Cây tắc kè đá

Hình ảnh cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá là loại thảo dược sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn và là vị thuốc cực kỳ tốt cho thận và xương cốt. Thảo mộc này thường được dùng để chữa chứng bong gân, ứ máu do té ngã, gãy xương, đau mỏi xương khớp và nhức răng do thận hư yếu. Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này nhé!

Giới thiệu sơ lược về cây tắc kè đá

Tắc kè đá là loại dược liệu có vị hơi đắng cùng tính mát thường mọc trên các triền đá và là một trong những vị thuốc quý trong Đông y.

  • Tên thường gọi dược liệu: cốt toái cổ, cây tổ rồng, cây tổ phượng, bổ cốt toái, tắc kè đá, cây cù lần.
  • Tên khoa học: Drynaria bonii Christ
  • Thuộc họ: Dương xỉ (danh pháp khoa học: Polypodiaceae)

Hình ảnh cây tắc kè đá

Hình ảnh cây tắc kè đá

Mô tả vài nét về dược liệu cây tắc kè đá

Đặc điểm nhận biết cây tắc kè đá

  • Loại thảo dược sống phụ sinh trên thân cây gỗ hoặc trên đá.
  • Thân rễ cây tắc kè đá: có dạng mần trong tựa củ gừng, mọc bò dài, mọng nước và được bao phủ bằng lớp vảy màu vàng óng.
  • Lá cây tắc kè đá: gồm 2 loại: một loại lá hứng mùn có dạng giống hình trái xoan có màu nâu, thường khô. Một loại lá có phiến màu xanh dài cỡ 25cm xẻ thuỳ sâu thành 3 đến 7 cặp lông chim, cuống lá dài tầm 10cm đến 20cm với trục lá có cánh. Đặc biệt ở dưới lá có các túi bào tử nhỏ rải rác khắp mặt dưới của lá.

Cây tắc kè đá thường mọc tập trung ở đâu?

Cây thảo dược này thường mọc hoang ở các vùng núi, ven sông suối trên những thân cây gỗ hay phiến đá. Ở nước ta chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, An Giang, Lâm Đồng, Quảng Trị.

Cây tắc kè đá còn được tìm thấy ở một số nước khác như: Lào và Trung Quốc, Campuchia.

Bộ phận cây tắc kè đá được sử dụng làm dược liệu

Thân rễ của cây tắc kè đá được thu hái để làm vị thuốc chữa bệnh.

Hình ảnh thân rễ thảo dược tắc kè đá

Hình ảnh thân rễ thảo dược tắc kè đá

Cách thức thu hái, sơ chế và bảo quản cây tắc kè đá

  • Thu hái: Có thể thu hái được quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vẫn là vào khoảng tháng 4 đến tháng 9.
  • Chế biến: Thu hái về rửa sạch đất cát và loại bỏ tất cả lá rồi cạo bỏ sạch phần lông. Tiếp theo đem chúng thái lát nhỏ và sấy hoặc phơi khô. Khi sử dụng đem đốt nhẹ cho cháy sạch phần lông phủ bên ngoài rồi lấy phần thân rễ ủ cho mềm sau đó tẩm mật và sao vàng.
  • Bảo quản: Những nơi khô ráo tránh ẩm mốc và côn trùng phá hoại.

Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế cây tắc kè đá

  • Tắc kè đá tươi: Dùng sau khi thu hoạch về.
  • Còn đối với tắc kè đá khô: Nếu được bảo quản đúng cách và không bị bất kỳ hư hại gì thì vẫn có thể sử dụng được.

Cách phân biệt thành phẩm dược liệu tắc kè đá chất lượng tốt

  • Cây tắc kè đá tươi: chọn những cây xanh tươi không sâu bọ.
  • Cây tắc kè đá khô: nên lựa chọn những loại đã hoàn toàn khô và không có hiện tượng ẩm mốc, phai màu hay côn trùng cắn.

Thời gian thu hái cây tắc kè đá thích hợp nhất trong năm 

Nên thu hái vào tầm tháng 4 đến tháng 9 là thích hợp nhất.

Thành phần cây tắc kè đá

  • Hesperi- din (C A., 1970,73, 11382j).
  • 25-34,89% tinh bột.

Cách thức bào chế và sử dụng cây tắc kè đá

Tắc kè đá thông thường hay sử dụng dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Ngoài ra còn sử dụng đắp ngoài da.

Vị thuốc cây tắc kè đá

  • Tính vị, quy kinh: Vị hơi đắng cùng tính ấm, đi vào kinh Thận, Can.
  • Liều lượng thông thường: 6g đến 12g.
  • Độc tố khi quá liều: chưa có báo cáo.

Lợi ích và công dụng mà cây tắc kè đá đem đến cho sức khỏe con người 

Công dụng cây tắc kè đá kể đến như:

  • Trị thận hư gây ra chứng đau lưng và ù tai.
  • Chữa thận hư gây nhức mỏi xương khớp.
  • Trị thận hư gây đau răng, răng lung lay, chảy máu chân răng.
  • Giúp tăng cường chức năng thận và chắc răng.
  • Trị chứng ê ẩm do té ngã.
  • Chữa bong gân hay tụ máu do chấn thương gây nên.
  • Chữa thấp khớp mạn thể nhiệt.
  • Trị chứng đau nhức do phong thấp.
  • Bồi bổ khí huyết, gân xương.
  • Chữa chấn thương phần mềm, gãy xương kín.
  • Trị chân tay sưng đau.
  • Trị chứng còi xương ở trẻ em hay chân tay tê yếu nhức mỏi ở người cao tuổi.

Giúp mạnh gân cốt, bổ thận vô cùng hiệu quả

Giúp mạnh gân cốt, bổ thận vô cùng hiệu quả

Những điều kiêng kỵ cùng bí quyết sử dụng cây tắc kè đá sao cho thật hiệu quả

Trên thực tế cây tắc kè đá mang đến rất nhiều lợi ích chữa trị trong Đông y. Tuy nhiên khi sử dụng nó cần lưu ý một vài điều sau:

  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp tắc kè đá với bất kỳ loại thuốc tây nào mà không được sự cho phép của bác sĩ hay thầy thuốc chuyên môn.
  • Những người bị âm hư huyết hư không nên sử dụng các phương thuốc từ cây tắc kè đá.
  • Cẩn thận khi dùng dược liệu cho các trường hợp thiếu âm kèm nội nhiệt và ứ máu.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây dược liệu tắc kè đá

Phương thuốc chữa thận hư gây ra chứng ù tai và đau lưng

  • Cần chuẩn bị: 4g đến 6g tắc kè đá tán bột, 1 cái bầu dục lợn.
  • Thực hiện: Đem phần thuốc bột vào bên trong bầu dục lợn rồi đem hấp cách thuỷ và nướng chín. Cứ cách ngày ăn 1 quả.

Phương thuốc chữa thận hư gây đau nhức xương khớp, gối mỏi

  • Cần dược liệu: 16g tắc kè đá, 16g tỳ giải,16g đỗ trọng cùng 20g cẩu tích, 20g hoài sơn, 12g dây đau xương, 12g rễ gối hạc, 13g rễ cỏ xước và 12g thỏ ty tử.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch rồi sắc cùng 550ml nước cho tới khi còn lại 200ml nước thì tắt bếp và chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống 10 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Phương thuốc chữa chứng đau răng, răng lung lay hay chảy máu chân răng do thận hư

  • Cần: 16g tắc kè đá.
  • Sử dụng bằng cách: Đem dược liệu rửa thật sạch sau đó giã nát và sao cho cháy đen rồi tán thành bột cho vào vùng lợi chảy máu hay sưng đau. Nên áp dụng sáng tối sau khi đã vệ sinh răng miệng.

Phương thuốc giúp chắc răng, bổ thận

  • Cần nguyên liệu: 12g sơn thù, 12g trạch tả, 12g bạch linh, 12g đơn bì, 12g sơn dược cùng 16g tắc kè đá, 16g thục địa và 2.4g tế tân.
  • Thực hiện như sau: Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc cùng 700ml nước cho tới khi còn lại 250ml thì chia làm 2 lần uống. Uống trong vòng 10 ngày liên tục.

Phương thuốc trị chứng đau nhức do phong thấp

  • Dược liệu cần: Bạch hoa xà cùng rễ chiên chiến mỗi vị 10g, 100g vỏ chân chim, 40g tắc kè đá và rễ bưởi xung, cỏ xước, xích đồng nam, bạch đồng nữ, ô dược, tiền hồ mỗi thứ lấy 40g, 80g rễ rung rúc, 120g rễ gắm.
  • Rửa sạch và nấu thành cao đặc rồi đem ngâm cùng 2 lít rượu trắng 40 độ trong tầm 3 ngày. Sau đó lọc lấy dịch trong dùng mỗi lần 30ml, ngày 2 lần.

Phương thuốc trị bong gân chân tay sưng đau, gãy xương kín

  • Cần dược liệu: Huyết kiệt, chích một dược, chích nhũ hương, đồng tự nhiên, hồng hoa, đương quy, tục đoạn, tắc kè đá cùng thổ miết trùng mỗi thứ lấy 12g kết hợp với 8g mộc hương.
  • Cách làm: Đem toàn bộ dược liệu tán mịn thành bột, sau đó lấy 12g uống cùng nước sôi nguội, ngày uống 2 đến 3 lần. Bên cạnh đó cần dùng thêm thuốc bột hoà cùng giấm rượu đắp ở bên ngoài.

Phương thuốc trị chứng ê ẩm do té ngã

  • Chuẩn bị dược liệu: 10g lá sen tươi, 10g sinh địa, 10g trắc bá tươi cùng 15g tắc kè đá.
  • Dùng như sau: Sau khi rửa sạch đem sắc cùng 500ml nước cho tới khi còn lại 200ml thì đem chia làm 2 lần uống. Nên thực hiện phương thuốc này trong vòng 5 ngày.

Bí quyết dùng cây tắc kè đá mang đến kết quả tốt nhất kèm chế độ vận động phù hợp

Bên cạnh một thói quen sống lành mạnh: ăn đủ chất, ngủ đủ giờ, nói không với thuốc lá, rượu bia hay chất kích thích thì Apharma khuyên bạn cần chăm chỉ vận động thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể từ đó luôn khỏe khoắn, vui trẻ mỗi ngày.

Khi nào chúng ta nên sử dụng cây tắc kè đá và sử dụng bao lâu?

Khi nào chúng ta nên sử dụng cây tắc kè đá và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng thảo dược tắc kè đá có ảnh hưởng gì không?

Với vô vàn công dụng chữa trị các bệnh lý khác nhau nhưng khi sử dụng để đảm bảo tính an toàn cũng như mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất đề nghị mỗi người chúng ta khi sử dụng tắc kè đá cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định dùng của bác sĩ, thầy thuốc.

Lựa chọn nơi bán và dược liệu tắc kè đá chất lượng tốt 

Nhằm đảm bảo tác dụng điều trị của thảo dược tắc kè đá, bạn cần cẩn trọng khi chọn mua dược liệu. Sử dụng dược liệu kém chất lượng có thể làm gián đoạn quá trình chữa trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì thế nên, bạn cần mua tại cửa hàng Đông y hoặc nhà thuốc Đông dược, cơ sở bán thuốc Đông y uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ  thông tin về cây tắc kè đá và công dụng trị bệnh của nó. Hãy áp dụng đúng theo các cách điều chế bài thuốc từ cây tắc kè đá để đạt được hiệu quả chữa trị bệnh và tránh những rủi ro. Mong rằng bài viết  này của công ty cổ phần dược phẩm Apharma đã mang đến những thông tin hữu ích về cây tắc kè đá cho bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *