Cây ô rô

Hình ảnh cây ô rô 

Từ bao đời nay trong các bài thuốc Đông y thì cây ô rô là 1 vị thuốc rất quan trọng dùng để chữa rất nhiều bệnh lý như: hen suyễn, thấp khớp, đau xương khớp, vàng da, rong kinh, táo bón,.. Vậy đặc điểm nhận dạng của loại thảo dược này là gì? Cách dùng như thế nào? Sau đây hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu chi tiết về cây dược liệu này nhé!

Sơ lược về dược liệu cây ô rô

Cây ô rô là loài cây mọc hoang có vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai ai cũng biết đến.

  • Tên thường gọi dược liệu: cây dã hồng hoa, ô rô gai, ô rô nước, ô rô trắng, ô rô hoa nhỏ, ắc ó, lão thử lặc, hê hạng thảo, đại kế, sơn ngưu bàng, thiết thích ngãi.
  • Tên khoa học: Acanthus ebracteatus
  • Thuộc họ: Ô rô – Acanthaceae

Hình ảnh cây ô rô 

Hình ảnh cây ô rô 

Mô tả về thảo dược ô rô

Đặc điểm nhận dạng cây ô rô

Hiện nay cây ô rô có hai loại chính và có đặc điểm nhận biết như sau:

Cây ô rô nước

  • Thân cây có màu lục nhạt. Phần phiến lá cứng và bao quanh viền lá có gai, mặt trên nhẵn.
  • Hoa ô rô nước thường có màu trắng hoặc xanh lam.
  • Trái ô rô có hình dáng bầu dục chứa những hạt dẹt màu nâu bóng.

Cây ô rô cạn

  • Thân cây nhỏ cao tầm 58cm đến 80cm có màu xanh lục và chứa nhiều rãnh dọc.
  • Rễ trụ dài, to phân làm nhiều nhánh phụ.
  • Lá ô rô chia làm nhiều thuỳ với chiều dài trong khoảng 20cm – 40cm, rộng từ 5cm đến 10cm, mặt trên lá nhẵn cùng với méo lá có gai. Một điểm nữa ở phần lá đó chính là càng gần ngọn thì lá càng nhỏ lại đồng thời nhiều thuỳ hơn.
  • Hoa nở thành từng cụm cỡ 3cm – 5cm ở kẽ lá hay đầu cành có màu tím.
  • Quả ô rô cạn thuôn dài dẹt chứa nhiều hạt.

Cây ô rô mọc tập trung ở đâu?

Cây xuất hiện ở rất nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,…

Riêng ở Việt Nam thì thường tập trung ở triền núi, đồi núi thấp đối với cây ô rô cạn. Còn cây ô rô nước thì hay mọc hoang vùng đất ẩm ướt như bờ sông, suối, đầm lầy, ao hồ,…

Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây ô rô

Toàn bộ cây đều được sử dụng làm dược liệu từ thân, lá, rễ cho đến cả hoa và dùng nhiều nhất là phần rễ.

Bộ phận dùng làm dược liệu

Cách thức thu hái, sơ chế và bảo quản cây ô rô

  • Thu hoạch toàn bộ cây thuốc ô rô rồi đem rửa sạch sẽ.
  • Tiếp đến chúng ta cắt bỏ rễ con đồng thời tách riêng rễ cây và các phần khác của cây.
  • Sau đó đem phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong bọc kín để tránh hiện tượng ẩm mốc hay côn trùng cắn.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Do dược liệu  này được phơi khô nên nếu bảo quản tốt thì sẽ dùng được rất lâu.

Cách phân biệt thành phẩm tốt

Không có tình trạng ẩm mốc, hư hại đối với dược liệu khô.

Mùa thu hoạch trong năm của cây ô rô

  • Cây ô rô cạn mùa thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa hè và mùa thu, bởi đây là lúc thân, rễ, hoa phát triển to nhất cũng như có dược tính cao.
  • Ô rô nước thường được hái vào dịp cuối năm vào khoảng tháng 10, tháng 11 khi cây đang ra thời kỳ ra hoa nhiều.

Thành phần cây ô rô

– Trong ô rô cạn chứa các hợp chất sau:

  • Flavones.
  • Tinh dầu, alkaloid.
  • Alpha amyrin beta-amyrin.
  • Taraxasteryl, beta-sitosterol.
  • Axetat.

– Trong ô rô nước chứa các hợp chất sau:

  • Ethanolic, Methanolic.
  • chloroform, hexan.
  • Alkaloids, glycoside.
  • Lignans, sterol.
  • Chất nhầy và tanin.

Phương pháp bào chế và sử dụng cây ô rô

Đem phơi hoặc sấy khô cây ô rô kết hợp cùng với một số dược liệu khác để làm bài thuốc chữa nhiều căn bệnh.

Vị thuốc cây ô rô

  • Cây ô rô cạn: có vị hơi ngọt, tính bình.
  • Cây ô rô nước: vị hơi mặn, đắng nhẹ, tính mát, còn rễ có tính hàn, vị mặn chua.
  • Liều lượng dùng từ 30g – 60g.
  • Cây ô rô loại thảo dược an toàn không có độc tính.

Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây ô rô

Công dụng của cây ô rô được kể đến như:

  • Chữa bệnh lý ho đờm, ho nhiều, cảm sốt  hay chứng hen suyễn.
  • Trị bệnh vàng da và đau gan.
  • Khả năng lợi tiểu cung như chữa viêm đường tiết niệu.
  • Chữa bệnh ghẻ lở, mụn nhọt ngoài da.
  • Giảm nhanh cơn đau lưng, xương khớp, thấp khớp, tê bì chân tay.
  • Chữa bệnh rong kinh, kinh nguyệt không đều ở các chị em phụ nữ.
  • Mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
  • Giúp hỗ trợ điều trị bệnh sưng gan, sưng lá lách.
  • Giảm đau, tiêu viêm.
  • Được dùng làm vi thuốc trị thuỷ thũng.
  • Bệnh lý đường ruột, co thắt cơ.
  • Bên cạnh đó cây ô rô trị mụn.

Hỗ trị điều trị chứng đau gan hiệu quả

Hỗ trị điều trị chứng đau gan hiệu quả

Những kiêng kị và bí quyết sử dụng cây ô rô hiệu quả

Tuy ô rô không độc và có rất nhiều lợi ích cho con người nhưng để tráng phản tác dụng thì chúng ta cần tuân thủ theo liều lượng và một số lưu ý sau đây:

  • Dược liệu ô rô có thể làm tăng tác dụng phụ hay làm  giảm đi hiệu quả của thuốc Tây nếu dùng kết hợp với nhau. Chính vì vậy, cần được sự cho phép bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đặc biệt, đối với trẻ em và phụ nữ đang thời kỳ có thai cần xem xét kỹ.

Những phương thuốc quý từ dân gian quý sử dụng cây ô rô

Chữa ho có đờm hoặc hen suyễn

  • Cần chuẩn bị: 60g – 100g thịt lợn nạc băm nhỏ, 30g lá ô rô, 500ml nước.
  • Cách làm: Đem ô rô rửa sạch thái nhỏ sau đó ninh cùng nước với thịt đã chuẩn bị cho tới khi nước trong nồi còn 150ml. Dùng 2 lần và ăn hết trong ngày.

Trị bệnh lý vàng da, đau gan

  • Cần: Ô rô cùng vỏ cây quao nước mỗi thứ 500g.
  • Cách thực hiện: Lấy các loại nguyên liệu đã chuẩn bị cắt nhỏ sau đó sao vàng cho vào 1 nồi bằng nhôm. Tiếp đến đổ 3 lít nước vào nấu sao cho còn 1 lít thì lọc lấy nước thứ nhất, kế sau đó thêm vào 2 lít nước nữa đun tới khi còn 500ml thì lọc lấy nước thứ 2. Cuối cùng đem trộn hai nước lại với nhau cộng thêm 400g đường trắng rồi cô đặc còn 1 lít. Dùng 2 thìa canh thuốc mỗi ngày.

Chữa đau lưng, thấp khớp, nhức xương khớp, tê bì chân tay

  • Cần có: 30g rễ cây ô rô, 8g rễ cây kim vàng, 20g canh châu cùng 4g quế chi.
  • Dùng như sau: Lấy toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, thái nhỏ rồi tẩm cùng một ít rượu. Tiếp theo, đem sao vàng cho khô rồi sắc cùng với nước. Uống nước thuốc này vào lúc bụng đói ngày 2 lần và nên kiên trì trong vòng 2 tuần liên tiếp để đạt kết quả.

Trị rong kinh ở phụ nữ

– Chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu cho bài thuốc này như sau:

  • Rễ ô rô cần 30g: thái nhỏ tẩm giấm rồi đem sao vàng cho tới khi cháy đen.
  • Bố hoàng 20g: sao vàng theo cách tồn tính.
  • Hoa kinh giới 18g: sao cháy tồn tính.

– Sau đó đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cùng nước và uống mỗi ngày 1 thang.

Bí quyết sử dụng thảo dược cây ô rô hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Cây ô rô có thể chữa rất nhiều loại bệnh lý khác nhau vì thế nên tùy thuộc vào công dụng mà cách dùng cũng như liều lượng sẽ thay đổi khác nhau. Cách dùng thông thường:

  • Dạng pha trà
  • Dạng thuốc sắc
  • Dạng cồn thuốc

Bên cạnh những phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thì chúng ta cần có một chế độ vận động thể chất thường xuyên thông qua các bộ môn thể thao nhằm giúp cơ thể luôn săn chắc, mạch máu lưu thông dễ dàng hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng để từ đó phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Khi nào nên dùng cây ô rô và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng thảo dược ô rô có ảnh hưởng gì không?

Ô rô là loại thảo dược không chứa độc tố tuy nhiên để tránh tình trạng gặp phải một số tác dụng không mong muốn thì ta cần dùng theo chỉ định của những người có chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm chất lượng tốt 

Hiện nay trên thị trường rất dễ dàng để mua được loại dược liệu này tại các nhà thuốc, tiệm thuốc Đông y. Tuy vậy, có rất nhiều cơ sở bán hàng kém chất lượng, pha trộn hoặc làm giả để lừa dối người tiêu dùng. Do đó, để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc chữa bệnh thì chúng ta cần mua ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, dược liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm chất lượng tốt 

Bài viết trên đây của Apharma đã đưa đến bạn độc một số thông tin cơ bản về thảo dược ô rô. Trước khi thực hiện, bạn cần trao đổi với y bác sĩ và tuyệt đối không tự chẩn đoán bệnh và lạm dụng vị thuốc này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *