Cây nhục đậu khấu có đặc điểm gì? Tác dụng của hạt nhục đậu khấu như thế nào? Sử dụng như thế nào để không gặp các tác dụng phụ?
Y học cổ truyền ngày nay đã nghiên cứu và công bố rất nhiều thảo dược có ích cho sức khỏe, trong đó phải kể đến tác dụng của cây nhục đậu khấu nhất là hạt và tinh dầu của chúng. Tuy nhiên, không vì những lợi ích mà hạt nhục đầu khấu đem lại mà chúng ta lạm dụng chúng quá nhiều.
Vì vậy, để giúp các bạn có những thông tin chính xác về cách sử dụng, cũng như các tác dụng dược lý của loài cây này Nhà thuốc apharma sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất qua bài viết bên dưới đây, các bạn cùng theo dõi với chúng mình nhé!!!
Tên gọi khác của cây nhục đậu khấu
Cây nhục đậu khấu được tìm thấy đầu tiên tại Indonesia, nhưng do những công dụng mà loài cây này đã mang lại thì chúng đã được nhân giống ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đối với từng đất nước thì nhục đầu khấu sẽ có những tên gọi khác nhau.
- Tên thường gọi (Tiếng Việt): nhục đầu khấu, nhục quả, ngọc quả, đậu khấu, già câu lắc, ở một số nước thì chúng còn một số tên gọi khác như: Muscade, Noix de Muscade.
- Tên khoa học (Tiếng Anh): Myristica fragrans Houtt.
Mô tả đặc điểm của cây nhục đậu khấu
1. Những đặc điểm nổi bật của cây
Nhục quả được biết đến như một loại thảo dược quý trong Y học, loài cây này được công bố trong giới khoa học vào năm 1774, gồm 150 loài. Cây nhục đậu khấu là loài cây thân gỗ, có hoa và quả.
- Thân: một cây trưởng thành có thể cao 8-10 mét, phân nhánh (cành mảnh), cây nhỏ, thân nhẵn.
- Lá: mọc so le, phiến lá hình mũi mác, có dạng elip, mép lá có dạng đường cong phẳng (nguyên), gốc lá rộng, có gân đối xứng hai bên (8-10 gân), cuốn lá dài 7-10mm.
- Hoa: ở kẻ lá hoa sẽ mọc thành xim. Mỗi cụm hoa sẽ dài khoảng 1-3 cm. Chúng thường có màu vàng trắng, thùy hoa có hình bầu dục (hoặc hình tam giác), bên ngoài có màu nâu.
- Quả: ngọc quả thuộc loại cây có quả hạch (hạt), có dạng hình bầu dục hoặc quả lê, đường kính 5-8 cm. Quả mọc đơn, cuống dài hoặc ngắn, buông thõng xuống. Đến lúc chín, quả sẽ tự tách ra dọc từ đáy quả theo chiều dọc thành 2 mảnh nhỏ làm lộ phần hạt bên trong. Hạt ngọc quả có lớp cơm dày và được bao bọc bằng một lớp áo màu hồng.
2. Khu vực phân bố của cây nhục đậu khấu
Loài cây này có xuất xứ từ Maluku (Indonesia), sau đó được nhân giống ở khắp các nước Châu Á như: Campuchia, Ấn Độ, Malaysia,… Thậm chí, chúng phát triển rất mạnh tại Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).
Tại Việt Nam, cây nhục đậu khấu được trồng và sinh sôi ở các tỉnh miền Nam.
3. Những bộ phận của cây nhục đậu khấu được sử dụng làm dược liệu
Các bộ phận của cây nhục đậu khấu được sử dụng gồm:
- Nhục đậu khấu: phần cơm của quả, được đem phơi hoặc sấy khô.
- Nhục ngọc quả: phần áo màu hồng bao bộc hạt, cũng được đem phơi hoặc sấy khô.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm từ nhục đậu khấu
Cây nhục đậu khấu được trồng và phát triển trong vòng 7 năm và bắt đầu thu hái liên tục trong 60-70 năm. Cây cho thu hoạch ổn định và nhiều quả nhất là vào năm 25 tuổi. Mỗi năm người ta sẽ chia làm 2 lần thu hoạch vào tháng 4 – 6 và tháng 11 – 12.
Khi thu hoạch được hoàn tất thì quả cây nhục đậu khấu sẽ được tách làm 2 phần: phần cơm và phần ngọc quả (áo màu hồng bao quanh hạt). Sau đó đem đi phơi hoặc sấy chúng để làm dược liệu.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hơ quả nhục đậu khấu dưới lửa, đến khi lắc quả nghe lóc cóc là có thể tách quả ra. Công đoạn làm sấy và làm khô quả được kéo dài trong vòng 2 tháng. Sau đó có thể tách phần cơm quả để lấy phần nhân nhục đậu khấu (ngọc quả), tiếp theo phân loại hạt theo kích thước và ngâm qua nước vôi để ngăn ngừa côn trùng và nấm mốc phá hoại, phát triển.
5. Cách nhận biết sản phẩm tốt từ cây nhục đậu khấu
Các phần được sử dụng làm dược liệu của cây nhục đậu khấu phải được sấy khô hoàn toàn, không bị phá hoại bởi côn trùng, nấm mốc. Đặc biệt, phần cơm và phần ngọc quả không được ngâm các hóa chất (chất bảo quản) có hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, để có được một sản phẩm tốt thì bạn nên chọn cho mình một nơi bán có chất lượng và uy tín, Nhà thuốc apharma chúng tôi sẽ là nơi đáp ứng những tiêu chí đó của bạn.
Thành phần dược liệu của cây nhục đậu khấu
Một số thành phần hóa học chính bên trong các bộ phận của cây đậu khấu như:
- Lá: chứa rất nhiều tinh dầu.
- Áo hạt: chứa các tinh dầu, các acid béo, nhựa, peptit.
- Nhân hạt: chứa acid béo có vị đắng (được ứng dụng sản xuất bơ nhục đậu khấu), tinh bột, tinh dầu dễ bay hơi (không có màu, có mùi nồng, hơi nhớt) và một lượng nhỏ acid myristic.
- Hạt nhục đậu khấu chín, khô: chứa 25 – 40% tinh dầu không bốc hơi và 5 – 10% tinh dầu dễ bay hơi (đây cũng là thành phần chủ yếu của hạt nhục đậu khấu). Ngoài ra, hạt cũng chứa một số thành phần dinh dưỡng như: nước, chất vô cơ, sắt (Fe), pectin, hydrat cacbon, protein, photpho (P), furfural và pentosan,…
Phương pháp bào chế và sử dụng cây nhục đậu khấu
Cây nhục đậu khấu có rất nhiều cách bào chế và sử dụng khác nhau như:
- Nhục đậu khấu sống: loại bỏ các tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
- Nhục đậu khấu lùi (ổi Nhục đậu khấu): Lấy bột mì hòa vào một lượng nước thích hợp, cho ngọc quả vào khuấy đều để tạo lớp áo (hoặc tẩm ẩm nhục đậu khấu cho vào nồi bao, vừa quay nồi bao vừa cho bột mì vừa phun nước) và đun nóng nhẹ để tạo 3 lớp đến 4 lớp bao bột mì. Cho đậu khấu đã được phủ lớp áo ở trên vào chảo cát hoặc hoạt thạch nóng, sao cho đến khi lớp bột mì có màu xém, sàng bỏ cát hoặc hoạt thạch, sau đó bỏ lớp vỏ bột mì và để nguội. Dùng 50kg hoạt thạch cho 100kg nhục đậu khấu.
Vị thuốc của cây nhục đậu khấu
1. Tính chất – mùi vị
Có vị cay, đắng, tính ấm, không độc.
2. Tác dụng dược lý của đậu khấu
Một số tác dụng của đậu khấu như: tăng cường chức năng não bộ, hỗ trợ chống trầm cảm, cải thiện tình trạng mất ngủ, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sâu răng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa viêm đau khớp và đau nhức cơ bắp, kháng khuẩn, gây mê, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố,..
3. Liều lượng sử dụng an toàn
Quả đậu khấu có thể dùng dưới dạng sắc thành nước, bột hoặc viên nan. Liều lượng khuyến cáo dưới dạng thuốc sắc là 3-10g, dạng bột và viên nan khoảng 1.5-3g mỗi ngày.
4. Độc tính khi dùng quá liều
Hạt nhục đậu khấu có chứa nhiều tinh dầu dễ bay hơi (thành phần chính Terpene) và các thành phần khác như dầu acid béo và axit myristic. Nếu dùng quá liều hoặc liều lớn có thể gây ngộ độc. Một số triệu chứng ngộ độc tinh dầu nhục quả như chóng mặt, giãn đồng tử và co giật.
Nếu bạn sử dụng nhiều hơn 7.5 g bột cây nhục đậu khấu mỗi ngày có thể gây chóng mặt, tắt tiếng hoặc thay đổi giọng nói, thần trí không còn minh mẫn và có nguy cơ tử vong cao.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của hạt đậu khấu
Tác dụng nhục đậu khấu đã được công nhận bởi các thầy thuốc Y học cổ truyền, bạn có thể sử dụng chúng khi có các bệnh lý sau:
- Chủ tâm xổ giun, tỳ hư lạnh, nóng lạnh bất thường do hư, lỵ trắng đỏ.
- Âm trung tiêu hạ khí, hỗ trợ ăn tiêu, giúp bền ruột.
- Ấm trung tiêu, chữa lạnh tích âm bụng gây đau chướng.
- Chữa chứng tinh lạnh.
- Ấm tỳ vị, hỗ trợ đại tràng.
- Ấm tỳ vị, bền chặt đài tràng, ấm trung tiêu, tiêu ăn, hạ khí.
- Chữa tiết tả do thận, mọc ngược xung lên, trên thịnh dưới hư.
Một số bài thuốc chữa bệnh của nhục đậu khấu
1. Ngâm rượu nhục quả
- Chuẩn bị: 300g đậu khấu, 500g mật ong, rượu trắng 3 lít.
- Cách bào chế: giả vụn đậu khấu và ngâm với mật ong, rượu trắng trong bình kín. Đặt ở nơi khuất nắng, thoáng mát, mỗi ngày lắc đầu 1 lần, ngâm trong 45 ngày là có thể sử dụng được.
- Cách sử dụng: mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 chén mỗi lần. Đối với những người bị suy nhược cơ thể, mới hồi phục bệnh mỗi ngày uống 1 chén. Những người không dùng được vị rượu có thể pha với nước ép trái cây, nước khoáng để dễ sử dụng.
- Đặc trị: ôn ấm tỳ vị, tăng chức năng sinh lý, cường tráng, kích thích tiêu hoá.
Lưu ý: bài thuốc này chống chỉ định với những có bệnh động kinh.
2. Điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính
- Chuẩn bị: 6g nhục đậu khấu, 10 – 20g bổ cốt chi, 10g ngũ vị tử, 15g đẳng sâm, 9g ngô thù du hoặc 5g nhục đậu khấu, 5g ngũ vị tử, 4g ngô thù du, 10g bổ cốt chi, 3 quả đại táo kèm 3 lát gừng tươi.
- Cách bào chế và sử dụng: sắc các dược liệu thành thuốc và dùng khi còn nóng, đối với bài thuốc thứ 2 thì uống kèm với nước bình thường trước khi đi ngủ.
3. Hỗ trợ tiêu hóa, chán ăn, đau bụng
- Chuẩn bị: quế 100g, đậu khấu 80g, đinh hương 40g, sa nhân 30g, bột canxi cacbonat 250g, đường 500g.
- Cách bào chế và sử dụng: tán nhỏ tất cả các dược liệu thành dạng bột và trộn đều, mỗi ngày dùng 0.5-4g bột này.
Ngoài ra, có một số bài thuốc giúp tăng các chức năng của cơ thể như: thanh lọc cơ thể, tăng chức năng sinh lý,… Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn phải chọn cho mình những nơi bán thuốc, thảo dược uy tín.
Những kiêng kỵ khi sử dụng cây nhục đậu khấu để đạt hiệu quả cao nhất
Tuy cây nhục đậu khấu có rất nhiều tác dụng điều trị rất nhiều bệnh lý, nhưng vẫn phải lưu ý cách sử dụng cũng như các tác dụng phụ mà chúng mang lại.
- Không sử dụng cây nhục đầu khấu đối với những người bị kiết lỵ và tiêu chảy do nhiệt độ cơ thể thấp.
- Không cho những người có bệnh lý động kinh dùng loại dược liệu này.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng khi bạn muốn dùng ngọc quả làm thuốc trị bệnh.
- Nên cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sĩ như là bạn là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, đang sử dụng các loại thuốc khác, có các bệnh lý khác,…
- Chọn các địa chỉ buôn bán thuốc và dược liệu đảm bảo chất lượng, uy tín cao.
Nơi cung cấp cây nhục đậu khấu uy tín?
Trong lúc bạn đang loay hoay tìm những nơi cung cấp thảo dược uy tín thì hiện nay, một trong những nơi đáng tin cậy nhất chính là nhà thuốc apharma của chúng tôi. Với một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, các dịch vụ chăm sóc khách hàng và ưu đãi vô cùng hấp dẫn đang chờ bạn.
Chúng tôi luôn đạt tiêu chí sự hài lòng của khách hàng chính là sự vinh hạnh của Apharma. Không những vậy, công ty cp dược phẩm Apharma đã có những chuỗi nhà thuốc trên toàn quốc, dịch vụ nhà thuốc online nhằm hỗ trợ khách hàng có thể mua thuốc ở bất kì nơi đâu.
Cuối cùng, chúng tôi hy vọng những thông tin tổng hợp bên trên sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình trị liệu của mình. Nhà thuốc apharma rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách. Kính chúc quý khách và gia định trần đầy niềm vui và sức khỏe.