Hoa cứt lợn/ Cỏ hôi

Hoa cứt lợn

Hoa cứt lợn không những là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn là một vị thuốc tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị viêm xoang. Cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn về thảo dược này nhé. 

1. Hoa cứt lợn

– Tên tiếng Việt: hoa cứt lợn. Còn gọi là cỏ cứt lợn, cỏ hôi, cỏ ngũ vị, bù xít, thắng hồng kế. 

– Tên khoa học (tên tiếng Anh): Ageratum conyzoides L. Hoa cúc lợn thuộc họ Asteraceae – họ Cúc. 

– Bộ phận dùng làm thuốc: Thân, lá, hoa (nói chung là phần bên trên mặt đất) đều có thể sử dụng làm thuốc. 

Hoa cứt lợn

2. Mô tả chi tiết về hoa cứt lợn

2.1. Đặc điểm nhận biết

Cây hoa cứt lợn là loại cây thân mềm, nhỏ, cao khoảng 25-30cm. Cây mọc hoang khắp nơi, chủ yếu là vùng nông thôn. Có 2 loại hoa cứt lợn phổ biến là hoa cứt lợn trắng và hoa cứt lợn tím. Hoa cứt lợn dễ trồng, dễ phát triển, thường tự mọc hoang nhiều hơn là được trồng. 

2.2. Khu vực sinh trưởng

Hoa cứt lợn được coi là 1 cây cỏ dại mọc hoang, có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên cả nước. Trên thế giới có thể tìm thấy hoa cứt lợn tại các vùng Viễn Đông, Trung Mỹ, Tân Caledonia,…. 

2.3. Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất.

Phần trên của cây hoa cứt lợn (từ mắt đất trở lên), bao gồm thân, lá, hoa.

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất.

 

Bộ phận dùng làm dược liệu tốt nhất.

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

– Thu hái: nên thu hoạch vào lúc trời khô ráo, khi cây vừa bắt đầu ra hoa, chỉ lấy phần bên trên mặt đất. 

– Sơ chế: Rửa sạch phần đã thu hoạch, có thể dùng trực tiếp hoặc sấy khô ở 30-40 độ hoặc phơi bóng râm. Nếu dùng để sao vàng thì nên cắt khúc 3-5cm.

– Bảo quản: Nếu muốn dùng tươi thì nên sử dụng ngay sau khi thu hoạch. Còn muốn dùng khô thì nên bảo quản hoa cứt lợn trong bì kín, để ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc và tránh sâu mọt. 

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

– Thảo dược tươi: dùng ngay sau khi thu hái.

– Thảo dược sấy khô: có thể sử dụng lâu hơn, nhưng nếu thảo dược có dấu hiệu bị mốc, sâu mọt, đổi màu thì không nên sử dụng tiếp. 

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

– Đối với cây cứt lợn tươi: nên chọn cây xanh tốt, có hoa và không bị sâu, úa.

– Đối với cây cứt lợn sấy khô: nên chọn những thảo dược đã được sấy khô hoàn toàn, không bị mốc, bẩn.

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

Cây hoa cứt lợn có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tháng 9 là tốt nhất. 

Mùa thu hoạch trong năm

Hình ảnh cây hoa cứt lợn

3. Thành phần dược liệu của hoa cứt lợn

Theo các nghiên cứu, trong hoa cứt lợn có các thành phần hóa học như: tinh dầu, ancol, acid fumaric, tannins, acid caffeic, saponin, cadinne, caryophyllene, charmomones, demetoxygeratocromen, phenol, resins, quercetin, kaempferol, coumarins. Trong đó, thành phần chính chiếm khoảng 2% trong hoa cứt lợn là tinh dầu.

4. Phương pháp bào chế và sử dụng hoa cứt lợn

Có rất nhiều phương pháp bào chế và sử dụng hoa cứt lợn có thể sử dụng như: sắc lấy nước uống; nấu thành nước xông; giã nát, lọc lấy nước cốt, sau đó uống hoặc bôi ngoài da; đốt cháy hun khói. 

5. Vị thuốc của hoa cứt lợn

– Tính chất – Mùi vị: Hoa cứt lợn có vị cay, hơi đắng nhẹ và tính mát. Người ta sử dụng cây cứt lợn để tác động 2 kinh: thủ quyết âm tâm bào và thủ thái âm phế.

– Liều lượng sử dụng an toàn: Nếu dùng theo đường uống, nên dùng với liều lượng là 15-30g khô hoặc 30-60g tươi. Nếu dùng ngoài thì không cần liều lượng cụ thể. 

– Độc tính khi dùng quá liều: hiện tại chưa có báo cáo

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược hoa cứt lợn

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Đông y

Cây cứt lợn có tác dụng thải độc, giải nhiệt, giảm sưng, tiêu sỏi, chống chảy máu. Do đó, nó được sử dụng để điều trị các bệnh như: viêm họng, mụn nhọt, viêm mũi, rong huyết sau sinh, đau nhức xương, sỏi tiết niệu….

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Đông y

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Tây y 

+ Kháng viêm, tiêu sưng.

+ Có khả năng điều trị tiểu đường.

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Tây y 

+ Ngăn ngừa và phòng chống các bệnh về tim mạch.

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Tây y 

+ Ngăn chặn táo bón.

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Tây y 

+ Ức chế và tiêu diệt trùng Trypomastigote.

+ Khả năng làm se vết lở loét.

Tác dụng của cây hoa cứt lợn trong Tây y 

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hoa cứt lợn hiệu quả

Không dùng cây cứt lợn cho bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây. 

Khi sử dụng, nên sử dụng đúng liều lượng, đặc biệt không thay thế hoàn toàn nước lọc và sử dụng trong thời gian dài. 

Cần sử dụng theo đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc. 

8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược hoa cứt lợn

Có rất nhiều bài thuốc dân gian quý từ cây cứt lợn. Apharma sẽ giới thiệu cho bạn 1 số bài thuốc nhé: 

– Hoa cứt lợn chữa viêm xoang 

Công dụng được nhiều người biết đến nhất của cây cứt lợn là chữa viêm xoang, đặc biệt là hoa cứt lợn chữa viêm mũi dị ứng. 

+ Cách 1: Xông hơi

Chuẩn bị 15-30g lá và cành cây cứt lợn khô. Đem sắc với 500ml cho đến khi còn 200ml. Xông lên mũi khi nước còn đang bốc hơi cho đến khi nguội. Sau đó cùng nước đó chia làm 2 để uống. 

+ Cách 2: Dùng trực tiếp

Giã nát lá cây cứt lợn, sau đó nhúng bông gòn vào nước lá rồi nhét vào từng bên lỗ mũi bị viêm xoang, viêm mũi. 

+ Cách 3: Sắc lấy nước

Chuẩn bị 30g cây cứt lợn, 20g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất. Đem sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống. Thực hiện 1 thang thuốc/ngày.

– Hoa cứt lợn điều trị rong huyết sau sinh

Rửa sạch 30-50g cây cứt lợn tươi rồi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi trùng, vi khuẩn. Sau đó, giã nát cây cứt lợn, chắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 3-4 ngày để kinh nguyệt được điều hòa và điều trị hiện tượng rong kinh sau khi sinh. 

– Hoa cứt lợn điều trị viêm họng

Sắc 20g cây cứt lợn, 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa, 6g lá rẻ quạt với 300ml nước. Sau đó chia nước sắc thành 2 lần, uống hết trong ngày, không được để sang ngày tiếp theo.

– Hoa cứt lợn điều trị sốt rét, cảm mạo

Sắc 15-20g cành và lá cây cứt lợn. Sau đó chia nước đặc làm 2 lần uống trong ngày.

– Hoa cứt lợn điều trị mụn nhọt

Rửa sạch cây cứt lợn, gồm cả thân, lá, hoa với nước muối loãng, sau đó cắt nhỏ và trộn với cơm nguội, 1 thìa muối hột. Giã nát tất cả rồi đắp trực tiếp lên vùng có mụn nhọt. Để cố định thuốc có thể dùng băng gạc. 1 ngày thay thuốc 2 lần.

– Hoa cứt lợn điều trị viêm nhiễm hô hấp

Chuẩn bị 20g cây cứt lợn, 16g bạch nhĩ thảo, 12g lá bồng bồng. Sắc với nửa lít nước cho đến khi còn 1/3. Lấy nước sắc đặc chia làm 2 lần uống, nên uống khi thuốc còn ấm. 

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe.

Khi sử dụng hoa cứt lợn, để hiệu quả đạt cao nhất, Apharma khuyên bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, giảm stress, tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng.

Bạn có thể thực hiện 1 vài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các lớp tập luyện, yoga để có người hướng dẫn cụ thể. 

10, Khi nào nên dùng thảo dược hoa cứt lợn và sử dụng bao lâu?

Cây cứt lợn được sử dụng để điều trị cho:

+ Người bị viêm xoang nhưng ở thời kỳ đầu.

+ Phụ nữ bị rong kinh sau sinh.

+ Người thường xuyên bị mụn nhọt, nóng trong người hay nhiễm trùng.

+ Người bị cảm, sốt.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán hoa cứt lợn. Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để mua được hoa cứt lợn chất lượng, nguồn gốc thiên nhiên, không bị pha tạp chất, giá cả phải chăng. Nơi đó cần có địa chỉ rõ ràng, được nhiều khách hàng đã mua sản phẩm phản hồi tốt. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về hoa cứt lợn, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

2.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *