Nếu bạn đang tìm thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thì Apharma gợi ý sử dụng Loratadin. Đây là 1 trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được nhiều bác sĩ tin tưởng khuyến cáo sử dụng. Ngoài các hiệu thuốc trên toàn quốc, bạn có thể mua thuốc online tại nhà thuốc Apharma. Trong bài viết này, cùngApharma tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc Loratadin này nhé.
Loratadin – Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
Loratadin là thuốc trị viêm mũi dị ứng, có tác dụng làm nhẹ triệu chứng của viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, hộp 1 vỉ * 10 viên.
Liên hệ nhà thuốc Apharma để được mua thuốc Loratadin chính hãng.
Loratadin có tác dụng gì?
Loratadin là thuốc kháng histamin, có tác dụng điều trị các triệu chứng: ngứa, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi do dị ứng và cảm mạo.
Khi ngăn ngừa nổi mề đay và điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, Loratadin sẽ được dùng kết hợp với các loại thuốc khác.
Cách sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng Loratadin
Liều lượng sử dụng
Liều dùng cho người lớn
- Bệnh viêm mũi dị ứng: 1 lần/ngày, 10mg/lần.
- Bệnh nổi mề đay: 1 lần/ngày, 10mg/lần.
Liều dùng cho trẻ em
- Bệnh viêm mũi dị ứng:
- 2-5 tuổi: 1 lần/ngày, 5mg/lần dạng siro.
- Trên 6 tuổi: 1 lần/ngày, 10mg/lần dạng viên nén.
- Bệnh nổi mề đay:
- 2-5 tuổi: 1 lần/ngày, 5mg/lần dạng siro.
- Trên 6 tuổi: 1 lần/ngày, 10mg/lần dạng viên nén.
An toàn sử dụng thuốc Loratadin theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Thận trọng khi sử dụng
- Người cao tuổi: Thuốc có nguy cơ làm khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, sau khi dùng thuốc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Thời kỳ mang thai và cho con bú: Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về sử dụng Loratadin trong thời kỳ mang thai nhưng vẫn nên trao đổi kỹ với bác sĩ khi muốn sử dụng.
- Khi đang sử dụng Loratadin, không nên sử dụng các thuốc có chứa desloratadine, vì 2 thuốc có tác dụng rất gần nhau.
Khuyến cáo khi dùng Loratadin
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng cách sử dụng, tần suất, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất trên bao bì.
Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì điều này có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc, khiến cho việc điều trị gặp thất bại hoặc nguy hiểm hơn là xuất hiện các trường hợp rủi ro.
Lưu ý khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng Loratadin
Thông báo cho bác sĩ trước khi muốn sử dụng Loratadin nếu:
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Đang sử dụng các thuốc khác, bao gồm cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược,…
- Đã và đang bị hen suyễn, mắc bệnh gan hoặc thận.
- Đang mang thai, đang cho con bú hoặc có dự định mang thai.
- Mắc chứng phenylketo niệu, 1 bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn đặc biệt để ngăn sự phát triển tâm thần.
Tác dụng phụ của thuốc Loratadin
Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Loratadin là:
- Thường gặp: khô miệng, loét miệng, viêm họng, đau đầu, chảy máu mũi, khó ngủ, căng thẳng, đau bụng, tiêu chảy, ngứa hoặc đỏ mắt.
- Hiếm gặp và nghiêm trọng: phát ban, nổi mề đay, sưng mắt, mặt, tay, chân, khó thở, khó nuốt, khàn tiếng.
Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.
Nếu còn băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể liên hệ Apharma để được tư vấn cụ thể nhất.
Loratadin gồm những thành phần gì?
Loratadin………10mg
Tá dược vừa đủ….1 viên
Thương hiệu – Nhà sản xuất – Nước sản xuất của Loratadin
Thương hiệu: Việt Nam
Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CAO TRAPHACO
Nước sản xuất: VIETNAM
Tiêu chuẩn sản xuất của Loratadin
Thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở.
Các loại thảo dược, hoa quả khắc tinh của bệnh viêm mũi dị ứng
Có nhiều loại thực phẩm, hoa quả có khả năng phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng. Cùng Apharma tìm hiểu 1 số loại nhé.
Hoa quả chứa nhiều vitamin C
Người bị viêm mũi dị ứng nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mà vitamin C được coi là “thần dược” giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe hơn. Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C là cà rốt, ớt chuông, bưởi, khê, sơ ri,… Ngoài ra, táo, cam, cà chua cũng là 3 loại quả giàu chất oxy hóa giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Thực phẩm có tính ấm hỗ trợ thuốc Loratadin
Các thực phẩm như gừng, tỏi,… chứa nhiều chất kháng sinh giúp phòng chống viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung các món ăn có tác dụng bổ phế vào bữa ăn hàng ngày như gạo nếp, táo tàu, đường đỏ, củ từ, nhãn…
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên sử dụng gia vị có tinh dầu
Các loại rau, gia vị như bạc hà, rau mùi, rau thơm… được khuyến cáo sử dụng cho các bệnh nhân viêm mũi dị ứng vì tinh dầu của chúng có tác dụng rất tốt đối với mũi.
Các loại thực phẩm kiêng sử dụng khi dùng Loratadin
Thực phẩm có tính lạnh, tanh
Các loại thực phẩm tanh như hải sản rất dễ gây dị ứng còn những thực phẩm lạnh khiến cổ họng bạn khó chịu và kích thích hắt xì. Người mắc viêm mũi dị ứng nên tránh xa những loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh nặng hơn.
Sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa khiến chất nhầy trong mũi nhiều hơn, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi trong các rãnh xoang và giảm lưu thông trong mũi.
Đồ cay nóng
Đồ cay nóng không chỉ khiến bạn hắt hơi liên tục mà còn làm cơ thể bị nóng, mất nước. Từ đó chất nhầy trong mũi sẽ đặc lại, gây sưng ở mũi và xoang. Đồ cay nóng còn làm trào ngược axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến mũi và họng.
Ngoài ra, Apharma cũng khuyến cáo bạn nên có một chế độ sinh hoạt điều độ hợp lý, nên kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thuốc Loratadin, một loại thuốc rất chất lượng đang được nhà thuốc Apharma cung cấp. Hy vọng bạn đã có được kế hoạch chi tiết để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.