Lorastad 60Mg – Siro trị viêm mũi dị ứng của Việt Nam

Siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60mg được sản xuất bởi Stada

Việt Nam một đất nước có khí hậu khắc nghiệt cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng từ đó tăng theo. Đây là loại bệnh lý về mũi với các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa chảy nước mắt do hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích thích gây nên và làm chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Chính vì lẽ đó mà Apharma đã cung cấp ra thị trường Lorastad 60Mg – siro giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như viêm mũi hay các bệnh lý về da như mề đay cho người lớn và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên.

Giới thiệu về siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

Lorastad 60Mg với thành phần chính từ hoạt chất Loratadin và được bào chế dưới dạng siro có vị ngọt đắng, thơm mùi dâu.

Quy cách đóng gói: Hộp chưa 1 chai 60ml.

Siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60mg được sản xuất bởi Stada

Siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60mg được sản xuất bởi Stada

Công dụng khi sử dụng siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

Lorastad 60Mg được chỉ định dùng giảm nhanh triệu chứng dị ứng do viêm mũi hay các bệnh lý về da như mề đay mãn tính gây ra.

Điều trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả

Điều trị viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả

Liều sử dụng siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

Lorastad 60Mg được sử dụng bằng đường uống.

– Người bệnh là người lớn hay trẻ em có độ tuổi trên 12 tuổi: uống 10ml Lorastad x 1 lần/ngày.

– Đối với trẻ em trong khoảng 2 tuổi đến 12 tuổi:

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: uống 5ml mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: dùng 10ml cho mỗi ngày.

– Đối với bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới  30ml/phút)

  • Người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên: Liều khởi tạo ban đầu 10ml/ lần, 2 ngày dùng một lần.
  • Trẻ nhỏ từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi: Liều 5ml/ lần, cứ 2 ngày uống một lần.

Chống chỉ định từ nhà sản xuất

Tuyệt đối không sử dụng siro Lorastad 60Mg trong các trường hợp sau đây:

  • Những bé dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân đã từng dị ứng với bất kỳ hợp chất nào có trong siro này.

Thận trọng và cảnh báo

Đặc biệt cẩn trọng đối với những người đang bị suy gan và một điểm cần lưu ý nữa đó chính là uống loratadin có khả năng gây khô miệng và rất dễ sâu răng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ khi dùng siro Lorastad 60Mg.

Tác dụng phụ của dòng siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

Một số tác dụng không mong muốn hiếm khi xảy ra trong quá trình dùng siro này kể đến như: đau đầu, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, ban đỏ.

Trong trường hợp bạn thấy có biểu hiện nào bất thường thì đề nghị ngưng dùng thuốc và gặp ngay y bác sĩ để kịp thời hướng dẫn cũng như tư vấn.

Thành phần của siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

  • Thành phần chính: 60mg Loratadin
  • Glycerin, acid citric khan.
  • Natri benzoat, saccharose.
  • Propylen glycol, mùi dâu nước.
  • Nước tinh khiết.

Nguồn gốc xuất xứ của siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

  • Thương hiệu: Lorastad 60Mg
  • Nhà sản xuất: Stada
  • Nước sản xuất : Việt Nam

Tiêu chuẩn sản xuất siro trị viêm mũi dị ứng Lorastad 60Mg

Tiêu chuẩn sản xuất thuốc Lorastad 60Mg là tiêu chuẩn cơ sở.

Các loại thảo dược, hoa quả tốt bệnh viêm mũi dị ứng

Ngải cứu

Theo Đông y ngải cứu là loại thảo dược có vị đắng, mùi thơm cùng tính ấm. Có khả năng ức chế nhiều vi khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Nhờ thế mà ngải cứu được dùng làm bài thuốc giảm đi tình trạng tắc nghẹt mũi từ đó hỗ trợ chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Cách làm thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Sau khi rửa sạch lá ngải cứu thì đem để cho ráo nước.
  • Tiếp đến đem ngải cứu bỏ vào nồi cùng 1 ít nước đun sôi lên.
  • Cuối cùng ta lấy nước lá ngải cứu trên xông mũi trong khoảng 10 phút. Lưu ý người bệnh nên xông mũi 1 lần mỗi ngày.

Ngải cứu là loại thuốc nam vô cùng hữu hiệu

Ngải cứu là loại thuốc nam vô cùng hữu hiệu

Húng chanh

Húng chanh chứa trong mình lên đến 65,2% các hoạt chất phenolic như salicylat, eugenol, thymol, carvacrol và cả chavicol. Các hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn mạnh, loại bỏ đờm, đặc biệt giúp mũi thông thoáng từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng gây nên.

Cách dùng húng chanh trị viêm mũi dị ứng như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 60g húng chanh tươi đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Sắc cùng với 300ml nước lọc cho đến khi cạn còn 200ml thì đem uống ấm. Uống 2 lần mỗi ngày để cải thiện chứng bệnh viêm mũi đang gặp phải.

Hình ảnh cây húng chanh

Hình ảnh cây húng chanh

Bạc hà

Cũng giống như húng chanh, bạc hà có lượng lớn tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, sát trùng bệnh ngoài da, thanh nhiệt và chống dị ứng. Vì lẽ đó mà bạc hà được xem là thần dược trị viêm mũi tự nhiên nhờ khả năng kích thích xuất tiết cũng như đào thải dịch và làm mũi luôn luôn thông thoáng.

Sử dụng bằng cách sau:

  • Lấy một nắm thảo dược này đem rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Tiếp đến đun sôi một nồi nước rồi thả bạc hà vào.
  • Sau đó dùng nước này xong mũi khoảng 10 phút và thực hiện đều đặn 1 lần mỗi ngày.

Chú ý: Không dùng lá bạc hà cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Bạc hà không chỉ là gia vị mà nó còn là phương thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Bạc hà không chỉ là gia vị mà nó còn là phương thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Dứa

Dứa một trong loại trái cây có dồi dào chất bromelain, có công dụng như một loại enzyme chống viêm. Dứa có tác dụng rất tốt và hiệu quả ngang bằng so với những nhóm chất steroid và thuốc chống viêm khác. Bên cạnh đó nước ép dứa không để lại bất kỳ một tác dụng phụ nào như các loại thuốc khác.

Uống một ly nước ép mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm

Uống một ly nước ép mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm

Các loại thực phẩm kiêng sử dụng khi dùng thuốc Lorastad 60Mg

Đối với những người đang mắc phải chứng bệnh dị ứng thì nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  • Hải sản: những động vật dưới nước như tôm, nghêu, cua, ghẹ, cá biển, ốc, mực, sò….
  • Thịt gà: có tính lạnh nên khi ăn thịt gà dễ khiến tình trạng dị ứng càng tăng.
  • Nhộng tằm, côn trùng, nấm: Thuộc trong nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Đồ ăn cay nóng, chiên, xào cũng nên tránh xa.

Hải sản một trong những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi đang bị viêm mũi dị ứng

Hải sản một trong những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi đang bị viêm mũi dị ứng

Ngoài việc dùng siro Lorastad để điều trị các chứng bệnh viêm mũi dị ứng, mề đay thì bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả của việc điều trị.

Thuốc hiện có bán tại nhiều tiệm thuốc, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc với giá cả phải chăng. Nếu còn đang tìm cho mình một địa chỉ uy tín và hợp lý thì hãy đến ngay với công ty cổ phần dược phẩm Apharma thông qua chuỗi nhà thuốc Apharma hay cũng có thể đặt mua thuốc online qua hệ thống nhà thuốc trực tuyến.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *