Trong hàng nghìn năm qua, Việt Nam ta với nền y học dân tộc cổ truyền phát triển đã có rất nhiều cây thuốc dân gian được sử dụng và có tác dụng chữa bệnh hiệu quả . Trong kho tàng các cây thuốc quý đó, Cây hương nhu tía được xem như là thần dược có tác dụng tốt trong chữa bệnh cảm lạnh, thương hàn. Ở bài viết này, hãy cùng Apharma đi tìm hiểu kĩ hơn về cây hương nhu để có cách sử dụng cho phù hợp nhất nhé!
1. Giới thiệu cây hương nhu tía
Cây hương nhu có tên khoa học Ocimum gratissmum Linn, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Trong đông y, vị thuốc Hương nhu còn có tên gọi khác là Hương thái, mật phong thảo, mậu dược, thạch giải,…
Hương nhu có hai loại là hương nhu trắng và hương nhu tía, cả hai loại đều lấy toàn thân trừ rễ làm thuốc:
- Hương nhu tía
- Hương nhu trắng
2. Đặc điểm dược liệu hương nhu tía
2.1 Đặc điểm hình thái
Cây hương nhu là dạng cây thuốc thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 1m – 2m. Thân cây hương nhu hình vuông, hóa gỗ ở gốc và có lông che chở. Lá hương nhu có cuống dài, phiến lá hình mác có khía răng cưa, mọc chéo nhau hình chữ thập. Trên hai mặt của lá đều có lông che chở, mặt trên lá có lông dày hơn mặt dưới lá. Hoa hương nhu mọc không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi, nhụy 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng.
Cây hương nhu tía và hương nhu trắng khác nhau chủ yếu ở màu sắc hoa, đặc điểm nhận biết như sau:
- Hương nhu trắng: có hoa nhỏ màu nâu, mọc thành cụm xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài.
- Hương nhu tía: Hoa màu nâu tím nhạt hình môi, mọc thành xim co. Đài hoa tồn tại đựng quả bế từ nhỏ
2.2. Khu vực sinh trưởng
Cây Hương nhu tía thường mọc hoang ở vùng đồng cỏ, ven lề đường tại nhiều miền quê trên khắp cả nước. Ngày nay với nhu cầu làm thuốc và sản xuất tinh dầu, Hương nhu cũng được trồng làm tại các tỉnh ở đồng bằng và miền núi.
2.3. Bộ phận dùng làm thuốc của Hương nhu tía
Đông y sử dụng toàn thân của Dược liệu hương nhu tía (trừ rễ) làm thuốc
2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây hương nhu tía nên được thu hái từ tháng 5 tới tháng 7, là vào thời điểm cây đang ra hoa và ra quả.
Dược liệu hương nhu tía sau khi hái về có thể dùng tươi hay khô đều được
- Với dùng khô: Hương nhu được cắt bỏ phần rễ và đem đi phơi cho đến khô
- Với dùng tươi: Hương nhu được rửa sạch, loại bỏ các lá sâu hư hại, sau đó đêm đi vắt lấy nước uống
Dược liệu Hương nhu tía sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào túi nilon, tránh hơi ẩm. Bảo quản dược liệu ở độ ẩm dưới 12% tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp
2.5. Thời hạn sử dụng dược liệu sau khi sơ chế
Các dược liệu khô khi được bảo quản đúng cách có thể sử dụng từ 6 – 12 tháng. Tránh sử dụng các dược liệu có dấu hiệu ẩm mốc, hư hại
2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt
Để nhận biết thành phẩm đạt chất lượng, có một số lưu ý sau:
- Dược liệu đã chế biến và sấy không được có mùi mốc, không có nấm, không ẩm.
- Lá và hoa hương nhu phải sạch đất, không bị sâu hại
3. Thành phần dược liệu hương nhu tía
Hương nhu tía có mùi thơm đặc trưng nhờ vào thành phần hóa học có các tinh dầu đặc biệt. Đó là:
70% tinh dầu eugenol, 12% tinh dầu methyl eugenol và β- caryophyllene, 21% Element,…Ngoài tinh dầu, Hương nhu còn chứa: Carvacrol 10,15%, Thymol 9,82%, …. có tác dụng kháng khuẩn
4. Phương pháp bào chế và sử dụng hương nhu tía
Trong đông y, tất cả các bộ phận của hương nhu tía ( trừ rễ) đều được dùng làm thuốc với nhiều cách:
- Dùng tươi trực tiếp hay phơi khô bằng cách sắc hay hãm, kết hợp với các dược liệu khác
- Chiết xuất tinh dầu: Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu hương nhu tía khá cao nên có thể dùng để chiết xuất dưới dạng tinh dầu tinh khiết. Tinh dầu hương nhu được dùng trị cảm sốt bằng cách xông hơi khá hiệu quả
5. Vị thuốc của hương nhu tía
5.1 Tính vị và quy kinh
Vị thuốc hương nhu tía có vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ ( theo Bản Thảo Chính) và vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
Hương nhu được quy vào các kinh sau:
- Kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
5.2 Liều sử dụng an toàn
Theo các ghi chép trong Đông y, Vị thuốc hương nhu nên dùng từ 8g – 20g. Đây chỉ là liều an toàn mang tính tham khảo, người đọc nên hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc khi sử dụng
5.2 Độc tính khi dùng quá liều
Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra tác dụng phụ của hương nhu tía khi sử dụng quá liều. Tuy vậy, nên sử dụng dược liệu hương theo liều lượng đã chỉ định, tuyệt đối không lạm dụng dùng quá liều.
6. Công dụng và lợi ích có lợi cho sức khỏe của Dược liệu hương nhu tía
6.1 Theo y học hiện đại
Theo thuyết y học hiện đại. Hương Nhu Tía được xem là loại dược liệu quý, có thể chữa được một số bệnh lý đơn giản cho con người, ví dụ như chống viêm, chống khuẩn…
Tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt
Tinh dầu methanol được phát hiện trong hương nhu tía làm tăng khả năng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau. Hoạt chất carrageenan trong hương nhu tía có tác dụng ức chế tình trạng phù gan bàn chân ở chuột cống trắng và tiết chế sự hình thành của dịch rỉ viêm.
Tác dụng kháng khuẩn
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hoạt chất acid linoleic trong hương nhu tía có thể góp phần làm tăng khả năng kháng khuẩn và loại bỏ được một số chủng vi khuẩn nhạy cảm như Bacillus pumilus, staphylococcus aureus,…
6.2 Theo y học cổ truyền
Với y học cổ truyền, Hương Nhu Tía còn được áp dụng làm thành những bài thuốc dân gian lành tính để chữa trị một số bệnh lý ở người một cách đơn giản mà đem lại hiệu quả cực cao.
- Tác dụng trị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa (Theo sách biệt lục)
- Chủ trị cước khí hàn thấp, đau nhức bên trong gót chân do hàn thử thấp xâm nhập (theo Bản Thảo Cương Mục)
- Tác dụng phát hãn, thanh khử, tán thủy, trị cảm sốt, cảm lạnh
- Tác dụng tán hàn, giải biểu, lợi tiểu (Theo Lâm sàng Thường dụng Trung Dược thủ sách)
7. Các điều cần lưu ý và bí quyết sử dụng dược liệu hương nhu hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý của Apharma khi sử dụng dược liệu hương nhu tía trị bệnh:
- Không dùng hương nhu tía khi nóng, vì hương nhu có tính ôn sẽ gây nôn mửa
- Hạn chế dùng hương nhu tía cho người bị ra mồ hôi nhiều
- Không dùng cho bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Hương nhu tía gây tương tác với các thuốc chống khối huyết như các hoạt chất Warfarin, heparin, dalteparin,…Khi kết hợp sẽ tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu
- Pentobarbital gây tương tác với hương nhu, làm tăng tác dụng gây buồn ngủ của Pentobarbital
Với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ con,…nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu hương nhu tía
8.1 Bài thuốc trị nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, sốt
- Nguyên liệu: 480 gam hương nhu tía, 280 gam hậu phác,
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và 2 chén nước vào đun sôi, để đều lửa đến khi còn một nửa lượng ban đầu. Khi dùng kết hợp với nửa chén rượu
- Liều dùng: chia uống 3 lần/ ngày, duy trì liên tục 2 ngày
8.2 Bài thuốc trị thương hàn, cảm mạo
- Nguyên liệu: bột hương nhu với 8g rượu
- Hướng dẫn cách làm: đun nóng rượu và thêm bột hương nhu tía vào
- Liều dùng: Chia 3 lần uống trong 1 ngày
8.3 Bài thuốc giảm triệu chứng cảm sốt, đau đầu
- Nguyên liệu: 1 nắm hương nhu tía tươi
- Hướng dẫn cách làm: Hương nhu tươi tía đem đi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Thêm ít nước ấm vào hòa loãng nước cốt để uống. Phần bã có thể đắp lên trán để dứt cơn đau đầu
8.4 Bài thuốc trị tiêu chảy, lạnh bụng
- Nguyên liệu: 12g hương nhu tía, 12g tía tô (bao gồm lá và cành), 9g mộc qua
- Hướng dẫn cách làm: Cho nguyên liệu và 3 bát nước vào nồi, đun đều lửa đến khi còn tầm 1 bát thuốc thì ngưng
- Liều dùng: uống sau bữa ăn sáng. Chia thành 2 hoặc 3 lần uống trong ngày.
8.5 Bài thuốc trị hôi miệng
- Nguyên liệu: 10g hương nhu tía
- Hướng dẫn cách làm: sắc với 200ml nước cho đến khi cạn, còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Liều dùng: Dùng dung dịch này để ngậm và súc miệng mỗi ngày. Kiên trì sử dụng khoảng 15 – 30 ngày để cải thiện triệu chứng hôi miệng.
9. Chế độ sống và vận động phù hợp tốt cho bệnh nhân phòng tránh thương hàn
Ngoài việc sử dụng dược liệu hương nhu tía điều trị trong các bệnh lý thương hàn, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sông và vận động tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách phòng ngừa cảm lạnh và thương hàn mà Apharma đã tổng hợp:
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, sử dụng các thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn
Duy trì lối thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, giúp nâng cao sức đề kháng tăng cường sức khỏe
10. Dược liệu hương nhu tía được dùng khi nào và mua ở đâu?
Dược liệu hương nhu tía là dược liệu quý có tác dụng điều trị nhanh các triệu chứng bệnh cảm lạnh, thương hàn.Với các giá trị dược dụng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Để mua được vị thuốc hương nhu tía chất lượng tốt, người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về hương nhu tía, dược liệu có tác dụng hiệu tốt trong điều trị các bệnh cảm lạnh, thương hàn, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn.
Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là người bạn đồng hành mang đến những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý nhất. Nhà thuốc online Apharma luôn hân hạnh phục vụ.