Mụn trứng cá

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá được xem là bệnh lý của nang lông thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng. Đối tượng dễ bị tấn công nhất là những bạn nữ trong độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân và cơ chế hình thành không chỉ bắt nguồn từ vi khuẩn, chúng có thể do tác động bởi nhiều lý do khác. Việc hiểu rõ được nguyên nhân khởi phát sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị và phòng ngừa dễ dàng hơn. 

Bệnh trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là tên gọi để chỉ tình trạng da xuất hiện những nốt mụn có kích thước rất nhỏ khi nang lông bị tắc nghẽn do dính dầu hoặc tế bào chết. Biểu hiện của mụn trứng cá thường rất rõ ràng, xuất hiện mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt trên diện rộng. Thường là những vùng tiết nhiều mồ hôi như mặt, trán, ngực vùng lưng trên và hai bên vai. 

Mụn trứng cá là gì?
Hình ảnh mụn trứng cá ở trán

Cơ chế hình thành mụn

Mọi loại mụn trên da được hình thành đều có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của tuyến bã nhờn và lỗ chân lông. Việc xác định đúng cơ chế hình thành sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị. 

Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, kéo theo việc tiết ra một lượng dầu thừa cùng với những tế bào chết chết trên da chưa được đào thải, môi trường bụi bẩn. Chúng gặp nhau vào cùng một thời điểm khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh ra mụn. Khi lỗ chân lông bị bít tắc đến một giai đoạn cực điểm, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.A xuất hiện và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Chúng sẽ khiến cho lớp da bạn bị tổn thương, xâm nhập vào sâu bên trong từng lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá

Các loại mụn trứng cá phổ biến

Mụn trứng cá thường được phân theo nhiều cấp độ khác nhau dựa vào kích thước, màu sắc và mức độ sưng đau của từng loại mụn. Trong đó, một số loại mụn điển hình như:

  • Mụn đầu trắng: là những đốm mụn dưới da, nhỏ và li ti.
  • Mụn đầu đen: xuất hiện rõ ràng trên bề mặt da, thường có màu đen. Đây chính là kết quả của quá trình oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
  • Mụn mủ: Xuất hiện trên bề mặt da, thường có màu đỏ, sưng đau kèm theo mũ. Loại mụn này thường sưng tấy và rất dễ để lại vết thâm
  • U nang: xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn có kích thước lớn, đau và có nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.

Những hậu quả mà mụn trứng cá để lại

  • Thâm mụn chính là nỗi sợ đầu tiên khi nhắc về tàn dư của mụn trứng cá. Sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc làm trắng sáng và đồng đều màu da. Chưa kể làn da dễ bị kích ứng và lại có thể bùng phát mụn trứng cá lần nữa khiến cho quá trình điều trị cứ tuần hoàn.
  • Hình thành nên sẹo trên bề mặt da: Đây chính là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người khi bị mụn trứng cá. Hầu hết tất cả chúng sau khi rời đi đều có thể dẫn đến sẹo. Loại thường gặp nhất là những nốt u, nang mụn. Sẹo do quá trình bị mụn, bệnh nhân cào gãi và nặn mụn không đúng cách. Có thể gây nên sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ gây khó khăn trong quá trình điều trị và hao tốn tiền bạc. 
Hậu quả của mụn trứng cá
Mụn trứng cá nếu không điều trị đúng cách có thể để lại thâm mụn rất mất thẩm mỹ

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Rất nhiều nghiên cứu đã ra đời nhằm đi tìm nguyên nhân thực sự của mụn trứng cá. Mỗi kết quả tuy khác nhau nhưng về mặt tổng quát chúng ta có thể dễ dàng thấy nguyên nhân gây ra mụn trứng cá bao gồm một số nguyên nhân chính sau:

Testosterone

Đây là nguyên nhân đầu tiên trả lời cho câu hỏi vì sao mụn trứng cá thường xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên. Hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích sự tăng trương ở cả nam giới và nữ giới. 

Các tuyến bã nhờn của cơ thể đặc biệt nhạy cảm với loại hormone này. Nhiều chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng khi testosterone tăng lên sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, tạo điều kiện cho tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông phát triển mạnh. 

Nguyên nhân do di truyền

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở những người trong cùng gia đình. Khi cha mẹ bị mụn trứng cá có thể con lớn lên cũng sẽ bị như vậy. Và tình trạng thường có xu hướng nghiêm trọng hơn. 

Những nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Mang thai
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng mụn trứng cá

  • Kích ứng với một số loại mỹ phẩm. Nhiều sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần như hương hiệu, paraben hoặc cồn khô rất dễ gây kích ứng cho những làn da dầu mụn, nhạy cảm. Nếu bạn có tiền sử về một làn da dễ nổi mụn cần đọc kỹ bảng thành phần trước khi xoa lên da. 
  • Sử dụng kháng sinh đường uống như thuốc steroid, lithium (được sử dụng để điều trị trầm cảm) và một số loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân bị động kinh. 
  • Vệ sinh quần áo không sạch sẽ, thường xuyên mặc đồ bó không thông thoáng. 
  • Hút thuốc – có thể góp phần gây ra mụn trứng cá ở người lớn tuổi.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nổi mụn. 
  • Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng có thể khiến cho làn da bạn nổi loạn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá khó điều trị nhất. 
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Một số nguyên nhân bên trong gây ra mụn trứng cá

Những dấu hiệu giúp bạn sớm nhận biết mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá đỏ, u nang. Tùy vào tình trạng nhiều hay ít, nghiêm trọng hay không mà người ta phân trứng cá thành những dạng khác nhau. Và chúng dĩ nhiên cũng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

  • Trứng cá nhân: Mọc như những nốt sần ở lỗ chân lông, mụn không gây đau, không sưng đỏ, khi nặn ra cho nhân màu đen, phần đầu dưới có màu trắng đục. 
  • Trứng cá mụn mủ: thường có hiện tượng viêm sưng, to, cộm có viền đó mềm. Nhìn sơ qua tựa như một áp xe nhỏ và có thể gây sưng tấy, khó chịu. 
  • Trứng cá bọc: mụn mủ lâu ngày không được giải phóng sẽ gây ra hiện tượng trứng cá bọc, sưng tấy và kéo dài dai dẳng. 
  • Trứng cá đỏ: xuất hiện thành từng đám đỏ, xung huyết có hiện tượng giãn mạch ở vùng cằm, mũi và 2 lông mày. Mụn không cộ nhưng gây đau, vùng da bị mụn thường đỏ và sần sùi. 

Làm thế nào để điều trị mụn một cách hiệu quả?

Việc điều trị mụn đều dựa trên hai nguyên tắc là kiểm soát tình trạng mụn và hạn chế đến mức tối đa khả năng gây ra sẹo hoặc tổn thương nghiêm trọng. Tùy vào độ tuổi và mức độ tổn thương của làn da mà các bác sĩ hoặc clinic sẽ đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý. 

Điều trị mụn bằng cách bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ

  • Retinoids: Một dẫn xuất của vitamin A và bao gồm tretinoin (Avita, Retin-A, những loại khác), adapalene (Differin) và Tazarotene (Tazorac, Avage). Thường có trong những sản phẩm chăm sóc da như gel dưỡng, kem. Thuốc được chỉ định bôi buổi tối với tần suất 3 – 4 lần/tuần.
  • Kháng sinh: Mục đích của những loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn dưới da và làm giảm tình trạng mẩn đỏ. Khi mụn trứng cá có xu hướng chuyển nặng bạn có thể kết hợp cả retinol và kháng sinh. Những loại kháng sinh này thường là clindamycin hoặc erythromycin
  • AHA và axit azelaic: được xem là những hoạt chất vàng trong điều trị mụn. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một kem axit azelaic 20 % có khả năng điều trị như một loại kháng sinh thông thường. Nó thậm chí còn đạt được hiệu quả cao hơn benzoyl hay clindamycin. 
Phương pháp điều trị mụn trứng cá
Sử dụng thuốc dạng kem bôi trị mụn trứng cá

Điều trị mụn bằng thuốc uống theo chỉ định bác sĩ

  • Với những tình trạng mụn nghiêm trọng, xuất hiện nhiều nốt mụn trứng cá dạng u nang, mụn mủ thì cần đến thuốc kháng sinh để kháng khuẩn và chống viêm. Thông thường bác sĩ sẽ kê tetracycline – chẳng hạn như minocycline hoặc doxycycline. Kháng sinh này được kê theo liều và đảm bảo theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc. 
  • Kết hợp với thuốc tránh thai: đây được xem là một trong những loại thuốc có khả năng trị mụn hiệu quả. Thành phần của thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin. Chúng thường được kê cho những bệnh nhân bị mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố. Thuốc thường được kê kèm với vitamin và một số loại kháng sinh. Tuy nhiên, tác dụng phụ của chúng la tăng cân, đau vú và buồn nôn. 
  • Isotretinoin: Isotretinoin (Amnesteem, Claravis, Sotret) được xem là giải pháp cuối cùng trong điều trị mụn trứng cá cấp độ 3.  Khi tình trạng mụn không tiến triển tốt hơn và không đáp ứng với bất kỳ phác đồ điều trị nào. Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể gây viêm loét đại tràng, tăng nguy cơ trầm cảm và dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Thuốc trị mụn trứng cá
Bạn có thể uống thuốc trị mụn trứng cá theo chỉ định của bác sĩ

Kết hợp với những liệu trình chăm sóc da chuyên nghiệp

  • Laser và IPL: Đây được xem là hai phương pháp điều trị mụn thành công nhất của ngành y khoa. Sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các ổ vi khuẩn gây mụn, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa những tổn thương không đáng có cho làn da sau mụn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở bệnh viện da liễu hoặc clinic. 
  • Lấy nhân mụn chuẩn y khoa: đây có lẽ là phương pháp còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lấy nhân mụn (mụn đầu đen và mụn đầu trắng) là thực sự cần thiết để đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Cần lấy mụn đúng cách và đủ bước để hạn chế việc hình thành sẹo. 
  • Tiêm steroid: Đối với những tổn thương dạng hạch hoặc dạng nang có thể điều trị bằng cách tiêm trực tiếp một loại thuốc có tên steroid. Phương pháp này giúp mụn nhanh chín, rụng cồi hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên chúng có thể làm mỏng da và gây nhạy cảm cho vùng da cần điều trị. 

Hướng dẫn chăm sóc da mụn đúng cách

Mụn gần như là điều không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời mỗi người. Vấn đề là mụn nhiều hay ít, có thể kiểm soát hay không và làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả nghiêm trọng mà mụn trứng cá để lại. 

Luôn giữ gìn vệ sinh da mặt nói riêng và cơ thể nói chung. Bằng cách rửa mặt hoặc tắm bằng những sản phẩm làm sạch trung tính được chiết xuất từ những thành phần lành tính. Đối với vùng da mặt cần tẩy trang sạch sẽ để loại bỏ hết cặn mỹ phẩm, khói bụi, dầu thừa. Đồng thời với những vùng da mụn nhạy cảm cần rửa sạch với nước muối để giảm sưng đau nhức.

Cách chăm sóc da mụn
Cần vệ sinh da mặt đúng cách để ngừa mụn trứng cá

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong suốt quá trình điều trị mụn trứng cá. Một số bạn thường có xu hướng sử dụng kem nền hoặc kem che khuyết điểm để làm mờ đi những vết mụn nhưng điều này thực sự là sai lầm. Hãy bảo vệ làn da của bạn bằng cách tránh gây bí bách và khó chịu cho chúng.

Tuyệt tối đừng bỏ qua bước kem chống nắng. Bạn có thể sử dụng những loại chống nắng dạng xịt hoặc dạng uống để bảo vệ da. Việc hạn chế tia UV tiếp xúc với da cũng là cách để loại bỏ tình trạng mụn đáng ghét. 

Thay tế bào chết vật lý bằng các dạng hóa học có chứa thành thành AHA hoặc BHA. Sử dụng mỗi tuần 2 lần để loại bỏ những tế bào già cỗi, mang lại làn da thông thoáng. 

Nói không với những sản phẩm kém chất lượng. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được nguồn gốc thực sự của những loại mỹ phẩm đang bôi lên mặt. Những hoạt chất chiết xuất từ gì và đến từ đâu. Đừng tin vào những lời quảng cáo có cánh của những “chuyên gia kem trộn” tránh tiền mất tật mang. 

Rèn luyện thói quen ngủ sớm, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để xây dựng một hàng rào bảo vệ da tốt nhất. 

Kết hợp sữa ong chúa tươi trong điều trị mụn để mang đến một làn da mịn màng trắng sáng. Đây được xem là một trong những thực phẩm bổ dưỡng dành cho cơ thể và làn da của bạn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sữa ong chúa có trong mỹ phẩm cung cấp một lượng lớn protein và axit amin cho da. Ngoài ra, trong sữa ong chúa còn có rất nhiều thành phần khác như: lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Mỗi tuần từ 2 đến 3 lần bạn có thể dùng sữa ong chúa như một dạng mặt nạ, kết hợp massage nhẹ nhàng để có hiệu quả cao nhất. 

Sữa ong chúa trị mụn trứng cá
Mặt nạ sữa ong chúa giúp trị mụn hiệu quả

Mụn trứng cá dù xuất hiện ở độ tuổi nào cũng là nỗi ám ảnh cho làn da của bạn. Việc xác định đúng và đủ nguyên nhân hình thành mụn sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Góp phần hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc. Hãy lắng nghe làn da của mình và tìm kiếm những chuyên gia da liễu để nhận được sự tư vấn phù hợp. 

Trên đây là thông tin về mụn trứng cá mà nhà thuốc Apharma tổng hợp được. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *