Cây Rau Sam là một loại rau ngon quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Loại rau này mọc lan dưới đất, không chỉ ăn ngon mà Rau Sam còn là một vị thuốc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp chữa nhiều loại bệnh thông thường và một số bệnh mạn tính.
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần dinh dưỡng, cây Rau Sam ăn tốt không? Công dụng cây Rau Sam trị bệnh gì? và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ Rau Sam. Cùng theo dõi nhé!
Đặc điểm của Rau Sam là gì?
Cây Rau Sam có tên gọi khoa học là: Portulaca oleracea L.
Ngoài ra, loại rau Sam còn được gọi với cái tên là Mã Xỉ Hiện, vì hình dáng lá của cây Rau Sam giống với hình ảnh răng của con ngựa.
Đây là một loại cây cỏ thuộc họ Rau Sam – Portulacaceae có thể sống được một năm và chiều cao có thể phát triển đến 40cm.
Các đặc điểm nhận biết cây Rau Sam như sau:
- Thân cây thường mọc lan dưới đất, thân mập, trơn nhẵn, mọng nước. Thân cây thường có độ dài từ 10cm – 40cm, màu đỏ hoặc tím đỏ và có nhiều cành.
- Lá rau mọc xen kẽ hoặc đối nhau, có màu xanh có hình bầu dục hoặc hình tròn nhỏ, không cuống, phiến lá dày, mặt lá mướt láng, cuối phiến lá hơi nhọn.
- Hoa thường có 5 cánh màu vàng hoặc đỏ, không có cuống và mọc ở đầu cành. Hoa thường xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài đến giữa mùa thu.
- Quả Rau Sam có hình nang bình cầu, bên trong chứa nhiều hạt hình đậu màu đen bóng.
- Rễ Rau Sam có rễ cái và nhiều rễ con dạng sợi, có khả năng chịu hạn tốt và sống được trên đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng.
Theo kinh nghiệm đông y và dân gian thì tất cả các bộ phân như thân, lá và nụ hoa của cây Rau Sam đều có thể dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc được.
Nguồn gốc, phân bố thu hái và chế biến cây Rau Sam
Rau Sam có nguồn gốc xuất phát từ Trung Đông và Ấn Độ. Loại rau này phát triển như một loài cỏ dại và được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các thời kỳ tiền sử. Và ngày nay cây Rau Sam được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện tại cây Rau Sam mọc khắp nơi trên đất nước ta, chủ yếu là ở các khu vực đất ẩm ướt. Loại rau này rất dễ sống, dễ trồng và có thể sống ở cả những vùng đất hạn hán hoặc nghèo dinh dưỡng mà các rau khác khó sống được.
Người ta thường thu cây Rau Sam vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 7 để dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Ở Việt Nam rau Sam thường được dùng tươi, một số ít nơi dùng rau khô bằng cách nhúng nhanh rau tươi vào nước sôi rồi lấy ra ngay, sau đó rửa cho sạch nhớt, cuối cùng mới đem phơi hoặc sấy khô. Rau Sam đã được làm khô thì sẽ được dùng trực tiếp chứ không cần phải chế biến gì nữa.
Thành phần dinh dưỡng của Cây Rau Sam
Trong Rau Sam chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng và các vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe con người như: Cacbonhydrat, chất protein, tro, chất béo omega-3, Glucid, Phốt pho, Calci, Sắt, Magie, Acid folic, Carotene, Calcium oxalate, Choline, Potassium nitrate, Men ureaza và các loại vitamin C, vitamin A, vitamin B và vitamin PP,…
Ngoài ra, rau sam còn có 2 hợp chất chống oxy hóa là: chất betacyanin màu đỏ (chứa trong thân cây) và chất betaxanthin màu vàng (chứa trong hoa và lá có màu vàng).
Công dụng và liều dùng của cây Rau Sam
Rau sam có tính hàn, vị chua và không độc, theo y học cổ truyền rau này có kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn, có khả năng giải độc, tiêu thũng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả cho người bệnh tim mạch, sỏi thận, gout,… Đồng thời theo nghiên cứu của dược lý hiện đại thì cây Rau Sam cũng mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người.
Cụ thể một số công dụng của cây Rau Sam:
- Tốt cho da, cơ bắp và xương nhờ Rau Sam có chứa vitamin C và canxi.
- Dùng Rau Sam có thể giúp bảo vệ màng tế bào và các tế bào, nhờ chứa vitamin E và glutathione – chất chống oxy hóa.
- Tốt cho thị lực, nhờ có chứa beta-carotene – chất chống oxy hóa khi cơ thể hấp thụ sẽ biến thành vitamin A, tốt cho sức khỏe của đôi mắt.
- Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhờ có chất melatonin.
- Ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhờ có chất betalain giúp làm giảm lượng cholesterol LDL và cholesterol trung tính. Thành phần kali giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ. Và Magie giúp phòng chống bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Tăng cường hệ miễn dịch, vì Rau Sam giúp thải độc tố Bisphenol A ra khỏi cơ thể.
- Tác dụng của cây Rau Sam giúp chống bệnh ung thư và các khối u lành tính, nhờ có các nguyên tố vi lượng lượng như: mangan, kẽm, magie và đồng.
- Sử dụng rau sam đúng cách có thể giúp ngăn ngừa bệnh lỵ, thương hàn và trực khuẩn E.Coli
- Rau Sam có công dụng bảo vệ mạch máu, nhờ chứa chất béo Omega 3.
- Giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung, nhờ có chất hoạt hóa thần kinh DOPA và Dopamine.
Cách dùng và liều dùng hiệu quả với cây Rau Sam
Rau Sam thường được nhiều người sử dụng tươi để làm rau ăn như: làm salad, rau luộc, rau xào hoặc nấu món canh súp với thịt.
Ngoài ra, có thể giã nát cây rau Sam để chắt lấy nước cốt trị các bệnh ngoài da.
Liều dùng hay cách sử dụng cây Rau Sam phù hợp cho cơ thể là:
- Rau tươi thì dùng từ 50 – 100 gram/ ngày.
- Nếu dùng rau khô thì từ: 6-12g khô để sắc nước uống.
- Dùng ngoài da thì không giới hạn liều lượng.
Một số bài thuốc chữa bệnh dùng Cây Rau Sam
Hiểu được lợi ích của cây Rau Sam nên người ta để ứng dụng nó vào nhiều bài thuốc y học cổ truyền để giúp chữa bệnh.
Dưới đây sẽ là một số bài thuốc y học trị bệnh hiệu quả có sử dụng Rau Sam:
Bài thuốc từ cây rau sam trị giun sán
- Cách 1 – Bài thuốc hiệu quả trị giun kim và giun đũa: Dùng 50g cây Rau Sam tươi rửa sạch và để ráo, sau đó giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc dùng vào lúc sáng sớm bụng đói. Cách 4 tiếng sau khi uống nước Rau Sam thì mới nên ăn lại.
- Cách 2 – Bài thuốc trừ giun kim: Dùng rau sam tươi 50g, rửa sạch, sau đó cho thêm một ít muối vào giã nát. Rồi đem vắt lấy nước, hòa với lòng trắng của trứng gà và hấp chín lên để ăn. Nên ăn liên tục trong vài ngày và mỗi ngày dùng khoảng 100 gam rau sam tươi.
Bài thuốc trị kiết lỵ từ Rau Sam
Cách 1: Dùng 100 gam rau sam tươi + 100 gam cỏ sữa, để rửa sạch để ráo, rồi cho vào nồi nước 400ml đun sôi lên cho đến khi nước cạn còn 100ml. Sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt, sử dụng uống 2 lần/ ngày. Dùng liên tục từ 5-7 ngày.
Lưu ý:
- Nếu đi kiết lỵ có ra máu thì hãy thêm 20g cỏ nhọ và 20g rau má vào để nấu chung.
- Nếu thấy khó uống thì có thể ép rau lấy nước, sau đó lấy nước cốt của hỗn hợp rau hòa tan với 100ml nước đem nấu đến khi sôi. Và khi uống có thể pha thêm 10g mật ong vào cho dễ uống.
- Người lớn uống hết 1 lần, còn trẻ em tùy theo tuổi cụ thể như: 2 tuổi uống từ 5 – 10 thìa cà phê, 3 – 5 tuổi ngày uống 3 thìa to, 10 tuổi ngày uống 5 thìa to, 15 tuổi ngày uống 150 ml
Cách 2: Dùng 250 gam Rau Sam tươi nấu với 600 ml nước cho đến khi sắc còn 100 ml. Sử dụng nước rau Sam trong ngày theo hướng dẫn sau:
- Trẻ em dưới 5 tháng: uống mỗi ngày 4 lần và 5ml/lần
- Trẻ em từ 5 tháng đến 1 tuổi: mỗi lần uống 10ml, ngày 4 lần uống.
- Trẻ em 2 tuổi trở lên cứ tăng thêm mỗi tuổi thì uống thêm 5ml.
Cách 3: Bài thuốc trị kiết lỵ ra máu: Dùng 200 gam rau Sam tươi cắt nhỏ rồi đem nấu cháo chung với 100 gam gạo nếp.
Bài thuốc cây Rau Sam trị mụn nhọt
Dùng 30g rau sam rửa sạch và để ráo. Sau đó giã nhuyễn ra và cho vào lưới sạch để đắp lên mụn nhọt. Sử dụng 2 lần/ ngày và đắp liên tục 3 ngày mụn nhọt sẽ chín và vỡ ra.
Lưu ý:
- Rau Sam ít có tác dụng với mụn nhọt sâu, viêm nang lông sâu, nhiễm trùng da kiểu đinh bối và hậu bối.
- Không sử dụng cách này cho các mụn nhọt ở phần gần mắt và quanh bộ phận sinh dục.
Bài thuốc trị bệnh chướng bụng từ Rau Sam
Dùng 300 gam Rau Sam, chia thành 2 phần để sử dụng. Đem Rau Sam cắt nhỏ và nấu cùng với nước vo gạo cho đến khi nước canh sền sệt là dùng được.
Có thể sử dụng tăng lượng rau sam lên từ 400 gam – 500 gam/ngày.
Bài thuốc cây Rau Sam chữa chứng tiểu rát buốt, tiểu ra máu
Dùng 300 gam Rau Sam thái nhỏ để nấu canh chung với 50 gam rau Dền Cơm. Sau đó đem chia thành 3 phần ăn trong ngày.
Bài thuốc Rau Sam trị chốc đầu ở trẻ em
Lấy Rau Sam Tươi giã nát rồi đem đi sắc với nước cho đến khi đặc lại thì lấy bôi lên đầu trẻ. Hoặc có thể đem hỗn hợp đã sắc đặc đốt thành than rồi hòa với mỡ heo để bôi cho trẻ.
Bài thuốc Rau Sam trị mề đay, mẩn ngứa, phát ban
Dùng một nắm cây Rau Sam rửa sạch và đem giã nát chắt lấy nước cốt để uống. Lấy phần bã để chà lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa, tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Bài thuốc Rau Sam chữa chứng bạch đới ở phụ nữ
Dùng Rau Sam rửa sạch xay lấy khoảng 30ml nước cốt. Sau đó trộn nước cốt với 2 lòng đỏ của trứng gà, đem hấp chín và dùng khi còn nóng.
Cây Rau Sam giúp trị ngộ độc thuốc
Dùng một nắm Rau Sam tươi rửa sạch, đem xay nhuyễn và chắt lấy nước để uống. Còn phần bã rau thì dùng đắp vào rốn.
Bài thuốc Rau Sam trị các chứng sản hậu
Cách 1 – Bài thuốc trị sản hậu xuất huyết: Dùng 200 gam Rau Sam nấu chung với 750 ml nước đến khi sắc còn khoảng 300 ml thì chia thành 2 phần uống trong ngày.
Cách 2 – Bài thuốc trị hậu sản tiểu không thông: Dùng 100 gam cây rau Sam tươi giã nát để lấy 30ml nước cốt, đem đun sôi hoặc nấu cách thủy. Khi uống hòa thêm một ít mật ong.
Bài thuốc trị phỏng da từ Rau Sam
Dùng rau Sam khô tán thành bột mịn rồi hòa với mật ong nguyên chất để bôi lên vùng da bị bỏng. Nên sử dụng liên tục vài ngày cho đến vết thương lành lại.
Bài thuốc cây Rau Sam chữa bệnh trĩ
Dùng 300g – 35g rau Sam tươi nấu với nước, lấy rau để ăn và dùng nước để xông hoặc ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 lần.
Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc để chữa các bệnh khác như: Cây Rau Sam chữa bệnh tay chân miệng, bệnh ho ra máu, ho gà, ngứa âm đạo, môi, miệng bị lở loét, trị chứng say nắng, hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, trị vết thương do côn trùng, rắn rết cắn, trị ung thư thực quản, ung thư đại tràng, trực tràng,….
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng Cây Rau Sam
Khi sử dụng Rau Sam chúng ta nên lưu ý một số điều như sau:
- Nếu dùng cây Rau Sam tươi thì nên hái ngày nào dùng ngày đó. Không nên bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm giảm hoạt chất và hiệu quả trị bệnh.
- Không dùng rau sam cho phụ nữ mang thai vì nó có tính hàn và hoạt huyết mạnh, nên dễ gây sảy thai.
- Không dùng Rau Sam cho đối tượng mẫn cảm với các thành phần có trong rau Sam.
- Những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, bị tiêu chảy thì nên phối hợp dùng rau sam với các vị thuốc có tính cay, ấm để không bị trệ tỳ.
- Dùng Rau Sam quá liều có nguy cơ hình thành sỏi thận vì Rau Sam có chứa oxalate và nitrate.
- Những người có tiền sử bị sỏi thận thì nên cẩn thận khi sử dụng rau sam, vì nó có thể làm cho bệnh bị nặng lên.
Địa chỉ uy tín cung cấp sản phẩm từ Rau Sam
Hy vọng các thông tin về Cây Rau Sam phía trên có thể giúp bạn và gia đình sử dụng được Rau Sam đúng cách và phát huy được hết công dụng.
Nếu bạn đang muốn mua Rau Sam hay các thành phẩm chữa bệnh từ Rau Sam thì hãy đến với nhà thuốc Apharma – Nơi đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ uy tín được nhiều người tin dùng trên thị trường hiện nay.
Hiện tại Công ty cp dược phẩm Apharma đang có nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi cho khách hàng. Vậy nên hãy đến ngay với Apharma để được phục vụ tốt nhất nhé!