Cây ngải cứu là cây dược liệu phổ biến, được tìm thấy ở rất nhiều nơi. Với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, an thai. chữa đau nhức xương khớp, v.v, ngải cứu được xem là một vị thuốc không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian. Vậy nên, để giúp các bạn có những hình dung cụ thể hơn về công dụng, cách chế biến, bài thuốc trị bệnh hiệu quả của ngải cứu thì hãy cùng Apharma tìm hiểu nhé.
Cây Ngải Cứu là cây gì?
Cây Ngải Cứu là một loại dược liệu quý được xem như một vị thuốc nam chữa được nhiều loại bệnh.
- Tên gọi khác: Cây ngải diệp, thuốc cứu, cỏ linh li, nhả ngải, quá sú.
- Là loại cây thuốc họ Cúc – Asteraceae, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris.
Mô tả về cây dược liệu Ngải Cứu
Đặc điểm nhận biết cây Ngải Cứu
- Ngải Cứu là loài thân thảo, thường cao từ 0.4 đến 1m, có lông nhỏ màu trắng trong bao phủ toàn thân, cành, lá.
- Lá Ngải Cứu có hình dáng giống lông chim, mọc so le, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu trắng xám. Phiến lá xẻ, mọc men theo thân cây xuống đến gốc.
- Ngải Cứu đơm hoa vào mùa hè, hoa Ngải Cứu có màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu lá.
- Quả Ngải Cứu có kích thước nhỏ.
Khu vực phân bố, sinh trưởng
Cây Ngải Cứu là loài thảo dược dễ sống, dễ phát triển. Vì thế, có thể tìm thấy cây Ngải Cứu mọc hoang ở bất cứ vùng đất nào, nhát là khu vực Lâm Đồng, Bình Định và Phú Yên.
Bộ phận dùng làm dược liệu của cây Ngải Cứu
Toàn bộ các bộ phận của cây Ngải Cứu đều có thể dùng làm thuốc. Còn khi sử dụng để chế biến món ăn, người ta chỉ sử dụng phần lá và ngọn của Ngải Cứu.
Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây Ngải Cứu
- Thu hái: Người ta có thể nhổ cả cây hoặc chỉ hái lá và phần gọn ngải cứu.
- Sơ chế: rửa sạch dược liệu để loại bỏ hết các bụi bẩn, đất cát rồi cắt nhỏ và đem phơi nắng hoặc sấy khô.
- Bảo quản: Sau khi sơ chế và sấy khô xong, thành phẩm sẽ được cho vào túi nilon để bảo quản.
Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế
Sau khi sơ chế, nếu được bảo quản trong điều kiện tốt, khô thoáng thì dược liệu sẽ có thời hạn sử dụng rất lâu.
Cách phân biệt thành phẩm Ngải Cứu tốt
Ngải cứu sau khi được sơ chế và phơi khô sẽ có màu nâu vàng nhưng vẫn giữ được mùi vị nồng như ngải cứu tươi. Thời gian phơi khô càng lâu, công dụng của dược liệu sẽ càng cao.
Mùa thu hoạch cây Ngải Cứu
Người ta thường thu hoạch Ngải Cứu trước thời điểm cây nở hoa, rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.
Thành phần có trong cây Ngải Cứu
Trong cây ngải cứu có chứa hoạt chất flavonoid, cholin, adenin, một số acid amin và lượng lớn tính dầu,
Phương pháp bào chế và sử dụng cây Ngải Cứu
Ngải Cứu có thể sử dụng khi còn tươi hoặc kết hợp ngải cứu khô cùng với các vị thuốc khác để chữa bệnh.
Vị thuốc của cây Ngải Cứu
- Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, quy kinh vào Can. Tỳ và Thận.
- Liều lượng sử dụng dược liệu Ngải Cứu tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi người sử dụng. Vì thế cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi có ý định sử dụng dược liệu này.
- Cây Ngải cứu có độc tính, vì thế nếu sử dụng Ngải cứu quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Công dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe
Cây ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong số đó có thể kể đến một số tác dụng sau đây:
- Tác dụng của ngải cứu với da như trị mụn, dưỡng da, phục hồi các tổn thương trên da.
- Hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh ung thư.
- Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm đau và làm lành các vết thương.
- Tác dụng của cây ngải cứu đối với bà bầu ở giai đoạn đầu của thai kỳ giúp an thai, hạn chế tình trạng đau bụng hay ra máu.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể.
- Ngăn ngừa táo bón, giảm mỡ bụng.
Kiêng kị và bí quyết sử dụng ngải cứu hiệu quả
Khi sử dụng ngải cứu, bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Những trường hợp dị ứng với hoa cúc, cỏ bạch dương, cà rốt, cần tây hoặc các thảo dược thuộc họ Cúc thì không nên sử dụng ngải cứu.
- Ngoài ra, nếu bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, đào, kiwi, cao su, v.v cung không nên sử dụng dược liệu ngải cứu.
- Khi dùng ngải cứu cho các bệnh nhân bị âm hư, gặp vấn đề về gan, hoặc rối loạn đường ruột có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai ở giai đoạn sau, không nên sử dụng ngải cứu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Các bài thuốc dân gian quý từ cây ngải cứu
Như đã đề cập ở phần trên, cây ngải cứu có khả năng chữa rất nhiều bệnh như cây ngải cứu trị mụn, trị rong kinh, điều hòa kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau lưng, ho, chữa bệnh xương khớp, trị đau lưng. Vậy sau đây, hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu một số bài thuốc dân gian từ ngải cứu.
Bài thuốc ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, trị rong kinh, vô kinh
Sử dụng 10g lá ngải cứu khô sắc lên, sử dụng ngày 2 lần, trước chu kỳ kinh nguyệt 1 tuần. Bài thuốc này giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa chậm kinh hoặc trong kinh.
Bài thuốc an thai
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 16g tía tô, 16g lá ngải cứu sắc với 600ml nước lọc cho đến khi nước cạn chỉ còn 100ml. Rồi dùng uống khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Bài thuốc ngải cứu trị mụn, làm đẹp da
Sử dụng ngải cứu thường xuyên theo các này sẽ có tác dụng điều trị mụn, làm đẹp da, đem đến làn da mịn màng. Giã nát lá ngải cứu rồi thoa lên đắp mặt trong vòng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bài thuốc ngải cứu chữa đau lưng
Rửa sạch 300g lá ngải cứu rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi trộn với mật ong. Ngày sử dụng 2 lần vào trưa và chiều.
Bài thuốc ngải cứu chữa suy nhược cơ thể
Nguyên liệu gồm có ngải cứu 200g, kỷ tử 20g, lê 1 quả, gà ác 1 con.
Cách chế biến như sau: đầu tiên làm sạch nguyên liệu, sau đó cho vào nồi hầm rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bài thuốc ngải cứu có tác dụng cầm máu và sơ cứu vết thương
Lá ngải cứu có khả năng phục hồi và làm lành các vết thương cực kỳ hiệu quả. Chuẩn bị lượng lá ngải cứu vừa đủ đem giã nát rối thêm muối vào và bôi lên các vùng da bị tổn thương.
Bí quyết sử dụng thảo dược ngải cứu cùng chế độ vận động hợp lý
Bên cạnh điều trị bằng các bài thuốc từ thảo dược, các bạn nên tận dụng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Và để tăng sức đề kháng, sức khỏe dẻo dai thì chế độ vận động hợp lý là điều không thể bỏ qua. Luyện tập thường xuyên, đều đặn với bước đầu là các bài tập nhỏ, nhẹ nhàng như đi bộ, tập hít thở sâu, đi xe đạp, v.v. sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Nên sử dụng ngải cứu khi nào và trong bao lâu?
Người bình thường có thể sử dụng ngải cứu để làm nguyên liệu chế biến trong các món ăn hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, nên dùng đúng liều lượng. Ngoài ra, nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu để được tư vấn, hỗ trợ.
Ngải cứu là dược liệu phổ biến, vì thế có thể dễ dàng tìm mua ở hầu hết các nhà thuốc Đông y trên toàn quốc. Đặc biệt, khi mua dược liệu, bạn nên lựa chọn các địa chỉ bán thuốc uy tín, chất lượng, có đầy đủ giấy phép theo đúng quy định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Ngải cứu mà nhà thuốc Apharma đã tổng hợp để chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng qua đây, bạn đã có được các kiến thức bổ ích cũng như các bài thuốc quý của loại dược liệu này.
Hiện tại trên website nhà thuốc trực tuyến của Apharma (thuộc công ty cổ phần dược phẩm Apharma) đang cung cấp các loại thuốc tây có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Nếu có nhu cầu, các bạn có thể tham khảo thêm hoặc liên hệ với nhà thuốc online để được tư vấn hỗ trợ.