Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể, được sản xuất từ các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate như gạo, bánh mì, khoai tây, sữa và một số loại hoa quả ngọt, bánh kẹo… Vậy đường glucose là đường gì và có tác dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để tìm ra cách duy trì lượng đường huyết ổn định.
Đường Glucose là gì?
Glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate (monosaccarit), công thức hóa học của đường glucose là C6H12O6. Đường Glucose là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong môi trường nước, có vị ngọt. Trong dung dịch, đường glucose ở dạng vòng 6 cạnh gồm dạng alpha glucose và beta glucose. Glucose có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày.
Nhiều người thắc mắc đường nho có phải là đường glucose không? Thực tế cho thấy, đường glucose có nhiều nhất trong quả nho chín nên glucose còn được gọi là đường nho. Thông thường, cơ thể con người tự xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Mỗi khi ăn, cơ thể sẽ điều khiến tuyến tụy giúp tiết ra insulin để giải quyết mức đường huyết trong máu đang gia tăng.
Sau khi đưa vào cơ thể, trải qua quá trình tiêu hóa enzyme, glucose sau khi được phân tách sẽ đi vào máu. Lúc này đường huyết được chuyển đến các mô, cơ quan và một phần không dùng hết sẽ được mang đi dự trữ tại gan, cơ. Đây giống như kho lương thực bên trong cơ thể, sẽ được đưa vào sử dụng khi bạn chưa kịp cung cấp năng lượng mới.
Vai trò của đường Glucose đối với sức khỏe
Glucose là một trong những chất dinh dưỡng có giá trị đối với con người. Cơ thể quy định lượng đường hiện diện trong má như một phần của chuyển hóa cân bằng nội môi. Thực tế cho thấy, các tế bào trong cơ thể đều dựa vào glucose để hoạt động như sau:
- Các tế bào hồng cầu cần glucose để tạo ra năng lượng: Đường glucose có tác dụng gì? Các tế bào đều cần năng lượng để hoạt động, đa phần chúng có thể tự ra năng lượng từ glucose và oxy. Quá trình tổng hợp năng lượng diễn ra ở một bào quan có tên ty thể. Tuy nhiên, tế bào hồng cầu không có ty thể. Thay vào đó, qua quá trình đường phân giúp mang lại 2 ATP cho mỗi phân tử từ glucose để hỗ trợ nhu cầu năng lượng của hồng cầu.
- Đường glucose hỗ trợ phát triển trí não: Theo nghiên cứu cho thấy, cơ quan cần nhiều glucose nhất chính là não. Não của con người chưa các tế bào thần kinh liên tục sử dụng glucose khi thực hiện các công việc như suy nghĩ, học tập và ghi nhớ. Khi não không nhận được đủ lượng đường glucose cần thiết, đồng nghĩa với việc các tế bào thần kinh không được cung cấp năng lượng để giao tiếp với những phần còn lại của cơ thể. Ví dụ cụ thể nhất đó là khi bạn bỏ lỡ bữa ăn, bạn sẽ khó tập trung, ghi nhớ.
- Tác dụng của đường glucose với cơ bắp: Gan dự trữ glucose và sau đó phân phối đến các cơ. Đường glucose sẽ hỗ trợ bạn có sức khỏe tốt hơn trong những hoạt động thể dục thể thao. Cụ thể, nó sẽ giúp lấp đầy vào lượng glycogen dự trữ trong cơ bắp bị mất đi và giúp bạn ổn định lượng đường huyết khi luyện tập. Trước và sau khi hoạt động thể chất bạn nên bổ sung glucose để tránh tình trạng mệt mỏi và hỗ trợ hình thành nên cơ bắp.
- Đường glucose cải thiện tâm trạng con người: Bổ sung đường cho cơ thể là rất cần thiết khi xuất hiện tâm trạng tiêu cực. Nguyên nhân vì đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não, từ đó tạo ra dopamine, gây cảm giác hưng phấn ngay lập tức. Ngoài ra, đường còn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nửa đầu.
- Glucose giúp tiết kiệm protein: Cơ thể thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng thay vì protein hoặc chất béo. Khi thiết đường, cơ thể chuyển sang các nguồn khác để cung cấp nhiên liệu. Cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy axit amin từ protein để cung cấp năng lượng cho các mô.
Chỉ số lượng đường huyết trong cơ thể
Chỉ số đường huyết là một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ ai cũng cần nắm rõ để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh:
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị nồng độ glucose có trong máu (được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl). Nồng độ glucose trong máu có thể biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như chế độ ăn uống hàng ngày, tình trạng sức khỏe của con người… Chỉ số đường huyết được phân chia thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa quan trọng đó là giúp xác định nồng độ glucose trong máu. Từ đó, bác sĩ có thể xác định bạn đang ở trạng thái sức khỏe bình thường, tiền đái tháo đường hoặc đang bị đái tháo đường. Để biết chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm đường huyết. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bạn nên nhịn ăn uống tối thiểu 8 tháng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Chỉ số đường huyết theo độ tuổi là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết của từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết của một người cũng có thể khác nhau trong mỗi giai đoạn của cơ thể như khi đói, khi no hay khi cơ thể ở trạng thái bình thường. Dưới đây là những phân tích cụ thể mà bạn cần nắm rõ:
Chỉ số đường huyết của bình thường của người khỏe mạnh
Các bác sĩ thường đo chỉ số đường huyết lúc đói vào thời điểm bắt đầu một ngày mới, khi chúng ta chưa ăn sáng thì sẽ chính xác nhất. Mức đường huyết tốt nhất là bao nhiêu? Tùy thuộc vào từng giai đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn sẽ có lượng đường huyết chênh lệch nhau, tuy nhiên không đáng kể, cụ thể như sau:
- Trẻ em
Lượng đường huyết của trẻ thường cao hơn bình thường. Trẻ em dưới 5 tuổi (trước khi đi ngủ) có lượng đường huyết 110-200 mg/dL (6,1-11,1 mmol/L). Trẻ em từ 6 đến 12 là 100-180 mg/dL (5,6 đến 10 mmol/L).
- Thanh thiếu niên
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi nên có lượng đường trong máu từ 80 đến 180 mg/dL trong một ngày. Lượng đường trong máu cũng có sự biến đối, cụ thể trước khi ăn 90 – 180 mg/dL, 1 – 2 giờ sau khi ăn 140 mg/dL, trước khi đi ngủ 100 – 180 mg/dL. Để giữ cho lượng đường trong máu của trẻ không tăng quá mức, cha mẹ nên hạn cho trẻ ăn quá nhiều chất vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Thanh thiếu niên từ 13 – 19 tuổi nên có mức đường huyết trung bình nằm trong khoảng từ 70 đến 150 mg/dL trong ngày. Trước bữa ăn chỉ số đường huyết sẽ nằm trong khoảng 90 – 130 mg/dL, 1 – 2 giờ sau khi ăn là 140 mg/dL và trước khi đi ngủ là 90 – 150 mg/dL. Để tránh mắc bệnh tiểu đường thì cần kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể, luyện tập thể dục hàng ngày.
- Người lớn
Người lớn từ 20 tuổi trở lên sẽ có lượng đường trong máu nằm trong khoảng dưới 100 – 180 mg/ dL. Trước khi ăn chỉ số này nằm trong khoảng 70 – 130 mg/ dL, 1 – 2 giờ sau khi ăn sẽ dưới 180 mg/ dL và trước khi đi ngủ là 100 – 140 mg/ dL.
Chỉ số đường huyết của người cao tuổi nằm trong khoảng 70 – 92 mg/dL, tương đương từ 3,9 – 5 mmol/L. Tuy nhiên, ở người già nếu chỉ số này trên 7,2 mmol/L thì cần phải thăm khám sớm.
Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường
Trong trường hợp đo đường huyết mà chỉ số đường huyết từ 126 mg/dL trở lên (tương đương với 7.0 mmol/L trở lên) thì bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường hoặc đái tháo đường. Bên cạnh đó, đường huyết đo lúc đói từ 6.1 – 7.0 mmol/L thì bạn có khả năng rối loạn đường huyết (tiền đái tháo đường).
Một cách khác để biết có bị tiểu đường hay không đó là bạn cần phải làm xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc no hay đói, cụ thể chỉ số bình thường là 5.4 – 6,2%. Nếu trên 7% thì khả năng bạn bị tiểu đường sẽ rất cao.
Theo các chuyên gia cho biết, cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết của bạn tăng 30mg. Đối với những trường hợp tăng giảm đường huyết bất thường này cần phải can thiệp y khoa hiện đại càng sớm càng tốt để kiểm soát chỉ số đường huyết. Để an toàn nhất, bạn nên thăm khám tổng quát, kiểm tra đường huyết theo định kỳ 6 tháng/lần, tránh trường hợp để bệnh nặng mới đi khám sẽ rất nguy hiểm.
Cách nhận biết nồng độ đường Glucose trong cơ thể bất ổn
Đường huyết đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người nhưng nồng độ glucose nên ở mức vừa phải. Khi các chỉ số đường huyết bị biến đổi, cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng không hề nhỏ đến tình trạng sức khỏe, điển hình đó là bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Thông qua việc kiểm tra chỉ số đường huyết, bạn có thể đánh giá được những bất thường của cơ thể. Có hai trường hợp đường huyết mà bạn cần chú ý đó là đường huyết cao và đường huyết thấp, dưới đây là những phân tích chi tiết về hai trường hợp này.
Các triệu chứng đường huyết thấp
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose) quá thấp. Đây không phải là một căn bệnh mà là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Thông thường, phản ứng sinh hóa của cơ thể đối với hạ đường huyết thường bắt đầu khi chỉ số đường huyết ở dưới 70mg/dL (dưới 3,9mmol/l). Lúc này, gan bắt đầu giải phóng lượng glycogen tích trữ của mình để chuyển thành glucose (đường huyết), các hormone cũng bắt đầu hoạt động.
Các biểu hiện của đường huyết thấp sẽ xuất hiện khi mức đường huyết thấp hơn 50mg/dL. Những người thường bị hạ đường huyết có thể gặp các tình trạng như run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói. Bên cạnh đó, có những người thấy tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Đường là năng lượng cung cấp cho cơ thể nên người bị đường huyết thấp thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian dài có thể khiến người mắc mất ý thức, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hạ đường huyết như chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc tiểu đường, kháng insulin, hoạt động thể chất quá sức hoặc mất cân bằng nội tiết tố.
Các triệu chứng đường huyết cao
Tăng đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao, đồng nghĩa với việc dư thừa hàm lượng glucose tại các mô của cơ thể. Khi đường huyết cao trong một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Việc nắm rõ những triệu chứng của đường huyết cao sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:
- Đi tiểu nhiều: Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa ra khỏi cơ thể. Việc tiểu nhiều cũng khiến người bệnh có cảm giác khát nước hơn bình thường.
- Mệt mỏi: Khi tiểu nhiều sẽ dẫn đến mất nước, khô da và người cũng trở nên mệt mỏi hơn, sụt cân rõ rệt. Đặc biệt, việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm khiến người bệnh phải thức dậy nhiều lần. Nếu là người già sẽ rất nguy hiểm khi di chuyển vào buổi đêm vì dễ vấp ngã, trơn trượt.
- Đói bụng thường xuyên: Người mắc bệnh đái tháo đường thường đói bụng nhanh hơn những người khác. Nguyên nhân vì phải đi tiểu nhiều hơn nên người bệnh thường có xu hướng giảm calo bởi lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào không đủ năng lượng để thực hiện hoạt động hàng ngày, ngăn chặn đường từ thực phẩm đến tế bào nên gây ra cảm giác đói.
- Các triệu chứng khác: Hiện tượng đường huyết cao sẽ khiến người mắc có cảm giác tê các đầu ngón chân, ngón tay, mắt mờ dần. Những người bị tăng đường huyết sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, điển hình là loét bàn chân do những vi sinh vật gây bệnh rất ưa thích đường glucoza.
Hệ quả của việc bất ổn lượng đường Glucose trong máu
Hạ đường huyết hay tăng đường huyết đều nguy hiểm như nhau. Nếu hàm lượng đường glucose thấp khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thiếu năng lượng thì lượng đường huyết cao khiến người bệnh có khả năng vỡ động mạch, viêm thận, hoại tử mô mềm… Cả hai trường hợp trên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh như gây ra các bệnh về thần kinh, bệnh tim mạch, nhiễm trùng da… thậm chí là cả tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, nếu nồng độ glucose không được kiểm soát, có thể dẫn đến các biến chứng. Đầu tiên đó là nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Đây là tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu, người bệnh có thể bị hôn mê, bất tỉnh trong thời gian dài. Một biến chứng khác của bệnh tiểu đường đó là việc tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu. Người bệnh có thể rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.
Nếu lượng đường trong máu quá cao còn làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 thể nặng. Theo thống kế dựa trên lịch sử bệnh tật của hơn 600 người dân thành phố Vũ Hán, những người đã từng phải nằm viện vì nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian từ 24 tháng 1 đến 10 tháng 2.
Kết quả cho thấy, những người có đường huyết cao tử vong do biến chứng của COVID-19 tăng gấp 2, 3 lần so với các bệnh nhân khác. Những người có lượng đường glucose trong máu cao có thể làm xuất hiện cục máu đông, viêm nhiễm và suy giảm chức năng của mạch máu. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu nhanh chóng và có những biện pháp hỗ trợ cân bằng lượng đường huyết ngay từ bây giờ.
Cách duy trì lượng đường huyết ổn định
Không chỉ những người đang gặp vấn đề về đường huyết cần chú ý đến những chỉ số này mà người khỏe mạnh bình thường cũng nên chủ động để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là một số cách duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định mà bạn có thể tham khảo:
Bổ sung chất xơ cho cơ thể
Chất xơ có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu sau khi ăn. Đặc biệt, đối với người đường huyết cao – thấp thì các thực phẩm có chất xơ cao cũng rất cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Nếu bạn nạp đủ lượng chất xơ, hoạt động kiểm soát đường huyết sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm màu xanh hoặc đỏ có chứa anthocyanins như nho, dâu và các loại quả mọng sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Lựa chọn thực phẩm ít đường
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít ngọt giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường đáng kể. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, chọn các nguồn tinh bột giàu chất xơ, ưu tiên các chất béo tốt cho sức khỏe (cá hồi, hạt điều, hạt hạnh nhân), đặc biệt hạn chế các thực phẩm nhiều đường đơn, đường hấp thu nhanh. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lượng carbohydrate trong các sản phẩm ăn uống.
Ngủ đủ giấc
Việc thiếu ngủ (thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày) sẽ ảnh hưởng đến mức đường huyết và làm gia tăng kháng cự insulin. Thông thường, người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Độ tuổi vị thành niên cần ngủ 9 – 10 giờ, trẻ nhỏ cần 11 – 12 tiếng, trẻ sơ sinh đến 16 – 18 giờ mỗi ngày. Nếu bạn ngủ đủ giấc sẽ giúp hệ miễn dịch mạnh lên và chống được nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh đái tháo đường.
Tăng cường vận động
Việc vận động thường xuyên giúp làm giảm mức độ đột biến của lượng đường huyết. Bạn nên vận động sau 20 phút ngồi trước màn hình máy tính đối với những người làm công việc văn phòng. Khi bạn đổ mồ hôi trong khi tập thể dục sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì sau mỗi lần tập thể dục, cơ bắp sẽ hoạt động, lượng glucose trong máu mất đi. Khi bạn duy trì một chế độ tập luyện phù hợp theo thời gian, các tế bào sẽ nhạy cảm hơn với insulin.
Uống nhiều nước
Để lượng đường glucose trong máu ổn định, bạn nên bổ sung đủ nước trong ngày. Bạn nên uống nước trước bữa ăn sẽ thấy no hơn, từ đó trong bữa ăn sẽ ăn ít lại, tránh tình trạng ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng khiến đường huyết tăng. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn nên uống nhiều nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Hạn chế các thực phẩm có hại
Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị tình trạng tăng – giảm đường huyết, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế tối đa rượu, bia, đồ uống có gas… Trong trường hợp hạ đường huyết cần nhanh chóng đưa đường huyết lên mức an toàn bằng cách ăn bánh, hoa quả, sữa… Nếu không tiến triển, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Thay vì sử dụng đường kính như bình thường, bạn có thể dùng đường glucose. Đường glucose giải độc, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, uống đường glucose còn hỗ trợ cơ thể khi mất nước do tiêu chảy cấp, bồi bổ sức khỏe. Cách sử dụng đường glucose rất đơn giản, pha 20 – 30g đường glucose hòa tan với 100ml nước mỗi lần.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Mặc dù thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng việc sử dụng đúng thời điểm, đúng phương pháp sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh sớm quay trở về cuộc sống thường ngày. Thực phẩm chức năng sẽ giúp có thể tự điều chỉnh và cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, từ đó bạn sẽ khỏi bệnh nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thực phẩm chức năng phù hợp và địa chỉ mua là điều mà không ít người đang lo lắng.
Tổng kết
Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn loại thực phẩm chức năng nào phù hợp để cân bằng lượng đường huyết thì không thể bỏ qua nhà thuốc Apharma. Nhà thuốc trực tuyến Apharma trực thuộc công ty CP dược phẩm Apharma, đây là nơi cung cấp các sản phẩm điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe qua nhà thuốc online và tiệm thuốc Apharma. Khi mua thuốc tây online tại Apharma, bạn có thể hoàn toàn an tâm vì các sản phẩm đều từ thiên nhiên nên dễ dàng tương thích với cơ thể còn người, lành tính cùng chỉ số an toàn cực cao.
Giờ đây, bạn có thể ngồi tại nhà của mình và mua thuốc online uy tín, không cần phải di chuyển nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh đang tiến triển ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Các sản phẩm sẽ được vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, tại website apharma.vn còn là một thư viện đa dạng, giúp bạn dễ dàng tra cứu thảo dược, bài thuốc dân gian và các loại biệt dược.
Vấn đề mất cân bằng lượng đường glucose trong cơ thể sẽ dễ dàng xử lý nếu bạn có cái nhìn chính xác. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề trên hoặc những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hãy liên hệ với nhà thuốc online Apharma qua hotline 090.395.8186 các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe!