còn tử vong.
Để điều này không xảy ra, hãy tìm hiểu bài viết ngay dưới đây cùng nhà thuốc Apharma nhé!
Cây thiên môn đông là gì?
Cây dược liệu này có rất nhiều cách gọi khác nhau tùy theo địa phương mà nó xuất hiện. Có thể kể đến một vài cái tên như:
- Tên thường được gọi: Cây thiên môn, cây địa môn đông, cây duyên môn đông, cây kim hoa, cây điên lặc, cây tương mĩ, dây tóc tiên, cây mãn đông, cây thiên văn đông…
- Tên tiếng anh (tên khoa học): Asparagus cochinchinensis.
Cây được các nhà nghiên cứu xếp vào họ Liliaceae (tiếng Việt gọi là Hành tỏi).
Mô tả chi tiết về cây thiên môn đông
1. Đặc điểm sinh học của cây
Đây là một loại cây có hướng phát triển theo dạng leo và mọc thành bụi. Tuổi thọ của cây tương đối lớn. Cụ thể:
- Chiều cao thông thường khi phát triển đạt từ 1.2 đến 1.5m, thân mềm và có màu xanh lục.
- Các đoạn cành có hình trụ, mọc xoắn vào nhau. Trên mỗi cành lại có những gai nhọn. Đặc biệt ở điểm những cành nhỏ sẽ biến thành lá nhọn ở đầu và cong cong hình lưỡi liềm (được gọi là diệp chi).
- Phần rễ của cây dạng củ, thường gọi là sâm thiên môn đồng. Phát triển thành dạng chùm, hình thoi.
- Vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, cây cho ra hoa. Hoa thiên môn đồng có dạng cụm, màu trắng tinh khiết. Mỗi chùm lại có 1 đến 2 hoa.
- Sau màu hoa, cụ thể từ tháng 6 đến tháng 9, cây sẽ cho ra quả. Quả khá nhỏ, hình dạng cầu và bên trong chứa những hạt nhỏ màu đen.
2. Khu vực phân bố cây địa môn đông thường thấy
Cây được tìm thấy nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở châu Á như: Malaysia, Indonesia, Campuchia, Việt Nam,… Đặc biệt ở nước ta cây được tìm thấy nhiều tại những vùng như Phú Quốc, Côn Đảo, các khu vực miền trung,… Cây hiện được trồng nhiều ở nhà dân để vừa làm cảnh, vừa làm thuốc,..
3. Những phần của cây có thể được dùng làm dược liệu
Bộ phận thường được xem như dược liệu là phần rễ của cây.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản của cây
Khi cây từ 2 năm tuổi trở lên, người nông dân có thể tiến hành thu hoạch rễ của cây. Khi thu hái, nhổ toàn bộ cây lên, cắt bỏ bớt phần rễ thừa. Rửa sạch toàn bộ cát, đất, bụi bẩn. Đem ngâm với nước cho mềm ra, đồ lên và bóc vỏ lấy lõi. Thái nhỏ phần lõi vừa thu được, sấy hoặc phơi khô.
Sau đó, giữ chúng ở những nơi thoáng mát, khô ráo. Đặc biệt tránh xa ẩm mốc và mối mọt có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cây.
5. Thời gian thu hoạch trong năm
Thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 10 cho đến tháng 12 hằng năm. Tuy nhiên cần lưu ý để thu được cây cần có độ tuổi từ 2 năm trở lên.
6. Tiêu chuẩn đánh giá thành phẩm chất lượng từ cây
Rễ tươi của cây có rễ phải cứng, mập và mịn. Ngoài ra, màu bên ngoài của cây còn có màu vàng ngả trắng.
Thành phần dược liệu của cây thiên môn đông
Vị thuốc này có rất nhiều những thành phần hóa học khác nhau. Hầu hết trong số chúng đều có tác dụng tốt lên sức khỏe con người, có thể kể đến như 5-methoxymethyl furfural, beta-sitosterol 5, yamogenin, glucose, xylose, sarsasapogenin, proline, asparagine, alanine, tyrosine, valine, methionine, acid amin, sucrose, rhamnose,…
Phương pháp bào chế và sử dụng
Cây có rất nhiều cách bào chế như:
- Rửa sạch với nước, loại bỏ phần vỏ, thái phiến nhỏ và phơi khô toàn bộ.
- Cạo phần vỏ bên ngoài đi, lấy phần lõi của rễ, phơi khô rồi tẩm lên rượu. Sau đó đem phơi khô hoàn toàn.
Khi đã thu được thành phẩm, tùy loại bệnh mà bạn có thể tiến hành sao đều, giã nát toàn bộ hoặc sắc với nước uống.
Vị thuốc của cây
1. Tính chất và mùi vị
Có rất nhiều ghi chép khác nhau về vấn đề này. Tuy vậy, cây được tin rằng có tính hàn, vị ngọt hơi đắng. Theo những nghiên cứu khác lại chỉ ra cây có tình bình và vị đắng. Cây không có tính độc.
2. Quy kinh
Thận và phế.
3. Tác dụng dược lý của cây
- Ức chế và ngăn cản sự phát triển của khối u.
- Kháng lại vi khuẩn xâm nhập, điều trị nhiễm trùng.
- Tiêu diệt ấu trùng của các loại côn trùng có hại như ruồi và muỗi.
- Cường tráng cơ thể, giảm ho, dễ tiểu, và dễ tiêu.
4. Liều lượng sử dụng trong mức an toàn
Tùy vào loại bệnh mà con số này có thể thay đổi. Tuy vậy, thông thường chỉ nằm ở mức là 6 đến 12 gram cho một ngày
5. Độc tính khi dùng cây thiên môn đồng quá liều
Chưa có những ghi nhận về độc tính cây gây ra. Tuy nhiên tốt nhất nên sử dụng ở mức mà bác sĩ đưa ra.
Công dụng cây thiên môn đồng với sức khỏe của con người
- Tác dụng: Khu hàn nhiệt, lợi tiểu tiện, dưỡng cơ bì, khử nhiệt trúng phong, nhuận ngũ tạng, thất thương, bổ ngũ lao, thông thận khí và ích bì phu,..
- Chủ trị: Suy nhược cơ thể ở người lớn tuổi, cơ thể ốm yếu, mắt kém, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, hen, suyễn, ho ra máu, ho có đờm,.. Ngoài ra còn có thể điều trị được lao, phế, điếc,..
Kiêng kỵ cần biết khi sử dụng cây
Tuy rằng là một loại cây được đánh giá không chứa độc tố cũng như ảnh hưởng gì quá lớn đến sức khỏe người dùng, bạn vẫn nên thật thận trọng tuân theo lời khuyên của thầy thuốc. Theo đó, một số người sau sẽ không khuyến khích sử dụng vị thuốc thiên môn đồng là:
- Có đờm ẩm nhưng lại không có hư hỏa.
- Người thích ăn cá trắm, cá chép và cá chày. Nếu muốn uống thì cần phải kiêng.
- Người có tỳ vị và hư hàn.
Tốt nhất nên tuân thủ kỹ theo quy định bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cây mang lại.
Một số vị thuốc dân gian hiệu quả mà có thành phần là cây thiên môn đồng
1. Tư âm và dưỡng huyết, ôn hạ bổ nguyên
- Cần có: Dược liệu thiên môn đông đã được sơ chế và sinh địa, mỗi loại 80 gram. 40 gram củ nhân sâm, 9 quả táo đỏ và một chút rượu.
- Cách tiến hành: Bỏ thiên môn địa và sinh địa đã chuẩn bị vào bình gỗ liễu, rửa sạch với rượu. Chưng cho chín, phơi 9 lần cho đến khi thật là khô. Bỏ nhân sâm, sao đều rồi tán thành bột mịn. Trộn với thịt của táo đỏ, nặn thành viên hoàn. Uống với nước, ngày 3 viên.
2. Chăm sóc da cho chị em
- Cần có: Thục địa, hồ ma nhân, thiên môn bằng mỗi loại có trọng lượng bằng nhau.
- Cách tiến hành: Lấy tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đem tán thành bột thật mịn. Trộn với bột hoặc mật ong. Mỗi lần uống trực tiếp 20 viên với nước âm ấm.
3. Điều trị chứng phế nuy, khát, phong nhiệt và hư lao
- Cần có: Dược liệu thiên môn đã qua sơ chế.
- Cách tiến hành: Nấu chín nguyên liệu đã có. Sau đó, trực tiếp ăn nó. Ngoài ra, bạn còn có thể tiến hành phơi khô, tán đều thành bột mịn và trộn với mật ong thành thuốc viên. Uống mỗi lần 20 viên với trà ấm.
4. Điều trị chứng sán khí
- Cần có: 12 gram thiên môn và 20 gram ô mai.
- Cách tiến hành: Nấu thật kỹ các nguyên liệu đã có. Loại bỏ cái và uống nước thu được.
5. Điều trị đau mỏi toàn cơ thể do hư lao
- Cần có: Một lượng dược liệu thiên môn đông vừa đủ đã qua sơ chế.
- Cách tiến hành: Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị đem sao đều, sau đó cán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng đem múc một lượng tương đương thìa cà phê. Sử dụng 3 lần một ngày cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
6. Điều trị chứng lở miệng lâu ngày không khỏi
- Cần có: Hỗn hợp các loại dược liệu như thiên môn đông, huyền sâm, mạch môn (cần bỏ lõi).
- Cách tiến hành: Lấy tất cả dược liệu đã chuẩn bị đem sao vàng đều. Nhào với mật nặn thành những viên hoàn (to tương đương hạt long nhãn). Mỗi lần sử dụng lấy một viên ra ngậm.
7. Điều trị chứng ho ra máu, ho có đờm
- Cần có: Mạch môn, ngũ vị tử, cây thiên môn đông mỗi loại một lượng bằng nhau.
- Cách tiến hành: Đem đun trong nước sôi để thu lại cao. Lấy tất cả luyện với mật ong nặn thành viên thuốc. Mỗi ngày uống một lượng từ 4 gram đến 5 gram. Uống đến khi nào khỏi hoàn toàn thì dừng.
8. Điều trị chứng bệnh chảy máu cam và nôn ra huyết
- Cần có: Một lượng 30 gram mỗi loại sinh địa và thiên môn đông.
- Cách tiến hành: Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch. Mỗi ngày lấy 1 thang ra sắc với nước. Lưu ý phải uống sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ.
Khi nào thì nên sử dụng cây thiên môn đông và mua ở đâu thì uy tín?
Được đánh giá là loại cây khá an toàn với sức khỏe người dùng, bạn có thể sử dụng loại cây này vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý đặc biệt đến với những lời khuyên bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn nhất. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến liệu cơ thể có phù hợp cho việc sử dụng hay không.
Một điều đặc biệt bạn cần thực hiện để tận dụng tốt vị thuốc thiên môn đông là tìm được một nơi bán đảm bảo chất lượng. Nếu đây vẫn là một vấn đề khó khăn, nhà thuốc Apharma sẽ là cái tên hoàn hảo dành cho bạn. Tại đây, chất lượng thuốc cũng như giá cả của chúng sẽ luôn tốt nhất, các dịch vụ hậu mãi cũng thực sự tận tình. Apharma thực sự là một cái tên đáng để bạn lựa chọn.
Trên đây là toàn bộ mọi điều bạn cần biết về cây thuốc thiên môn đông. Rất mong với chúng bạn có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình điều trị bệnh của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!