Rau muống là loại rau đã quá quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Trong rau muống có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin A, canxi, photpho, v.v. Mặc dù là nguyên liệu chế biến thức ăn quen thuộc nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết được rõ về công dụng của rau muống cũng như các lưu ý cần thiết để sử dụng hiệu quả loại rau này. Vậy nên ở bài viết này, hãy cùng Apharma tìm hiểu chi tiết hơn về rau muống nhé.
Rau Muống là dược liệu gì?
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Bìm bìm – Convolvulaceae. Rau muống còn có tên gọi khác là Bìm bìm nước hay Tra khuôn trong tiếng Campuchia, v.v.
Mô tả cây dược liệu Rau Muống
Đặc điểm nhận biết Rau Muống
Rau muống là cây thân thảo, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn ở những vùng đất bùn.
- Thân cây dài, rỗng bên trong, vỏ dày nhẵn, chia thành các khớp dài khoảng 5cm. Với loại rau muống mọc dưới nước sẽ có những rễ ngắn ở phần giữa các khớp nối.
- Lá rau muống có hình 3 cạnh hoặc hình thon dài, nhọn về phía đầu lá. Phiến là có kích thước 7 – 9cm về chiều dài, 3.5 – 7cm về chiều rộng. Phần cuống nhẵn, dài khoảng 3 – 6mm.
- Hoa mọc thành từng chùm từ 1 – 2 hoa trên một cuống, màu hoa trắng hoặc tím.
- Quả rau muống hình cầu có đường kính 7 – 9mm, mỗi một quả thường sẽ có chứa 4 hạt nhỏ có long màu nâu.
Khu vực sinh trưởng và phân bố của Rau Muống
Rau muống là loài thực vật có nguồn gốc nhiệt đới, vì thế nó được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước Nam và Đông Nam Á, châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ. Ở nước ta, rau muống là loại rau cực kỳ phổ biến, thường mọc ở các bờ, gò đối với rau muống xanh hoặc ở các kênh, ruộng ngập nước đối với rau muống đỏ.
Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của rau muống
Người ta sẽ lấy phần thân và lá non của rau muống làm nguyên liệu chế biến món ăn hoặc làm dược liệu chữa bệnh.
Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản rau muống
Rau muống chủ yếu là sử dụng dạng tươi, chế biến và dùng ngay khi thu hái về. Bảo quản rau muống tươi ở nơi thoáng mát, khô ráo hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh nếu muốn bảo quản lâu hơn.
Cách phân biệt thành phẩm rau muống tốt
Rau muống ngon là rau có phần ngọn còn non, thẳng, cọng rau to, lá thì xanh và không bị sâu bệnh hay héo.
Mùa thu hoạch rau muống trong năm
Rau muống có thể thu hoạch quanh năm nhưng mùa rau ngon nhất là vào mùa mưa.
Thành phần hóa học có trong Rau muống
Trong rau muống có chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như protein, canxi, photpho, sắt, vitamin C, B1, B2, PP, caroten, v.v.
Bên cạnh đó, trong rau muống đỏ có chứa một loại hoạt chất có đặc điểm tương tự như insulin. Chính vì thế, ăn rau muống đỏ thường xuyên có tác dụng cực kỳ tốt với những bệnh nhân bị đái tháo đường.
Phương pháp bào chế và sử dụng Rau muống
Đa số, người ta sẽ sử dụng rau muống để làm rau trong bữa ăn nhưng cũng sẽ có một số trường hợp rau muống được dùng làm thuốc. Có rất nhiều cách chế biến rau muống làm món ăn như luộc, xào, nấu canh, ăn sống thậm chí là muối chua. Ngoài ra, người ta có thể đun rau muống lên rồi lấy nước rửa hoặc giã nát ra và lấy bã đắp trực tiếp lên các vị trí ngoài da.
Vị thuốc của Rau muống
Tính chất – Mùi vị
Rau muống có vị ngọt nhẹ, hơi nhạt, tính mát.
Liều lượng sử dụng an toàn
Mặc dù không có chỉ định hay giới hạn cụ thể về liều lượng sử dụng, tuy nhiên nếu dùng rau muống để làm rau xanh trong các bữa ăn, bạn cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải, tốt nhất không nên ăn quá 300g một ngày.
Độc tính khi dùng quá liều
Rau muống là loại rau lành tính, an toàn, không có độc tính. Tuy nhiên cần lưu ý về các trường hợp bị ngộ độc do hàm lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật có trong rau quá mức cho phép.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của Rau muống
- Giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh lý liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, v.v.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu, bổ sung chất sắt cho cơ thể, đặc biệt tốt cho phụ nữ có thai.
- Ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường.
- Cải thiện chức năng gan, điều trị các vấn đề về gan.
- Rau muống ngừa ung thư như ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, v.v.
- Có tác dụng nhuận tràng, chữa chứng táo bón, khó tiêu.
- Giúp đôi mắt sáng khỏe, phòng ngừa các bệnh về mặt, đặc biệt là đục thủy tinh thể.
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Rau muống hiệu quả
Bí quyết sử dụng hiệu quả
- Khi nấu các món ăn từ rau muống nên lưu ý nấu chín kỹ để tiêu diệt các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể, không nên ăn rau muống sống hoặc tái. Tốt nhất bạn nên sơ chế, rửa sạch và ngâm rau với nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau trong vòng 30 phút.
- Trong quá trình trồng rau muống, nhiều người vì lợi ích cá nhân mà sử dụng hàm lượng chất kích thích, thuốc trừ sâu quá mức cho phép. Để tránh hấp thụ các hóa chất độc hại này, bạn không nên ăn mua rau muống trái mùa mà mùa gì thì ăn rau nấy. Vì thế nên chọn rau muống là thực đơn cho các bữa cơm trong mùa hè.
- Bà bầu có nên ăn rau muống không? Ăn rau muống có mất sữa không? Theo các chuyên gia, rau muống là thực phẩm tốt cho phụ nữ có thai, loại rau này tăng cường chất sắt, giúp bổ máu, kích thích tiêu hóa cũng như giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ mà phụ nữ thường mắc phải khi mang thai.
Kiêng kỵ và một số lưu ý khi sử dụng
Tuyệt đối không sử dụng rau muống đối với các trường hợp sau đây:
- Người bị bệnh sỏi thận, bệnh gout, đau nhức xương khớp.
- Người dễ bị dị ứng, có các vấn đề về tiêu hóa, bụng yếu, hay bị ngộ độc hoặc cơ thể đang bị suy nhược.
- Người đang có các vết thương hở, hay vừa mới trải qua phẫu thuật, nếu ăn rau muống rất dễ để lại sẹo lồi trên da.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh, hay đang sử dụng thuốc để chữa bệnh.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây Rau muống
Bài thuốc chữa đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu
Nguyên liệu chuẩn bị: 400g rau muống – phần thân, 4 hoặc 6 miếng Trần bì.
Cách thực hiện: Cho thêm nước và đun nhỏ lửa với các nguyên liệu trong vòng 2 đến 3 tiếng rồi lấy nước uống.
Bài thuốc từ rau muống điều trị tiểu đường
Nguyên liệu chuẩn bị: 60g rau muống đỏ, 30g râu ngô
Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho lượng nước vừa đủ rồi nấu và uống.
Bài thuốc từ rau muống chữa bệnh đau dạ dày, ợ chua, nóng bụng
Nguyên liệu chuẩn bị: 20g rau muống, 20g rau má, 20g cỏ mực, 16g rau sam, 12g trần bì.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ toàn bộ nguyên liệu rồi mang đi sao qua trong chảo nóng.
- Tiếp theo cho vào ấm nước rồi thêm 500ml nước và sắc đến khi còn 20ml thì có thể uống được.
- Chia 200ml làm 2 lần, uống trong ngày vào lúc đói.
Bài thuốc điều trị mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ em
Chuẩn bị một lượng rau muống vừa phải. Sau đó tiến hành sơ chế, rửa sạch rồi nấu lấy nước dùng để tắm, thoa lên da.
Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Ngoài việc sử dụng thảo dược đúng cách, mọi người nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Đặc biệt là chúng ta cần tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Bạn không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều, chỉ cần bắt đầu thói quen này với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, cơ bản như đi bộ, chạy bộ, v.v. nhưng duy trì đều đặn sẽ giúp sức khỏe của bản thân cải thiện rất nhiều.
Khi nào nên dùng thảo dược Rau muống và sử dụng bao lâu?
Người bình thường sử dụng Rau muống có ảnh hưởng gì không?
Là một loại rau ưa thích của người Việt, rau muống chắc chắn là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên, cho dù là vậy nhưng bất cứ ai khi ăn rau muống chỉ nên ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều trong ngày, đồng thời khi chế biến và ăn thì cần ghi nhớ những điểm lưu ý mà Apharma đã nêu ra ở trên.
Chọn mua Rau muống ngon, chất lượng như thế nào? Mua ở đâu?
Rau muống được bày bán rất nhiều ở chợ dân sinh, các siêu thị, tuy nhiên mua rau ở đâu và chọn rau như thế nào cho ngon, tươi nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
- Thứ nhất, bạn nên mua rau muống theo mùa. tầm độ tháng 4 đến 6 là mùa rau muống.
- Thứ hai, khi chọn rau muống, bạn nên chọn các bó rau có cọng rau to bằng đầu đũa, phần ngọn nhỏ. Tránh chọn rau có kích thước to bất thường, quá xanh mướt.
Ăn rau muống có tốt không? Ăn rau muống có tác hại gì không? v.v. Chắc chắn sau các thông tin chia sẻ trên đây của Apharma, bạn đã có câu trả lời cho mình.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về sức khỏe, các vị thuốc quý trên website của nhà thuốc online thuộc Công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Không chỉ là một địa chỉ mua thuốc online uy tín, Apharma mong muốn sẽ có thể đồng hành với các bạn để đem đến những kiến thức y học hữu ích.