Nấm mèo hay mộc nhĩ là một món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết đến công dụng chữa bệnh của nó. Cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu nhiều hơn về tác dụng chữa bệnh của Nấm Mèo nhé.
1. Nấm Mèo là gì?
– Tên tiếng Việt: thường được gọi là nấm mèo hay mộc nhĩ. Ngoài ra, cây còn có những tên gọi khác là nấm tai mèo, vân nhĩ, mộc tung, hắc mộc nhĩ, mộc nga, mộc nhu.
– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Uricularia auricula (L.) Underw. Nấm mèo thuộc họ Auriculariaceae – họ Mộc nhĩ.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Phần thế quả của nấm mèo được sử dụng làm thuốc. Bộ phận này có tên khoa học là Auricularia.
2. Mô tả chi tiết về Nấm Mèo
2.1. Đặc điểm nhận biết
Nấm mèo thường mọc trên thân, cành, gỗ mục của các loại cây khác. Mô nấm có chất keo, mặt sinh sản nhăn hoặc nhẵn, khi trưởng thành sẽ có 1 lớp phấn trắng phủ do các bào tử phóng ra. Phần mặt trên của nấm mèo nhẵn, phần mặt dưới có lớp lông màu nâu.
Thịt nấm mèo đen có độ dày khoảng 1-3mm. Nấm mèo có cơ quan sinh sản đa bào, hình chùy, được bao bọc bởi chất keo. Bào tử nấm có cuống nhỏ, phát triển phía dưới, kéo dài từ bên trong các lớp bao nhầy đến bề mặt của thể quả. Có một bào tử đảm trên mỗi cuống nhỏ.
2.2. Khu vực sinh trưởng
Nấm tai mèo được tìm thấy nhiều ở các vùng cận nhiệt đới và ôn đới. Nấm mèo phân bố ở các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ, Australia.
Ở Việt Nam, ngoài mọc tự nhiên, nấm mèo còn nuôi trồng trên thân mít, sẵn hay so đũa để làm thuốc hoặc món ăn.
Nấm mộc nhĩ mọc ở cây hòe, sung, dướng, mít, ruối, đậu, so đũa, sắn,… được cho là có chất lượng tốt nhất.
2.3. Bộ phận làm dược liệu tốt nhất
Phần thế quả của nấm mèo được sử dụng làm dược liệu.
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Thu hái nấm mèo rồi rửa sạch, loại đi phần dính bẩn rồi đem phơi thật khô.
Nấm mèo khô cần được bảo quản trong hộp kín hoặc túi ni lông kín. Để thảo dược ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao hoặc ánh nắng trực tiếp để thảo dược không bị mốc.
2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế
Tùy thuộc vào thời gian sơ chế mà thời hạn sử dụng nấm mèo sẽ khác nhau. Trong quá trình sử dụng, nếu dược liệu có dấu hiệu bị mốc, hỏng thì không nên sử dụng. Không nên sử dụng thảo dược đã quá lâu vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác.
2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
Nên chọn nấm mèo không bị sâu hỏng, tạp chất để đảm bảo có được dược liệu tốt nhất.
2.7. Mùa thu hoạch trong năm
Người ta thường thu hoạch nấm mèo vào mùa hè và mùa thu hàng năm.
3. Thành phần dược liệu của Nấm Mèo
Trong 100g nấm mèo, người ta phát hiện ra có 293.1 kcal năng lượng, 185mg sắt, 10.6g đạm protein, 201mg phosphore, 0.2g chất béo, 375mg calcium, 65g đường glucides, 5.8g chất tro, 0.03% mg carotene.
4. Phương pháp bào chế và sử dụng Nấm Mèo
Thu hoạch nấm mèo rồi rửa sạch, loại bỏ phần dính bẩn rồi phơi thật khô.
Có thể nghiền nấm mèo để uống hoặc sắc nước để uống. Các bài thuốc có thể sử dụng chỉ nguyên nấm mèo hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác. Nấm mèo còn được sử dụng trong các bữa ăn, như 1 loại thức ăn kèm.
Lưu ý: Chỉ nên dùng 30-100g nấm mèo mỗi ngày.
5. Vị thuốc của Nấm Mèo
Nấm mèo có vị ngọt thanh, tính bình, quy kinh vào kinh Vị và Đại tràng.
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, nấm mèo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dưỡng huyết, làm mát máu, thông mạch,…
6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Nấm Mèo
Nấm mèo có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, một số công dụng của mộc nhĩ là:
+ Chống oxy hóa.
+ Hỗ trợ giảm mỡ trong máu.
+ Bảo vệ hệ thống tim mạch.
+ Chống cao huyết áp.
+ Hỗ trợ chống đông máu.
+ Phòng chống ung bướu.
+ Chống viêm.
7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Nấm Mèo hiệu quả
Cách sử dụng nấm mèo hiệu quả
+ Không dùng nấm mèo cho người đại tiện thực, người bị viêm đại tràng, đau dạ dày mãn tính.
+ Không sử dụng nấm mèo với ốc bươu, củ cải trắng.
+ Không ngâm nấm mèo trong nước quá lâu vì có thể gây ngộ độc.
+ Không nên ngâm nấm mèo bằng nước nóng mà nên sử dụng nước lạnh.
+ Không ăn nấm mèo còn tươi.
Ăn nấm mèo nhiều có tốt không?
Câu trả lời là có. Bạn không nên ăn nấm mèo quá nhiều vì có thể dẫn đến đau dạ dày và tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Bà bầu ăn nấm mèo được không?
Tuy nấm mèo rất tốt cho tỳ vị và bồi bổ hoạt huyết. Nhưng đối với bà bầu thì loại thảo dược này không mang đến lợi ích sức khỏe cao. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu không nên sử dụng nấm mèo trong khẩu phần dinh dưỡng của mình.
Nấm mèo có giúp giảm cân không?
Câu trả lời là có nhé. Nấm mèo giảm cân bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì và kiểm soát cân nặng.
8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Nấm Mèo
Nấm mèo trị bệnh gì?
Có rất nhiều bài thuốc dân gian quý sử dụng nấm mèo làm dược liệu chính. Apharma sẽ giới thiệu đến bạn 1 số bài thuốc nhé.
+ Nấm mèo giảm cholesterol, chống tắc nghẽn động mạch
Chuẩn bị 10g nấm mèo, 50g thịt lợn nạc, 5 quả đại táo, 3 lát gừng. Cho tất cả đun với 6 bát nước, đun sôi đến khi còn 2 bát nước. Sau đó cho thêm muối và sử dụng như canh. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, 1 lần/ngày.
+ Nấm mèo điều trị cao huyết áp
Chuẩn bị 10g nấm mèo, 10g ngân nhĩ. Đem tất cả ninh nhừ rồi cho thêm đường phèn vừa ăn. Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả.
+ Nấm mèo chống suy nhược cơ thể
Chuẩn bị 30g nấm mèo, 30g chà là. Đem tất cả sắc thành nước thuốc rồi uống mỗi ngày.
+ Nấm mèo hỗ trợ điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Chuẩn bị 100g nấm mèo, 100g nấm tuyết. Đem tất cả rửa sạch, ngâm cho đến khi nở rồi xé nhỏ. Chần qua nước sôi rồi rửa nhanh qua nước lạnh lại, để ráo nước hẳn. Rửa sạch thái lát thêm 150g dưa leo rồi trộn đều với nấm. Rưới dầu sôi lên, nêm nếm thêm gia vị và ăn. Thực hiện mỗi ngày.
+ Nấm mèo bổ thận
Chuẩn bị 100g nấm mèo, 250g hồng táo. Ngâm nấm mèo với nước ấm rồi rửa sạch. Hầm nấm mèo, hống táo với 1000ml nước, ninh cho đến khi tất cả chín nhừ. Nêm nếm thêm đường phèn, chia thuốc thành 7 phần. Sử dụng 1 phần/ngày, chia 2 lần sáng – chiều.
9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe.
Trong thời kỳ chữa bệnh, bạn cần để ý đến việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Bạn nên kết hợp ăn uống đủ dưỡng chất và hoạt động thể lực, vận động nhẹ nhàng. Vận động đều đặn giúp giảm căng thẳng, giúp đầu óc minh mẫn hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Nên ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm để cơ thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ (nếu cần). Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột, đường; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất, chất xơ.
Bạn cũng nên thư giãn cơ thể, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh các chất kích thích.
10. Khi nào nên dùng thảo dược Nấm Mèo và sử dụng bao lâu?
Ngoài sử dụng trong các món ăn, nấm mèo còn được dùng trong các bài thuốc giúp tăng lưu thông máu, giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Không nên sử dụng nấm mèo quá thường xuyên và trong thời gian dài vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nên sử dụng theo khuyến cáo của thầy thuốc.
Nếu có nhu cầu tìm kiếm thảo dược nấm mèo trên thị trường, Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để đảm bảo thảo dược đạt chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không bị pha tạp chất và giá cả phải chăng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thảo dược Nấm Mèo, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.