Củ tỏi

Củ Tỏi

Củ Tỏi là một loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều người Việt Nam. Ngoài việc làm gia vị giúp món ăn, thơm ngon, hấp dẫn thì Tỏi còn có công dụng rất tốt trong sức khỏe, giúp phòng bệnh và điều trị một số bệnh hiệu quả. 

Vậy ăn nhiều Tỏi có tốt không? ăn Tỏi có nóng không? công dụng của củ Tỏi với sức khỏe là gì? Bài viết hôm nay chúng Tỏi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về củ Tỏi và công dụng cũng như cách sử dụng củ Tỏi để chữa bệnh.

Tìm hiểu về Tỏi

Tỏi là một loại cây thảo sống nhiều năm, thuộc họ Hành và có hạ hàng với các loại hành ta, hành tây, hành tím, Tỏi tây,… Chúng ta có thể nhận dạng cây Tỏi qua các đặc điểm cụ thể như sau:

  • Thân Tỏi có hình trụ, phía dưới có nhiều rễ phụ, phía trên nhiều lá.
  • Lá Tỏi cứng, hình dải thẳng và có chiều dài từ 15 cm – 50 cm, rộng từ 1 cm – 2,5 cm. Lá có rãnh khía và mép của lá Tỏi hơi ráp.
  • Ở mỗi nách lá Tỏi phía dưới gốc đều có một chồi nhỏ, sau này sẽ được phát triển thành một tép Tỏi. 
  • Các tép Tỏi nằm chung trong một cái vỏ bao được tạo ra bởi các bẹ lá. Những tép Tỏi xếp lại với nhau hình thành một củ Tỏi. 
  • Hoa Tỏi xếp thành tán ở phía ngọn thân trên của cây Tỏi. Một cánh hoa Tỏi có thể dài từ 55 cm trở lên. Bao hoa có màu trắng hoặc màu hồng và được bao bọc bởi một cánh mo dễ rụng (phía tận cùng của cái mo này có hình mũi nhọn dài).

Tỏi rất dễ trồng, khi gặp thời tiết thuận lợi nó sẽ phát triển rất dễ dàng và nhanh chóng. Loại cây này sinh trưởng tốt trong môi trường khí hậu nóng và ẩm.

Trong cây Tỏi thì củ Tỏi chính là bộ phận được dùng đến nhiều nhất. Mỗi 1 củ chứa nhiều tép Tỏi và chúng đều được bao quanh bằng 1 lớp màng mỏng. 

Củ Tỏi
Hình ảnh củ Tỏi

Thành phần dược liệu bên trong củ Tỏi

Tỏi được xem là một thực phẩm cũng như dược phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và được nhiều người sử dụng hằng ngày. Theo nghiên cứu cho thấy thành phần trong củ Tỏi bao gồm: Protein, Carbohydrates, chất hữu cơ sulfur, glycosides, germanium, selen và các dưỡng chất như: sắt, kali, canxi, mangan, photpho, magie, iot, các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, vitamin C, vitamin D, PP, vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3, B6,… 

Đặc biệt trong Tỏi có hàm lượng dưỡng chất germanium cao hơn so với các dược liệu nổi tiếng khác như: trà xanh, nhân sâm, trà đỏ,…

Trong củ Tỏi khô có chất allicin tự do, còn trong Tỏi tươi không có allicin tự do mà chỉ có tiền chất của nó là chất alliin. Khi Tỏi được băm nhuyễn, nghiền nát hoặc đập dập thì enzyme trong Tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích hoạt chất alliin sẽ hình thành allicin có hoạt tính giúp kháng sinh rất tốt.

Công dụng và dược tính của Tỏi

Củ Tỏi không những được sử dụng để làm gia vị chế biến món ăn, làm nước chấm, mà nó còn có nhiều công dụng và một số lợi ích của Tỏi cho sức khỏe như sau:

Tỏi chứa nhiều chất kháng sinh là allicin giúp kháng sinh, chống lại các virus gây bệnh.

  • Tinh dầu từ củ Tỏi rất giàu chất glucogen, chất aliin và chất fitonxit – công dụng giúp diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.
  • Công dụng của củ Tỏi giúp làm giảm lượng xấu cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Trong Tỏi giàu chất chống lão hóa giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Từ đó giúp chúng ta tăng được sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, phòng chống được nhiều bệnh tật kể cả các bệnh ung thư.
  • Chữa các bệnh như: cảm cúm, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, bệnh gan, thấp khớp, tim mạch, tiểu đường, huyết áp, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ ở phần lưng dưới,…
  • Củ Tỏi giúp trị mụn trứng cá, làm đẹp da hiệu quả.
  • Ăn củ Tỏi rất tốt cho xương khớp.
  • Sử dụng Tỏi giúp cường dương và cải thiện quan hệ tình dục.
  • Tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai: Giúp tăng trọng lượng đối với thai nhi có khả năng thiếu cân. Và giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ. Đây chính là đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn Tỏi có tốt không? 
  • Giúp lọc độc tố trong máu nhờ thành phần allicin trong củ Tỏi giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu, làm sạch hệ hô hấp và giúp tăng cường những tế bào bạch cầu khỏe mạnh.
Củ Tỏi
Công dụng và dược tính của Tỏi

Ăn Tỏi giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe.

  • Tỏi giúp chữa bệnh răng miệng như: viêm khoang miệng, viêm chân răng, các biến chứng sau nhổ răng
  • Tỏi chữa bệnh về mắt vì nhũ tương của Tỏi giúp phát triển các tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương.
  • Chữa màng nhĩ bị thủng bằng cách dùng vỏ giấy củ Tỏi để vá màng nhĩ thủng.
  • Dùng củ Tỏi để chữa vết bỏng và các vết lở loét ngoài da.
  • Tỏi giúp ngừa được bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ).
  • Củ Tỏi chữa viêm xoang hiệu quả.

Các cách điều trị bệnh từ củ Tỏi

Trong y học Tỏi cũng được ứng dụng vào mục đích chữa bệnh với nhiều cách dùng khác nhau như: ăn sống Tỏi, chế biến Tỏi với thức ăn, củ Tỏi ngâm rượu, ngâm Tỏi với dấm, củ Tỏi ngâm mật ong… 

Sau đây sẽ là một số cách sử dụng củ Tỏi để trị bệnh và phòng chống bệnh tật cũng như tăng cường sức khỏe:

1. Phòng ngừa và chữa cảm cúm, ho viêm họng từ củ Tỏi

Để phòng ngừa và chữa bệnh cảm cúm, ho viêm thì chúng ta nên bổ sung Tỏi mỗi ngày sẽ giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể. Vậy nên ăn Tỏi tươi hoặc Tỏi sấy thường xuyên sẽ giúp giúp tăng sức đề kháng. Cụ thể, ăn Tỏi đúng cách sẽ giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm và giảm đến 70% thời gian mắc bệnh cảm cúm. Đồng thời ggiúp sức khỏe được phục hồi nhanh chóng. 

Cụ thể cách dùng như sau:

  • Dùng Tỏi sống để ăn hằng ngày: Có thể ăn Tỏi cùng với thức ăn hoặc làm nước chấm trong bữa ăn hằng ngày.
  • Cách làm Tỏi ngâm giấm chữa bệnh: Dùng Tỏi nguyên củ bỏ vỏ đem ngâm trong dấm từ 30 ngày – 40 ngày, ăn mỗi ngày. Có thể dùng Tỏi ngâm dấm thái lát mỏng và ngậm trong vòng từ 10 phút – 15 phút để trị bệnh ho mãn tính.
  • Đối với những người bị cảm cúm, ngẹt mũi, sổ mũi có thể dùng Tỏi tươi ép lấy nước rồi đem pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 Tỏi – 10 nước. Sau đó cho thêm một ít muối sạch và để nhỏ mũi từ 2 lần – 3 lần mỗi ngày. 

2. Tỏi giúp trị mụn trứng cá và chữa vết thương bị muỗi đốt

Trong Tỏi có hợp chất hữu cơ có tác dụng diệt khuẩn và cản trở hoạt động của gốc tự do là chất allicin. Khi ở dạng phân hủy chất allicin này sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic và tạo ra phản ứng với gốc tự do, giúp phòng tránh mụn, tránh dị ứng và điều trị một số bệnh ngoài da khác.

Sử dụng Tỏi để giảm sưng tấy do muỗi đốt bằng cách: đập dập củ Tỏi và chà sát lên vùng da đang bị tổn thương. Nó sẽ giúp bạn giảm được cảm giác ngứa ngáy và khó chịu đồng thời sưng tấy cũng sẽ giảm nhanh chóng.

3. Giảm huyết áp chỉ cần dùng củ Tỏi đúng cách

Tỏi có thể được xem như một dạng thuốc kháng sinh tự nhiên giúp giảm huyết áp đối với những người bị huyết áp cao một cách hiệu quả không kém các loại thuốc chuyên dụng. 

Các chuyên gia đã chứng minh, khoảng 600mg – 1500mg chiết xuất từ Tỏi có thể giúp mang đến hiệu quả giảm huyết áp trong vòng 24 tuần. 

Ngoài ra, Tỏi còng giúp giãn cơ trơn thành mạch máu từ đó giúp kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, điều này cũng giúp kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả.

Có thể sử dụng Tỏi mỗi ngày theo các cách sau đây:

  • Người cao huyết áp nên ăn vài tép Tỏi vào mỗi buổi sáng. 
  • Bạn có thể sử dụng 10g Tỏi ngâm dấm hoặc ngâm rượu vào mỗi ngày.
  • Dùng 100g Tỏi bóc sạch vỏ + 100g đậu trắng + 2 lít nước sạch, nấu nhừ trong vòng 2 giờ đồng hồ. Uống nước này mỗi ngày và có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ trong công thức này. Nên sử dụng bài thuốc ít nhất 2 tuần/lần.
Hình ảnh Tỏi phơi khô.

4. Củ Tỏi giúp phòng chống ung thư

Theo các công trình nghiên cứu cho thấy sử dụng Tỏi có thể giúp phòng chống hay ngăn ngừa các bệnh ung thư. Vì hoạt chất allicin, germanium và selen trong Tỏi giúp làm chậm hoặc làm ngừng sự phát triển và hình thành của các tế bào ung thư. 

Một số nghiên cứu cũng cho thấy Tỏi có thể giúp giảm 50% tỷ lệ các khối u từ căn bệnh ung thư. Và Tỏi giúp hỗ trợ ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư vú, …

Đặc biệt củ Tỏi rất hữu hiện trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn cư trú trong ổ bụng, nên làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày rất tốt. 

Chúng ta có thể sử dụng củ Tỏi để phòng chống ung thư theo các cách dưới đây:

  • Dùng 50g Tỏi và 100 quả quất tươi (quả tắc) đem ép lấy nước để uống trước mỗi bữa ăn, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.
  • Dùng 100g lá trà xanh đun sôi với 500ml nước sạch, đến khi hỗn hợp này sôi lên thì đập dập thêm 5g Tỏi cho vào và tiếp tục đun sôi thêm trong 5 giây rồi tắt bếp. Dùng nước này để uống khi còn nóng và có thể dùng thay nước uống hằng ngày.

5. Phòng các bệnh tim mạch bằng củ Tỏi

Tỏi giúp giảm mỡ trong máu, làm ức chế tích tụ tiểu cầu và giúp ngăn ngừa huyết khối. Vậy nên thực phẩm này được xem là vị thuốc tự nhiên phòng ngừa bệnh tim mạch.

Những người bị bệnh tăng mỡ máu, tắc nghẽn mạch máu nên ăn từ 3 – 4 nhánh Tỏi hoặc sử dụng các loại bột Tỏi mỗi ngày. Vì ăn Tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của động mạch chủ. Và Tỏi còn giúp giúp hạ mức cholesterol xấu, tăng mức cholesterol tốt. Từ đó giúp cơ thể loại bỏ được các mảng xơ vữa trên thành các mạch máu. 

Củ Tỏi
Tỏi có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch.

6. Tỏi rất tốt cho xương khớp

Trong Tỏi có chứa các loại vitamin C, vitamin B6, kẽm, mangan, các chất chống oxy hóa và enzyme,… Có công dụng ngăn sự hình thành của các mô liên kết và chuyển hóa xương rất tốt. 

Thường xuyên sử dụng Tỏi sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ canxi từ đó giúp xương chắc khỏe hơn. Vậy nên những người bị mắc bệnh xương khớp khi ăn Tỏi thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng đau nhức được giảm rõ rệt.

Phụ nữ khi ăn nhiều Tỏi cũng sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen và làm chậm quá trình loãng xương. 

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng nước rượu ngâm với Tỏi theo tỷ lệ 100 gam Tỏi không bóc vỏ ngâm với 200ml rượu trong vòng 45 ngày – 60 ngày. Sau đó dùng rượu này để xoa bóp nhẹ nhàng thường xuyên vào mỗi buổi Tỏi trước khi ngủ.

Củ Tỏi
Rượu tỏi tốt cho sức khỏe.

7. Tỏi giúp tăng ham muốn và giúp cường dương

Các bác sĩ khuyên rằng những người gặp trục trặc trong vấn đề quan hệ “chăn gối” thì nên bổ sung Tỏi vào chế độ ăn hằng ngày. Vì trong Tỏi có chứa những chất giúp làm con người tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

Đối với nam giới thì ăn Tỏi cũng mang đến nhiều lợi ích như: 

  • Tăng khả năng tình dục cho những người mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Sử dụng Tỏi sẽ giúp tăng cường sự cương cứng.  
  • Dùng 2 nhánh Tỏi mỗi ngày liên tục trong vòng 2 tháng sẽ giúp tăng lượng tinh dịch và tăng số lượng tinh trùng.
  • Một số thành phần trong Tỏi như vitamin B1 và Allicin tạo ra chất Creatinine và Allithiamine giúp nam giới giảm mệt mỏi và nâng cao thể lực. 

8. Chữa đầy bụng khó tiêu từ Tỏi

Khi bị đầy bụng hay khó tiêu có thể sử dụng nước ép từ Tỏi đem pha loãng với nước ấm để uống. 

Nhiều người còn cho rằng có thể trị bệnh chướng bụng khó tiêu từ rượu Tỏi. Vậy thật sự uống rượu Tỏi có tác dụng gì? Chúng ta có thể làm rượu Tỏi theo cách 50g Tỏi xay nhỏ ngâm với 200ml rượu trắng trong 15 ngày. Khi dùng uống cả rượu và bã Tỏi, mỗi lần 1 thìa cà phê dùng từ 2 – 3 lần/ ngày.

9. Tỏi giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Mỗi ngày sử dụng ít nhất 5g Tỏi ngâm dấm liên tục trong 1 tháng sẽ giúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả. 

Ăn Tỏi ngâm dấm tốt cho sức khỏe.

10. Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường hô hấp và ngừa giun sán

Tỏi có tính sát khuẩn nên thường được sử dụng trong việc chống viêm và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và đường hô hấp.

Ngoài ra, người ta còn dùng Tỏi để tẩy ruột giúp phòng ngừa giun sán đặc biệt là giun đũa, giun kim và sán dây.

Hướng dẫn ăn Tỏi sống đúng cách để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe

Nhiều người biết được một số công dụng cực tốt của Tỏi nên nghĩ rằng ăn càng nhiều Tỏi sẽ càng tốt cho sức khỏe. Vậy củ Tỏi có độc không? ăn nhiều Tỏi có hại gì không? ăn Tỏi sống có tốt không? 

Việc ăn Tỏi sống không đúng cách hay ăn quá nhiều Tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ như: 

  • Làm kích thích trực tiếp ảnh hưởng gây viêm loét dạ dày.
  • Ăn quá nhiều Tỏi có thể gây thiếu máu, làm hại đến gan và mắt.
  • Chất allicin trong Tỏi có thể làm gây ra chứng tan máu. Nên những người có bệnh huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường nên cẩn trọng khi sử dụng Tỏi.
  • Các nhà khoa học khuyên rằng chỉ cần căn 10g Tỏi mỗi ngày là tốt nhất và đủ để phát huy công dụng hiệu quả cho sức khỏe cũng như điều trị bệnh. 

Một số cách để ăn Tỏi đạt hiệu quả cao trong phòng chống bệnh và tăng cường sức khỏe

Cách ăn Tỏi đúng là băm Tỏi cho thật những và để trong không khí khoảng từ 10 phút đến 15 phút mới dùng hoặc chế biến. Dù Tỏi băm nhuyễn đã được nấu chín thì vẫn bảo tồn được 60% tác dụng của củ Tỏi. Nhưng để sử dụng Tỏi có hiệu quả cao nhất thì vẫn nên dùng sống.

Củ Tỏi
Nên cắt mỏng, cắt nhỏ hoặc băm nát, giã nát tỏi trước khi ăn.

Những lưu ý trước khi sử dụng Tỏi

  • Có thể ngâm Tỏi với dấm, đến khi dùng thì lấy Tỏi ra cắt thành lát mỏng để ăn, cách sơ chế này vẫn giúp Tỏi giữ được các hoạt chất tốt.
  • Không nên ăn Tỏi lúc đói vì có thể gây kích thích mạch với niêm mạc dạ dày và ruột, nên nếu ăn quá nhiều Tỏi một lần khi bụng đang đói sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Những người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên lưu ý điều này.
  • Khi bị tiêu chảy thì không nên ăn Tỏi sống vì nó có thể làm kích thích phù nề thành ruột, nghẽn mạch máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Những người đang có các bệnh liên quan đến thị lực thì không nên ăn nhiều Tỏi vì có thể làm kích thích mắt, dễ gây viêm nhiễm bầu mắt và viêm kết mạc.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh về gan cũng không nên ăn Tỏi vì có thể làm nóng gan, lâu dài có thể gây tổn thương gan.
  • Những người có thể trạng yếu không nên ăn nhiều Tỏi vì có thể làm tiêu tan khí huyết, hao máu, sinh đờm và phát nhiệt.
  • Người đang dùng thuốc điều trị các bệnh như: HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì không nên ăn Tỏi vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên ăn Tỏi chung với các thực phẩm như: thịt chó, thịt gà, trứng và cá trắm.
  • Những người sắp phẫu thuật nên tránh dùng Tỏi và các chế phẩm từ Tỏi trước 1 tuần để tránh nguy cơ chảy máu kéo dài sau phẫu thuật.
  • Không nên đắp Tỏi tươi lên da vì có thể gây ra cảm giác bỏng rát, viêm da và nổi bọng nước.
  • Phụ nữ khi đang cho con bú thì không nên sử dụng Tỏi vì hoạt chất của chúng có thể tiết qua sữa mẹ và làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng. 

Mẹo ăn Tỏi không bị hôi miệng

Tuy Tỏi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nó lại có mùi hăng và mùi hôi khá khó chịu nên thực tế không có nhiều người ăn Tỏi, vì ngại việc sau khi ăn Tỏi sẽ bị hôi miệng và làm ảnh hưởng đến việc giao tiếp.

Mẹo giải quyết vấn đề hôi miệng sau khi ăn Tỏi.

Một tin vui cho bạn nếu muốn sử dụng Tỏi thường xuyên để tăng cường sức khỏe là chúng ta có thể loại bỏ được mùi hôi sau khi ăn Tỏi bằng các cách như sau:

  • Uống hoặc súc miệng bằng cà phê đen không đường sau khi ăn Tỏi.
  • Sau khi ăn Tỏi để khử được mùi hôi thì súc miệng hoặc uống nước trà xanh đặc. Hoặc bạn cũng có thể nhai một vài lá trà một cách chậm rãi cho đến khi nước bọt hóa giải hết lá rồi mới nuốt từ từ. 
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn Tỏi để giúp khử mùi hôi.
  • Uống sữa bò sau khi ăn Tỏi cũng giúp chữa mùi hôi. 
  • Dùng Chanh để khử mùi Tỏi bằng cách ngậm một lát chanh cắt nhỏ trong miệng. Hoặc có thể dùng nước cốt chanh hòa tan với nước sạch và súc miệng.
  • Dùng Cần Tây nhai sống từ 1 – 2 nhanh sẽ giúp át mùi Tỏi nhanh chóng.
  • Súc miệng bằng 1 ly nước pha với 1 muỗng cà phê muối cũng giúp khử nhanh mùi hôi khó chịu sau khi ăn Tỏi.
  • Dùng bột Baking soda để đánh răng hoặc hoàn tan bột này với nước ấm để súc miệng để đánh bay mùi hôi.

Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ dược liệu củ Tỏi chất lượng

Nếu bạn đang muốn mua các sản phẩm từ củ Tỏi cũng như các dược liệu thiên nhiên khác thì hãy đến với nhà thuốc Apharma – Nơi cung cấp dược phẩm chất lượng, uy tín đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. 

Mua các sản phẩm thuốc hay dược liệu tại tiệm thuốc của Công ty cp dược phẩm Apharma bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tình chu đáo nhất. 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về củ Tỏi đối với sức khỏe. Hãy thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ dưỡng này để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình mỗi ngày nhé! 

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *