Cây tam giác mạch

Cây tam giác mạch

Bạn đã có nghe đến cây tam giác mạch chưa? Vậy bạn có biết những công dụng của chúng hay không? Và sử dụng như thế nào để không xảy ra tác dụng phụ? Những nơi chuyên cung cấp loài cây này uy tín và đảm bảo chất lượng là những nơi nào?

Đông y ngày nay đã cho ra rất nhiều loại thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý của con người, không những vậy ngày nay những người mắc phải các bệnh như tiểu đường, huyết áp, mỡ trong máu,… đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đã có thảo dược tam giác mạch giúp bạn giải quyết những căn bệnh này. Vậy sử dụng loài cây này như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất nhưng không xảy ra các tác dụng phụ? Đồng thời Nhà thuốc Apharma đã có những dịch vụ và ưu đãi hấp dẫn như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!!!

Tam giác mạch là cây gì?

Tam giác mạch là một loài cây được bắt gặp rất nhiều ở các nước Châu Á, chúng thường được phát hiện ở những nơi có nhiệt độ thoáng mát. Đồng thời ở Việt Nam qua từng vùng miền chúng sẽ được gọi bằng những cái tên khác nhau như là

  • Tên thường gọi (Tiếng Việt): tam giác mạch, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch,…
  • Tên khoa học (Tiếng Anh): Fagopyrum esculentum.
Cây tam giác mạch
Cây tam giác mạch ở vùng cao

Mô tả về thảo dược Tam Giác Mạch

1. Một số nét đặc trưng của tam giác mạch

Cây kiều mạch cũng là một loại cây mọc hoang dại, được con người phát hiện và điều chế thành các loại thuốc, bởi vì những đặc trưng hiếm có của mình mà chúng rất dễ nhận dạng trước các loài thảo mộc khác.

  • Thân cây: thân thảo quanh năm, cao từ 0,4m tới 1,7m. Thân có dạng hình trụ, phân nhánh, nhánh có màu xanh hoặc đỏ.
  • Lá kiều mạch: mọc đơn nguyên, phiến lá có hình mũi giáo, mép lá nguyên. Lá mọc bên dưới nhánh và thân, thường có phiến hình trái tim, có cuống lá, bẹ lá. Những lá phía trên ngọn cây sẽ có hình mũi giáo và không có cuống.
  • Hoa tam giác mạch: Hoa mọc thành chùm ở đầu nhánh hoặc nách lá, là hoa đơn tính, các bao hoa có màu trắng hoặc đỏ phớt hồng.
  • Quả và hạt tam giác mạch: Quả có dạng quả bế và có tận 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, màu xám (hoặc nâu đen). Hạt có nội nhũ và có dạng bột.

2. Khu vực phân bố và sinh trưởng

Cây lúa mạch đen được phát hiện và trồng trọt đầu tiên ở Đông Nam Á, khoảng 6000 TCN, sau đó được nhân giống ở một số châu lục (đất nước) khác như Trung Á, Tây Tạng, Trung Đông, Châu Âu,…

Loài cây này có thể phân bố ở độ cao khoảng 2200m, chúng được trồng rất nhiều Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu vào thế kỷ 15. Ở Việt Nam tam giác mạch được trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi có khí hậu ẩm và mát (nhiệt độ 15-22 độ C).

Bộ phận Tam Giác Mạch được dùng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận như thân, hoa, lá non, quả, hạt của kiều mạch đều được ứng dụng trong y học.

Cây tam giác mạch
Tất cả các bộ phận của cây được dùng làm dược liệu

1. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Kiều mạch thường được trồng vào tháng 9 và được thu hái hạt vào tháng 12. Khi cây còn non chúng thường được người dân thu hoạch về để làm lương thực sử dụng hằng ngày. Sau khi gieo hạt thì cây sẽ có một tháng để cho hoa và một tháng để kết quả. Việc thu hái loài cây này được sử dụng bằng tay thô sơ.

Sau khi được thu hoạch thì các bộ phận như quả, hạt sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh mọc mầm nếu dùng làm thuốc và tránh bị nấm mốc, sâu bọ tấn công. Phần lớn người dân sẽ đem thân cây và lá để làm phân bón cho mùa vụ tiếp theo.

2. Cách phân biệt thành phẩm tốt

Nên chọn những sản phẩm đã qua kiểm duyệt đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên chọn những sản phẩm quá hạn sử dụng hoặc bị nấm mốc tấn công phá hoại. Đặc biệt là nên chọn những nơi buôn bán uy tín, điển hình như Nhà thuốc apharma sẽ là nơi đảm bảo những tiêu chí của bạn.

2. Thành phần dược liệu 

Tất cả các bộ phận của cây chứa rất nhiều dược chất quý như là glycosid là rutosid đặc biệt là ở lá và thân có rất nhiều dược chất này, rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Còn hạt thì có chứa độc tính và một số chất dinh dưỡng như: tinh bột, protein (lysin, threonin, tryptophan, và các axit amin chứa lưu huỳnh). khoáng chất (sắt, kẽm, selen), các chất chống oxy hóa,…

3. Phương pháp bào chế và sử dụng

Cây sèo có thể chế biến thành cháo, làm bánh,… hoặc dùng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, lá cũng có thể sử dụng chế biến nấu thành canh hỗ trợ cho thị giác và thính giác. Hạt của kiều mạch có thể sắc thành nước hoặc nghiền thành bột để uống giúp điều trị một số bệnh lý thông thường.

Vị thuốc của thảo dược kiều mạch

Cây tam giác mạch
thảo dược kiều mạch

1. Mùi vị – tính chất

Cây sèo có vị hơi chát, the nhẹ, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp.

2. Tác dụng dược lý của loài cây kiều mạch

Đặc một số nghiên cứu cho thấy trong cây kiều mạch có chứa vitamin E, epicatechin (điều trị đái tháo đường), squalene (chất dưỡng ẩm cho da) và rutin (ngừa bệnh tai biến mạch máu gây ra do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay các rối loạn tĩnh mạch).

3. Liều dùng và độc tính

Hầu như chưa có nghiên cứu nào nói về độc tính của loài cây này, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loài thảo dược này làm thuốc.

Công dụng và một số lợi ích của Tam Giác Mạch đối với sức khỏe của con người

Một số công dụng đặc trưng của tam giác mạch như là

  • Ổn định đường trong máu.
  • Ngăn ngừa sỏi thận
  • Điều trị táo bón
  • Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao
  • Bổ sung protein cho cơ thể
  • Hỗ trợ tim mạch
  • Giảm căng thẳng
  • Lợi tiểu

Một số bài thuốc đến từ tam giác mạch

1. Cơ thể suy nhược và hay ra mồ hôi trộm

Chuẩn bị: 500g bột tam giác mạch với 1 ít đường (đỏ)

Bào chế và sử dụng: Trộn đều hỗn hợp với 1 ít nước để nhào thành bánh, đem nướng chín và dùng trong vòng vài ngày.

2. Điều trị khí hư, mụn nhọt, nhiễm trùng, tiêu chảy, đau bụng và vã nhiều mồ hôi do dạ dày bị tổn hại

Chuẩn bị một lượng tam giác mạch vừa đủ và sao vàng, xay thành bột mịn để trong lọ kín, dùng 10-15g chiêu với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

3. Điều trị xuất huyết đáy mắt, huyết áp cao

Chuẩn bị ngó sen 4 cái và lá kiều mạch tươi 100g sắc uống mỗi ngày.

Cây tam giác mạch
Tam giác mạch được sử dụng điều trị huyết áp cao

4. Dùng bột tam giác mạch để rửa mặt

Chuẩn bị một ít bột tam giác mạch trộn với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Massage mặt cùng với nước và bột này trong vòng 30 giây, sau đó rửa lại với nước sạch.

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hiệu quả

Tuy loại thảo dược này có rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người, nhưng phải đảm bảo bạn đang sử dụng đúng cách và hiệu quả, muốn đạt được điều này bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể chọn ra những liệu pháp hợp lý cho mình. Đồng thời bạn cần chọn một nhà thuốc uy tín cho mình và Apharma sẽ là một lời khuyên chân thành dành cho bạn.

Nơi bán thuốc, thảo dược uy tín mà bạn cần lưu ý

Hiện nay, Nhà thuốc apharma là một trong những nơi chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc, thảo dược đang được rất nhiều người tín nhiệm, với một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và những dịch vụ, ưu đãi hấp dẫn cho người sử dụng thì Apharma đã tạo nên một thương hiệu riêng cho mình trên thị trường. Đồng thời Công ty cp dược phẩm apharma đã có các chi nhánh trên toàn đất nước và những dịch vụ nhà thuốc trực tuyến nhằm giúp mọi người có thể mua sản phẩm của Apharma ở bất kỳ đâu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích dành cho bạn và gia đình về cây thuốc tam giác mạch, chúng tôi rất mong đây sẽ là những thông tin cần thiết cho bạn và mọi người. Kính chúc mọi người luôn có một sức khỏe tràn đầy và luôn vui tươi trong cuộc sống.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *