Cây sung

cây sung

Cây sung là vị thuốc quý có sẵn trong vườn nhà, được người Việt sử dụng từ lâu đời. Hôm nay Apharma sẽ cùng các bạn độc giả nghiên cứu về công dụng trị bệnh của loại cây quen thuộc này, cũng như cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả?

Tên gọi khác của cây sung

Tên gọi khác: Cây ưu đàm, ưu đàm thụ, cây sung, cây vô hoa quả.

Tên khoa học: Ficus Racemosa, trong đó Ficus là tên chi, Racemosa là tên khoa học của họ dâu tằm.

Mô tả về cây sung

1. Đặc điểm hình dáng cây sung

Cây sung là cây thân gỗ sống lâu năm, thân cây có đường kính có thể đạt tới 90cm và cao tới 30m. Vỏ cây nhẵn, màu nâu nhạt. Lá của cây có hình bầu dục, nhọn ở đầu lá. Một số loại côn trùng thường đẻ trứng vào lá sung, tạo nên lá sung tật bị sùi lên những đốm nhỏ.

Quả sung mà mọi người thường gọi thực chất là đế hoa bao lấy quả thật ở bên trong, khi quả còn non sẽ có màu xanh, lúc chín sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ cam. Quả sung mọc thành từng chùm trên thân và cành chứ không mọc ở đầu cành như những loại cây khác.

cây sung
cây sung

2. Khu vực phân bố cây sung

Cây Sung thường mọc ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia,… Ở Việt Nam, cây sung thường mọc hoang ở ven ao hồ, sông, suối, những nơi đất ẩm bìa rừng, hoặc được trồng trong vườn nhà để làm cảnh.

3. Bộ phận được dùng làm dược liệu của cây sung

Cả thân cành, lá, quả, rễ cây sung đều có thể dùng làm thuốc, nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng lá sung và quả sung.

4. Cách chế biến, bảo quản dược liệu từ cây sung

  • Quả sung: đa phần đều được dùng để chữa bệnh khi còn tươi.
  • Lá sung: Lá sung có thể dùng lúc tươi và còn được đem sao khô để dễ bảo quản.

5. Thành phần dược liệu trong lá sung

Trong lá sung chữa nhiều chất chống oxy hóa, canxi, chất xơ, một số vitamin A, B, C, K, và một số khoáng chất như natri, kẽm, đồng, mangan. Ngoài ra còn chứa axit hữu cơ, axit béo omega-3 và omega-6, phenol, men protein, enzyme proteolytic…

Vị thuốc của lá sung

1. Tính chất – mùi vị

Lá sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát.

2. Tính chất dược lý

Lá sung thúc đẩy tuyến tụy sản sinh insulin, kích thích các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, từ đó đảm bảo quá trình trao đổi glucose của cơ thể nên được dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá sung còn có tính kháng khuẩn, tiêu viêm nên được dùng trong các bài thuốc trị các bệnh lở loét trên da như mụn nhọt, trĩ, bỏng,…

Công dụng lợi ích của cây sung

Lá sung vừa được dùng để ăn kèm với một số món ăn, vừa được dùng để trị bệnh. Lá sung giúp thông huyết, giảm đau,tiêu đờm, tiêu viêm, lợi tiểu, bổ huyết, sát trùng, tiêu thũng. Lá sung tật lúc tươi và lá sung tật phơi khô là thành phần quan trọng trong bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh và nhiều bài thuốc khác.

Những bài thuốc dân gian từ lá sung

1. Cây sung giúp trị các bệnh ngoài da

  • Trị bỏng: Dùng lá sung khô sao vàng, tán thành bột, trộn với mỡ lợn rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Bôi nhiều lần trong một ngày cho đến khi vết bỏng lành hẳn. Cách này sẽ giúp vết bỏng dịu đi, giảm đau rát và nhanh lên da non.
  • Trị zona: Lá sung tươi rửa sạch, hong khô sau đó cắt nhỏ đem giã nhuyễn cùng một ít giấm ăn đắp vào chỗ bị zona, khi thuốc khô lại thay thuốc mới cho đến khi vết zona khô hẳn.
  • Trị thủy đậu: Nấu nước lá sung tươi rồi dùng tăm bông bôi lên nốt thủy đậu. Hoặc lấy lá sung để nấu nước tắm.
Lá sung tật có nhiều công dụng trị bệnh.

2. Trị khí huyết kém dẫn đến mệt mỏi

Nguyên liệu bao gồm: Hoài sơn đã sao vàng, đảng sâm, liên nhục, thục địa, táo nhân sao đen, hà thủ ô đỏ, mỗi thứ 100g, cùng với 200 lá cây sung bánh tẻ. Đem tất cả các vị thuốc này tán mịn.

Dùng ngải cứu tươi sắc lấy nước, cho bột thuốc trên trộn với nước ngải cứu và mật ong, viên thành viên có đường kính khoảng 5mm. Đối với người lớn sẽ uống 10-12 viên mỗi lần, uống mỗi ngày 2-3 lần. Trẻ em dùng bằng một nửa liều của người lớn, mỗi ngày cũng uống 2-3 lần.

3. Bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ

Dùng 100g lá cây sung tật tươi, mít non 50g, đu đủ xanh 50g, lõi thông thảo 10g, 1 cái chân giò lợn, hạt muồng tươi 5g, gạo nếp 100g. Tất cả đem thái nhỏ, hầm cháo thật nhừ, ăn 1-2 bữa trong một ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.

cây sung
Lá sung là nguyên liệu quan trọng trong bài thuốc lợi sữa.

4. Chữa bệnh tiểu đường

Lá cây sung giúp cơ thể tăng cường sản xuất insulin, từ đó đảm bảo quá trình trao đổi glucose trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong lá sung và các chất chống oxy hóa cũng rất tốt cho người bị tiểu đường, hỗ trợ phòng tránh các biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Do đó, người bị tiểu đường nhất định phải ghi nhớ bài thuốc sau: 300g lá sung bánh tẻ không quá già cũng không quá non, đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo, sau đó vò nát, cho vào 1,5 lít nước đun sôi nấu khoảng 15 phút thì tắt bếp. Dùng nước lá sung để uống hằng ngày, kiên trì trong thời gian dài và kết hợp thêm chế độ ăn uống luyện tập để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Cây sung giúp khử mùi hôi

  • Khử mùi hôi chân: Nấu lá sung già và lá sung tật đã vò nát cũng với muối để làm nước ngâm chân. Nên ngâm trước lúc đi ngủ để thư giãn và giảm mồ hôi. Kiên trì thực hiện đều đặn khoảng 15 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Khử mùi hôi nách: Dùng lá sung già đem giã nát, vắt thêm một ít nước cốt chanh rồi dùng hỗn hợp bôi vào nách khoảng 20p sau đó rửa sạch với nước ấm. Kiên trì thực hiện khoảng 10-15 ngày.
cây sung
Lá cây sung có tác dụng khử mùi hôi nách rất hiệu quả.

6. Chữa một số bệnh khác

  • Nóng gan, vàng da: Lá sung tật 30g, nhân trần 30g, rau má 50g, kê huyết đằng 20g, sâm đại hành 20g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
  • Chữa cúm đau nhức, sốt: Lá sung tật, nghệ, lá chanh, mỗi thứ 16g, thêm 6g tỏi sắc lấy nước đặc để uống. Nếu cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi thì uống nguội, nếu cơ thể không đổ mồ hôi hoặc đang bị lạnh thì uống nóng rồi đắp chăn cho ra nhiều mồ hôi, sau đó lau khô người.
  • Chữa tưa lưỡi: Lá sung tật phối với lá mít theo tỉ lệ 1:1 đem phơi khô, đốt cháy, tán mín rồi hòa với mật ong, bôi mỗi ngày 3 lần.
  • Chữa bong gân, sai khớp: Lá sung tật, cỏ xước, lá mua, lá cứt lợn, tất cả đem giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.

Những lưu ý khi dùng lá sung

Những bài thuốc dân gian từ lá sung đã được người Việt dùng từ lâu đời, tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc căn bệnh có nhiều nguy cơ biến chứng, có thể nguy hiểm tính mạng thì bệnh nhân vẫn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, không nên dùng các bài thuốc dân gian từ lá sung để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị từ y bác sĩ có chuyên môn.

Lá sung mang đến lại nhiều lợi ích cho cơ thể, còn được dùng ăn kèm với một số món ăn hằng ngày, nhưng vẫn có một số đối tượng sau không nên sử dụng:

  • Người bị bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp thấp.
  • Người bị bệnh về thận.
  • Người đang bị xuất huyết trực tràng.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin hữu ích về cây sung và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá sung. Nếu các bạn độc giả quan tâm đến các loại dược liệu từ thiên nhiên, hay cần tư vấn về một phương thuốc chữa bệnh khác thì có thể tham khảo website của Apharma hoặc đến trực tiếp cửa hàng thuốc gần nhất thuộc chuỗi nhà thuốc của Công ty Cổ phần dược phẩm Apharma để được tư vấn và mua thuốc với giá cả hợp lý nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *