Hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết là một căn bệnh khá nguy hiểm làm cản trở việc kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp xử lý bệnh chính xác thì người mắc bệnh hạ đường huyết sẽ có thể bị hôn mê và gặp nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Sau đây là một số thông tin về phương pháp điều trị căn bệnh hạ đường huyết một cách hiệu quả từ Apharma.

Tìm hiểu về bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay còn gọi là tụt đường huyết, là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, cơ thể bị hạ đường huyết đột ngột xuống dưới 3,9 mmol/l. Khi cơ thể bị thiếu hụt glucose trầm trọng thì sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan, dẫn đến các rối loạn cho cơ thể. 

Vì vậy bệnh hạ đường huyết cần được xử trí chính xác và kịp thời để hạn chế những biến chứng xấu và nặng nề cho cơ thể. Hiện tượng hạ đường huyết thường liên quan và xảy ra cùng với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, sẽ có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng giảm đường huyết ở những người không bị tiểu đường như khi bị sốt thì việc giảm đường trong máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh.

Bệnh hạ đường huyết
Tụt đường huyết là tình trạng cơ thể bị tụt đường và thiếu hụt glucose

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hạ đường huyết

Nguyên nhân hạ đường huyết chính là do lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu đang bị mất cân bằng nghiêm trọng. Việc mất cân bằng hormone có thể là kết quả của một số tình trạng sau: 

  • Người bệnh sử dụng quá liều lượng insulin hoặc một số thuốc tiểu đường khác.
  • Bữa ăn không đủ dinh dưỡng, ăn không đủ chất hoặc nhịn và bỏ bữa.
  • Tập thể dục, vận động quá sức trong khi ăn không đủ
  • Lượng đường và tinh bột bị thiếu hụt trầm trọng
  • Ăn kiêng không khoa học và hợp lý
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia, gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường và dùng một số loại thuốc trị tiểu đường.
  • Người bệnh đang điều trị viêm gan hoặc mắc các bệnh về thận.
  • Người bệnh mắc khối u làm tăng tiết insulin.
  • Có tiền sử mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên.
Nguyên nhân hạ đường huyết
Khi cơ thể đang bị suy nhược, mệt mỏi thì dễ bị tụt đường huyết

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh hạ đường huyết

Dấu hiệu hạ đường huyết dễ nhận thấy bao gồm:

  • Run rẩy
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Thường xuyên đổ mồ hôi và dễ đói
  • Tim đập nhanh
  • Da tái nhợt, xanh xao

Ngoài ra những biểu hiện hạ đường huyết trên sẽ xảy ra nhiều vào ban đêm làm cho người bệnh dễ bị gặp ác mộng và mất ngủ trong thời gian dài. Do đường cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt nên người bệnh sẽ luôn gặp tình trạng mệt mỏi và khó chịu, có thể ngất xỉu hoặc bị động kinh khi đường huyết bất ngờ hạ đột ngột.

Triệu chứng tụt đường huyết
Triệu chứng tụt đường huyết

Một số đối tượng dễ bị mắc căn bệnh hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết thường không xảy ra ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà gặp nhiều ở các bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường và đang trong tình trạng điều trị bằng việc bổ sung insulin hay một số thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tụt đường huyết có thể là một trong những tác dụng phụ khi người bệnh đang điều trị một số căn bệnh khác vì cơ thể đang thiếu hụt hormone hoặc có khối u trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường dễ bị hạ đường huyết
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tụt đường huyết

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hạ đường huyết

Một số phương pháp, kỹ thuật chẩn đoán, cấp cứu hạ đường huyết

Hạ đường huyết là loại bệnh có triệu chứng khá rõ và đặc trưng vì vậy rất dễ để chẩn đoán. Nếu muốn xét nghiệm bằng các phương pháp kỹ thuật thì sau khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu để chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh một cách rõ ràng.

Một số cách điều trị hạ đường huyết hiệu quả

Với những tình huống hạ đường huyết trong bệnh viện, để điều chỉnh lượng đường trong máu quay lại mức cân bằng như bình thường thì người bệnh cần chú ý nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng các cách sau: 

  • Ngừng sử dụng các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin đang dùng
  • Trường hợp hạ đường huyết nhẹ và bệnh nhân tỉnh táo thì cho bệnh nhân ăn ngay một viên kẹo, uống nước trái cây hoặc bánh ngọt, hoa quả có sẵn. Có thể cho bệnh nhân uống thêm một cốc sữa ong chúa tươi, nước ngọt hoặc nước đường.
  • Trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết nặng: Cần truyền bổ sung đường glucose ngay lập tức khi ý thức của bệnh nhân không tỉnh táo, người bệnh không thể ăn và uống bình thường bằng đường miệng. Sau đó tiến hành tiêm tĩnh mạch 20 – 50ml glucose với liều lượng 30% và nhắc lại trong trường hợp bệnh nhân chưa tỉnh. Cuối cùng truyền thêm 5% đường Glucose 5 để duy trì đường huyết lớn hơn 5.6 mmol/l. Lưu ý chỉ tiêm Glucagon 1mg cho bệnh nhân hạ đường huyết nặng, không có khả năng ăn bình thường bằng miệng hoặc không thể đặt đường truyền tĩnh mạch khi cấp cứu
  • Trong trường hợp bệnh nhân đã tỉnh: Cho uống và ăn thêm bữa ăn. Sau đó tiến hành kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh đường huyết quá cao hoặc quá thấp. Sau thời gian từ 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa ổn định hoặc cơ thể vẫn còn mệt thì người bệnh nên tiếp tục bổ sung đường. Trong trường hợp người bệnh bị ngất hoặc động kinh vì hạ đường huyết thì cần phải được tiêm glucagon ngay lập tức.
Uống nước khi bị tụt đường huyết đột ngột
Nên uống nước đường khi bị tụt đường huyết đột ngột

Cần làm gì khi bị hạ đường huyết tại nhà

Với những tình huống hạ đường huyết bất ngờ và đột ngột thì người bệnh và người nhà cần có các biện pháp nhanh chóng nhận biết và xác định tình trạng của bệnh sau đó tiến hành xử trí nhanh bằng các cách ăn ngay một cái bánh, viên kẹo ngọt hoặc hoa quả có sẵn. Nếu không đỡ thì bổ sung thêm sữa ong chúa tươi hoặc nước đường. Trong trường hợp tình trạng bệnh quá nặng thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử trí cấp cứu kịp thời.

Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh không có các phương pháp xử trí hạ đường huyết kịp thời thì có thể dẫn đến các trình trạng nguy hiểm cho cơ thể như sau:

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong
  • Chóng mặt và suy nhược
  • Cơ thể không đứng vững, té ngã dẫn đến tai nạn xe, chấn thương cơ thể.
  • Nguy cơ suy giảm trí tuệ cao hơn ở người lớn tuổi
  • Có thể dẫn đến tình trạng tụt đường huyết vô thức: Việc tụt đường huyết lặp đi lặp lại nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết vô thức. Khi đó, cơ thể và não của người bệnh sẽ không còn có các cảnh báo hay triệu chứng khi lượng đường trong máu thấp như run rẩy hoặc nhịp tim cao thấp bất thường. Lúc đó người bệnh sẽ có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng. 

Một số cách phòng bệnh hạ đường huyết

Đối với hạ đường huyết thì người bệnh cần nâng cao ý thức phòng bệnh của mình thông qua những điều sau:

  • Bổ sung ngay thức ăn hoặc uống nước hoa quả, sữa ong chúa tươi hoặc nước đường.
  • Liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị bệnh của mình.
  • Luôn mang theo vài miếng đường trong túi để đề phòng tình trạng tụt đường đột ngột.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng đường huyết nếu cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc ít hơn thường ngày.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt hạn chế uống rượu, uống rượu khi không ăn đủ bữa hoặc ăn ít.
  • Đối với chị em phụ nữ cần lưu ý chu kỳ kinh nguyệt vì khi đến ngày đèn đỏ thì dễ bị hạ đường huyết hơn.

Bên cạnh đó người bệnh cần phải xây dựng lối sống khoa học, hợp lý và một số thói quen sinh hoạt như sau:

  • Cần ăn uống điều độ, đầy đủ các nhóm chất. Trong bữa ăn cần cân bằng đủ lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng quy định. Cần chú ý bổ sung đủ lượng carbohydrate trước khi vận động cơ thể và ăn nhẹ bữa ăn trước lúc tập thể dục nếu cần thiết.
Chế độ ăn uống giúp cần bằng lượng đường trong cơ thể
Cần có chế độ ăn uống khoa học để cân bằng lượng đường trong cơ thể
  • Có thể ăn thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày khi lượng đường quá thấp hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Dặn dò những người thân hoặc những người sống gần về tình trạng bệnh tiểu đường của bạn và hướng dẫn học cách tiêm glucagon nếu bị bất tỉnh.
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết có ổn định hay không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không phớt lờ các dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị vì người bệnh sẽ có thể bị hôn mê và tổn thương não trầm trọng.
  • Kiên trì, không nản lòng khi điều trị bệnh. 
  • Cần đi khám bệnh đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi chính xác các giai đoạn, triệu chứng và tình trạng bệnh.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc bừa bãi hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa đã được bác sĩ kê.

Kết luận

Bệnh hạ đường huyết là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta nói chung cũng như những người đang mắc bệnh đường huyết nói riêng. Người mắc bệnh hạ đường huyết cần hết sức lưu ý những dấu hiệu, triệu chứng cũng như các phương pháp xử lý và điều trị bệnh hiệu quả.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết về khái niệm, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng bệnh hạ đường huyết cho những bạn đọc đang quan tâm về căn bệnh này. Nếu khách hàng nào đang muốn tìm những thông tin về các sản phẩm thuốc, dược liệu điều trị bệnh hạ đường huyết thì có thể liên hệ để tư vấn tại website trực tuyến của nhà thuốc online Apharma

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *