Lu lu đực là loại thảo dược gì? Tác dụng dược lý của dược liệu này là gì? Sử dụng chúng như thế nào để đạt được hiệu quả cao mà không có tác dụng phụ?
Trong sự phát triển của Y học ngày nay, thì các nhà khoa học đang hướng đến việc sử được các loại thảo dược để điều trị bệnh. Một trong số đó có cây lu lu đực, bởi vì chúng có rất nhiều dưỡng chất có tác dụng phục hồi sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, tiềm ẩn trong chúng cũng có những chất hóa học có độc tính.
Vì vậy, nhà thuốc Apharma sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về loài cây này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!!!
Lu lu đực là gì?
Lu lu đực (hay gọi là thù lù đực) được phát hiện ở đại lục địa Á – Âu, chúng đã được các nhà khoa học nghiên cứu dược tính và nhân giống ở rất nhiều quốc gia trên Thế giới. Bởi vì điều đó mà loài cây này được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau.
- Tên thường gọi (Tiếng Việt): thù lù đực, hiên già nhi miêu, long quỳ, cà đen, cà lù, nút áo.
- Tên khoa học (Tiếng Anh): Solanum nigrum L.
Một số đặc điểm nhận biết của lu lu đực
1. Những đặc điểm nhận biết của cây lu lu đực
Cây lu lu đực được sử dụng từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền nhưng chúng được mô tả theo khoa học đầu tiên vào năm 1753. Với những đặc điểm như hình dạng thân cây, lá, hoa, quả và các khu vực phân bố của chúng,…
- Thân: là cây thân thảo, nhẵn, cao 50-70cm, các cành non có phủ một lớp lông mỏng. Thân của cành có hình tròn
- Lá: có phủ một lớp lông mỏng, phiến lá hình bầu dục (hoặc trái xoan), mép có răng cưa thưa, lá thù lù đực có kích thước dài 2.5-7cm, rộng 2-4.5cm, cuốn lá dài từ 2-5cm.
- Hoa: mọc thành chùm từ kẽ lá, mỗi chùm sẽ có 3 bông, đài hoa có hình trứng (dài 1.2-2.5mm) và có 5 cánh, phát triển cùng với hoa và quả, khi quả chín thì đài hơi uốn cong. Tràng hoa có 5 cánh màu trắng (trắng hơi xanh), cánh của tràng hoa có chiều dài 4-9mm. Nhị hoa bào gồm 5 nhị và có màu vàng, dài 1.5-2.5mm.
- Quả: khi chín có dạng hình cầu, bán kính 3-4mm, thường có màu tím hoặc đen, tuy nhiên ở Ấn Độ người ta phát hiện quả cà lù lại có màu đỏ lúc chín.
2. Khu vực sinh sống và phát triển của lu lu đực
Cây cà đen được tìm thấy ở hầu hết các lục địa trên thế giới, vẫn chưa có nghiên cứu nào về nguồn gốc xuất xứ của loài cây này, nhưng vẫn có một số giả thuyết nói rằng chúng được phát hiện ở lục địa Á – Âu.
Độ cao so với mực nước biển để tìm thấy cà đen ở khoảng 0-3000m. Chúng thích nghi với rất nhiều loại điều kiện khí hậu môi trường khác nhau, nhưng lại hạn chế sống ở môi trường bị khô hạn lâu ngày. Lu lu đực mọc dại ven đường, đất trống, ruộng vườn gần khu dân cư hoặc ven sông, ruộng.
Cây phát triển tốt ở môi trường có nhiệt độ lý tưởng nhất là 20 – 30 độ C, chúng chậm phát triển ở nhiệt độ dưới 15 độ C và trên 35 độ C. Sản lượng hoa và quả bị ảnh hưởng đáng kể nếu cây được ở nơi có bóng mát.
3. Các bộ phận được xem là dược liệu của cây thù lù đực
Thân và lá của cây lu lu đực thường được tận dụng làm dược liệu điều trị bệnh.
Phần lá và thân cây thường được sử dụng làm thuốc
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau khi thu hái
Lu lu đực thường được thu hái cả cây, sau đó được dùng ở dạng tưới hoặc phơi khô. Ở một số nước chúng còn được sử dụng làm rau ăn, nhưng phải ăn chín được luộc bỏ hai ba nước đầu, trái cà lù không được sử dụng vì có chứa nhiều độc tính.
Nếu dùng tươi thì tốt nhất bạn nên dùng liền sau khi thu hoạch để giữ được dưỡng chất, còn ở dạng khô thì để nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc vì đây là môi trường để vi sinh vật phát triển gây thay đổi tính chất của thảo dược.
5. Cách phân biệt thù lù đực và tầm bóp hoặc làm sao để chọn sản phẩm có chất lượng tốt
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cây lu lu đực với cây tầm bóp, do chúng khá giống nhau về đặc điểm bên ngoài. Đối với tầm bóp thì lá sẽ nhỏ hơn lá của thù lù đực một chút (dài 3-3.5cm, rộng 2-4cm), quả có vỏ bọc bên ngoài, màu xanh và khi chín sẽ có màu vàng.
Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát và không độc còn thù lù đực ngoài lá cây ra thì tất cả các bộ phần đều có độc, đặc biệt không dùng quả của cây cà đen, không dùng quả của tầm bóp khi còn xanh.
Nếu chọn cà đen dùng tươi thì phần cây, lá không nên chọn bị sâu, côn trùng phá hoại, bị héo úa, dập nát. Còn ở dạng khô thì nên chọn sản phẩm không bị nấm mốc, ẩm ướt. Đặc biệt bạn nên lựa chọn những địa điểm cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và uy tín.
Thành phần dược liệu bên trong cây lu lu đực
Bên trong cà lù có chứa một một lượng alkaloid (nguyên nhân lu lu đực có tính độc), nhưng hàm lượng chất này tập trung ở từng bộ phận của cây là khác nhau, đối với từng vùng khí hậu thì lượng chất hóa học này ở thù lù cũng có sự khác biệt rõ rệt. Các alkaloid mà cây này chứa như là steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine.
Không những vậy, trong lá tươi của cây thù lù đực có chứa các acid ascorbic (một dưỡng chất được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm vì có tác dụng chống oxy hóa).
Một số chất hóa học khác như là:
- acid nicotinic,
- acid citric,
- 5,9% protein,
- 1% chất béo,
- 2,1% chất khoáng,
- 8,9% các hợp chất carbohydrat.
Phương pháp bào chế và sử dụng lu lu đực
1. Chế biến làm rau
Ở một số nước trên thế giới đã tận dụng loại cây thân thảo này để chế biến thành các món ăn hằng ngày. Vào thế kỷ 15, người dân Trung Quốc đã sử dụng chúng làm thức ăn để cầm cố qua ngày vì nạn đói. Ở một số nước như Ấn Độ, Ghana sử dụng làm rau, các món hầm, quả mọng chín vẫn được dùng nhưng không nhiều.
2. Điều chế làm thuốc
Thù lù đực được ép nước từ cây tươi và dùng cho các bệnh ngoài da hoặc rửa vết lở loét. Quả chín được tận dụng để hạn chế tác dụng nhuận tràng và kích thích sự thèm ăn.
Đồng thời trong Y học cổ truyền của Việt Nam, cũng như Trung Quốc thì cà đen được coi là thảo dược có khả năng kháng sinh, kháng viêm, hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi tiểu, hạ sốt. Cà lù được cho là có chứa solanine (glycoalkaloid steroid được sử dụng để bào chế 16-DPA).
Vị thuốc, tác dụng và liều lượng sử dụng của lu lu đực
1. Tính chất – mùi vị
Long quỳ có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.
2. Tác dụng dược lý của long quỳ
Tuy rằng, long quỳ có độc tính nhưng chỉ khi dùng ở liều cao, nếu sử dụng thích hợp thì vẫn được điều chế thành những dược liệu quý có tác dụng như là gây ngủ, làm dịu thần kinh, chống co thắt, giảm đau, an thần, chống ung thư, chống nọc rắn độc, tăng cường hệ miễn dịch, kháng sinh và chống viêm.
3. Liều lượng an toàn khi sử dụng
Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Bởi vì trên cây có chứa độc tố nên khi dùng phải thận trọng nhất là phần quả, tuy nhiên ở một số bộ phận như ngọn non vẫn được thu hái làm rau. Chỉ cần rửa sạch, luộc qua nhiều nước, bỏ nước là có thể dùng.
4. Độc tính khi sử dụng quá liều
Độc tính của lu lu đực là do hàm lượng Solanine, đã có một vài ghi nhận về chất độc này gây tử vong ở người khi dùng trái còn xanh của chúng. Một số triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, ói và kéo dài 6-12 giờ sau khi dùng có thể kèm một số triệu chứng khác như sốt, không minh mẫn và buồn ngủ. Nếu dùng một lượng lớn có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy đường hô hấp.
Công dụng và lợi ích mà lu lu đực đem lại cho sức khỏe con người
Một số công dụng điều trị bệnh lý khi sử dụng thù lù bằng cách uống hoặc đắp ngoài như là
- Thông tiểu tiện, điều trị bệnh phù thũng
- Gan to
- Vẩy nến
- Á sừng
- Eczema (viêm da cơ địa)
- Ghẻ
- Bỏng
- Trĩ nội, trĩ ngoại
- Hỗ trợ điều trị ung thư
Một số bài thuốc đến từ lu lu đực
1. Điều trị tiểu không thông, gan phình to
- Chuẩn bị: lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g.
- Phương pháp bào chế và cách dùng: sắc uống.
- Chú ý: Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống hoặc dùng ngọn non 50-100g luộc ăn trong ngày.
2. Điều trị các bệnh ngoài đặc thù về da như nổi mẩn ngứa, vảy nến, bỏng
Dùng ngọn non hoặc lá của cà đen đem rửa sạch, giã nát và ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô đặc lại thành cao mềm để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
3. Trị các vết thương do va đập, sưng tấy, ứ máu dẫn đến đau nhức
Dùng 80-100g cây tươi và giã nát, thêm ít giấm, tiếp theo ép lấy nước nước để uống, còn phần bã đắp chỗ đau.
4. Trị cao huyết áp
- Chuẩn bị: Cả cây lu lu đực.
- Các điều chế và sử dụng: sắc lấy nước thuốc, cô đặc và bào chế thành viên 0,2g. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20 viên. Mỗi liệu trình điều trị sẽ kéo dài 10 ngày.
Các kiêng kỵ cần biết để đạt được hiệu quả cao khi dùng
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng cà đen làm thuốc, do đây là loài cây có chứa độc tính, nhất là phần quả xanh, vì vậy tránh dùng chúng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em không nên dùng thù lù đực vì có thể gây ra các tác dụng phụ, thậm chí có thể gây tử vong. Nếu bạn có các bệnh lý khác hoặc đang dùng các loại thuốc khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thêm thù lù đực làm thuốc.
Đặc biệt, nên chọn những nơi buôn bán thuốc và dược liệu đảm bảo chất lượng và uy tín.
Nơi cung cấp lu lu đực uy tín và chất lượng?
Nhà thuốc Apharma chính là nơi bạn nên tham khảo về việc mua thuốc và dược liệu chất lượng, vì tại Apharma chúng tôi luôn đặt sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu và sự hài lòng của bạn cũng chính là vinh hạnh của chúng tôi. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, các dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, cùng những ưu đãi vô cùng hấp dẫn đang chờ đợi bạn tại các nhà thuốc của Apharma.
Đồng thời Công ty cp dược phẩm apharma đã có các chi nhánh trên toàn quốc và dịch vụ mua thuốc online uy tín, sẽ giúp bạn có thể mua thuốc, dược liệu ở bất kỳ nơi nào.
Bên trên là toàn bộ những thông tin cần thiết về thảo dược lu lu đực, hy vọng những gì chúng tôi đã cung cấp sẽ đem lại những phương pháp hữu ích trong liệu trình điều trị của bạn. Chúc bạn và gia đình luôn bình an và vui vẻ.