Cây quýt là loài cây đã quá quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của tất cả chúng ta. Ngoài việc là một loại trái cây thơm ngon, quýt còn được biết đến như loại dược liệu quý, đem lại sức khỏe tốt cho cơ thể, giúp điều trị các bệnh như: Ho, buồn nôn, đau bụng khó tiêu,…
Tìm hiểu về cây quýt
- Tên khoa học của cây là: Citrus reticulata Blanco (C. nobilis Lour var. deliciosa Swingle. C. deliciosa Tenore);
- Họ khoa học là: Thuộc họ Cam – Rutaceae;
- Tên dân gian là: quýt, Trần bì, quýt Xiêm, …
- Vỏ quả quýt chín (Pericarpium Citri Reticulatae): Trần bì;
- Vỏ quả còn xanh (Pericarpium Citri Reticulatae Viride): Thanh bì;
- Vỏ quả ngoài (Exocarpium Citri Rubrum): Quất hồng;
- Hạt quýt (Semen Citri Reticulatae): Quất hạch;
- Xơ của múi quýt: Quất lạc
- Ở nước ta còn có cây quýt gai hay còn gọi là quýt rừng
1. Đặc điểm nhận dạng cây quýt
Quýt thuộc loại cây gỗ nhỏ, thân và cành lá có gai. Quýt có lá đơn, mọc so le với nhau. Phiến lá cây quýt có hình ngọn giáo hẹp và có viền mép trên cuống lá.
Hoa quýt nhỏ, có màu trắng và mọc ở nách lá. Quả quýt có dạng hình cầu hơi dẹt, có vỏ mỏng, nhẵn màu vàng da cam. Vỏ quýt không dính với múi bên rất dễ bóc. Cơm quýt thơm, dịu, hạt quýt có màu xanh.
Cây quýt thường ra hoa vào tháng 3 tháng 4 và thường có quả vào tháng 10 tháng 12.
2. Nơi sinh sống và thu hái của cây quýt
Cây quýt có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó được trồng khắp nơi trên thế giới để lấy quả.
Tại Việt Nam, quýt được trồng khắp mọi miền tổ quốc, tuy nhiên nhiều nhất là ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên, Bắc Giang…
Khi quýt sẽ được thu hái, bóc vỏ phơi khô làm thành vị thuốc trần bì. Các quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm thanh bì. Hạt quýt được lấy ở các quả chín phơi khô làm quất hạch.
3. Thành phần hóa học của cây quýt
Trong vỏ quýt có 2 loại dầu:
- Dầu cam 0,50%;
- Dầu cam rụng 0,50%;
Trong dầu quýt có thành phần chính là:
- dl-limonen 78,5%;
- dl-limonene 2,5%;
Đồng thời trong quýt còn có một ít thành phần citral, các aldehyde nonylic và acrylic và methyl anthranilate chiếm khoảng 1%.
Dịch của trái quýt chứa các thành phần như: đường, acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Trong lá quýt có chứa 0,5% tinh dầu. Trong hạt cũng có một lượng nhỏ tinh dầu.
4. Thành phần dược lý và công dụng của quýt
Ta thường dùng quả quýt để ăn, có tác dụng của quýt là để bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu. Mỗi bộ phận của quả quýt có tính vị và công dụng khác nhau:
- Quả quýt: Có vị chua ngọt, tính mát đem lại công dụng giải khát. Quả quýt làm mát phổi, trừ đờm,…
- Trần bì (vỏ quýt chín): Sử dụng để chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, đau bụng, đầy bụng trúng thực, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng,… Tác dụng của vỏ quýt còn dùng để trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh;
- Thanh bì: Sử dụng để chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét;
- Hạt quýt: Sử dụng để trị chứng sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa;
- Lá quýt: Sử dụng để chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở;
Công dụng của quýt đối với sức khỏe con người
Quả quýt chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể: 100 gam quýt hấp thụ có:
- Hàm lượng protein gấp 9 lần lê
- Hàm lượng canxi gấp 5 lần lê
- Hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê
- Hàm lượng vitamin B1 gấp 8 lần lê
- Hàm lượng vitamin B2 gấp 3 lần lê
- Hàm lượng vitamin C gấp 10 lần lê
Quả quýt còn chứa thành phần chống oxy hóa giúp tăng cao khả năng miễn dịch nhờ đó chống lại được sự phát triển của u bướu.
Trong quýt chứa nhiều beta caroten và vitamin A giúp chống lại tia bức xạ của máy tính nên sẽ bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Đồng thời các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt giúp điều hòa chức năng trao đổi chất bên trong cơ thể. Và đặc biệt tốt đối với những người già mắc bệnh tim..
Ăn quýt nhiều có tốt không?
Quýt là loại trái cây ngon, tác dụng của quýt rất tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn quá nhiều một lần vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Và khi ăn quýt cần lưu ý:
- Không ăn quýt khi đói: Vì trong quýt chứa hàm lượng lớn acid, nếu ăn vào lúc đói sẽ rất dễ làm tổn thương dạ dày.
- Không ăn kết hợp quýt ăn củ cải cùng nhau: Vì củ cải khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra chất gây ức chế hóc môn tuyến giáp. Và nếu lúc này ăn quýt thì chất flavonoid trong quýt sẽ chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic làm tăng cường tác dụng ức chế tuyến giáp gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Đồng thời có một số nhóm đối tượng sau đây nên hạn chế ăn quýt:
- Người phẫu thuật đường tiêu hóa: Vì trong dịch của quýt có chứa hàm lượng cao acid citric. Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++ làm cản trở quá trình đông máu. Vì người mới phẫu thuật vết thương chưa hồi phục nên cần tránh ăn quýt để hạn chế tổn thương.
- Người đang bị ho: Tuy vỏ quýt có công dụng chữa ho nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Nguyên nhân do chất cellulite trong quýt sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt, tạo đờm nhiều hơn.
Bài thuốc trị bệnh từ cây quýt gai
Trong Đông Y, cây quýt gai được xem là thành phần có chứa nhiều tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe con người. Quýt gai đặc biệt phát huy tốt khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến thận như: Suy thận, viêm thận, thận ứ nước,…
1. Bài thuốc cây quýt gai chữa bệnh thận
4 loại dược liệu quan trọng trong việc điều trị suy thận, thận hư là:
- Cây quýt gai;
- Cây Muối;
- Cây Mực;
- Cây Nổ;
Lấy mỗi loại 20 gam đem sao vàng hạ thổ và sắc với khoảng 2 lít nước. Sắc cho đến khi chỉ còn lại khoảng 500ml thì tắt bếp, để nguội. Sau đó chia thuốc thành 3 phần uống 3 lần trong ngày.
Cây quýt gai trị bệnh thận rất tốt, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nên kiên trì sử dụng và sử dụng đúng liều lượng để có kết quả như ý.
2. Cây quýt gai thuốc nam trị rối loạn tiêu hóa
Đối với người ăn uống kém, dễ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, tiêu chảy,… thì cây quýt gai thuốc nam sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Dùng 20 gam vỏ cây quýt gai, 20 gam vỏ quả lựu, 20 gam vỏ quả chuối hột, 20 gam rễ tầm xuân, 10 gam búp ổi nấu cùng 2 lít nước. Đun cho đến khi còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp, chia ra uống 3 lần trong ngày.
Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ cây quýt chất lượng
Quýt là cây quá quen thuộc và quá nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay điều đáng e ngại là quýt trên thị trường đang bị ngâm hóa chất để giữ được độ tươi, độ đẹp của trái. Nếu sử dụng các loại này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe. Do đó cần phải hết sức thận trọng khi chọn mua quýt cũng nhưng các sản phẩm thuốc Nnam làm từ quýt.
Apharma là một trong số ít những địa chỉ cung cấp dược phẩm từ quýt đảm bảo an toàn, chất lượng và đã được kiểm định trước khi đến tay khách hàng. Nếu bạn đang muốn mua thành phẩm chữa bệnh từ quýt thì có thể tham khảo tại nhà thuốc Apharma. Đây là nơi cung cấp các dược phẩm thiên nhiên, chất lượng và đảm bảo uy tín hàng đầu trên thị trường.
Đồng thời Apharma cũng có nhà thuốc online được nhiều người tin tưởng lựa chọn để khi không có thời gian ra ngoài mua thuốc và đặc biệt là trong dịch bệnh Covid cần hạn chế tiếp xúc. Và chắc chắn rằng khi khách hàng mua thuốc tại Apharma sẽ được cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách chi tiết và tận tình nhất.