Cây mù u

mù u

Cây mù u là cây gì? Tác dụng của loại cây này ra sao? Những lưu ý cần phải có khi dùng? Liệu đây có phải loại cây bạn nên sử dụng.

Là một loại thực vật được biết đến từ khá lâu với khả năng cực kỳ tốt trong lĩnh vực y tế, cây mù u đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Các bộ phận từ cây như lá cây, quả mù u đều được người bệnh săn tìm. Tuy nhiên, vẫn có số lượng không nhỏ thiếu những kiến thức cơ bản về cây và điều này có thể dẫn tới vô vàn các hậu quả nghiêm trọng. 

Để giải quyết điều này, nhà thuốc Apharma xin được cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất với bài viết dưới đây.

Giới thiệu sơ lược về cây mù u

Vì sự phổ biến trong điều kiện sinh trưởng và nơi phân bố mà kéo theo đó là loại dược liệu này được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau. 

  • Tên thường gặp: Cây hồ đồng, cây cồng.
  • Tên tiếng Anh (tên khoa học): Calophyllum inophyllum L.

Cây được các nhà khoa học xếp vào họ Clusiaceae (măng cụt).

mù u
Một hình ảnh cây mù u

Mô tả chi tiết cây hồ đồng

1. Đặc điểm của cây 

Cây có thân gỗ, cứng cáp với kích thước khá lớn (từ 20m đến 25m). Khi phát triển hoàn toàn, cây có thể sở hữu đường kính lớn tới 35cm. Ngoài ra về các bộ phận của cây thì có các đặc điểm:

  • Cành cây khi còn non sẽ rất nhẵn và tròn.
  • Phần lá của cây tương đối lớn, thon dài về hai đầu và đối xứng nhau. Trên mặt lá có rất nhiều gân nhỏ, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Đặc biệt, đoạn cuống lá bẹt và rất dày.
  • Khi đến mùa từ tháng 10 đến tháng 12, cây sẽ cho ra những chùm hoa mọc ở trên ngọn của cành hoặc nách lá. Mỗi chùm sẽ gồm 5-16 bông hoa. Mỗi bông lại có màu trắng hoặc vàng cam ở cánh. Có thể nhận thấy sự khác biệt nằm ở điểm sẽ gồm 4 cánh và 4 lá đài xếp với nhau thành 4 hoặc 6 bó. Trong bầu của hoa gồm một lá noãn và vòi nhụy.
  • Khi hết mùa hoa, quả của cây sẽ phát triển dần với hình dáng là quá trứng hoặc hình cầu. Khi còn non sẽ có màu xanh và khi chín có màu vàng nhàn nhạt. Trong mỗi trái mù u lại chứa một hạt có vỏ rất dày. 
mù u
Hoa cây mù u khá đẹp

2. Bộ phận được dùng làm thuốc của cây dược liệu

Có rất nhiều bộ phận có thể được con người sử dụng làm thuốc như dầu hạt, hạt, nhựa cây, lá và thậm chí cả rễ. 

Dầu từ quả của cây hay được sử dụng làm dược liệu

3. Khu vực phân bố thường thấy

Cây có một sức sống khá mãnh liệt. Có thể lấy bằng chứng ở việc những nơi cây được tìm thấy trải dài từ nam Trung Quốc cho đến Campuchia, Lào và thậm chí là cả Nhật Bản. Ở nước ta, cây mù u mọc hoang ở các khu vực Quảng Bình, Quảng Ninh, Bình Thuận, Mỹ Tho, Bà Rịa, Vĩnh Long,…

4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản tốt nhất

Khi đến thời gian thu hoạch, người nông dân sẽ tiến hành lượm nhặt những quả ở cung quanh gốc cây. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra khi cây đã từ 7-10 tuổi trở lên. Khoảng thời gian cụ thể mà theo các chuyên gia tốt nhất cho thu hoạch sẽ rơi vào tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau. 

Khi nhặt về, phần hạt sẽ được sử dụng trực tiếp hoặc ép lấy dầu, phần nhựa sẽ được mang đi phơi khô và nghiền thành bột mịn. Còn về phần lá, cành và rễ thì sấy khô, cất đi dùng dần. Sau khi thu được thành phẩm, bạn cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và mối mọt tấn công.

Thành phần dược liệu có trong cây mù u

mù u
dược liệu có trong cây mù u

Nói loại cây này có khả năng điều trị bệnh cao bởi bên trong nó có chứa nhiều loại chất quan trọng. Có thể lấy một vài ví dụ tiêu biểu như:

  • Tanin
  • Acid hữu cơ
  • Saponin triterpen
  • Leucocyanidin
  • Phytosterol
  • Glycerid
  • Coumarin
  • Mophyllolid
  • Saponin
  • Acid calophyllic
  • Calophyllolid
  • Acid hydrocyanic

Phương thức bào chế và sử dụng 

Dựa trên tình trạng sức khỏe và căn bệnh của bạn mà thầy thuốc sẽ đưa ra khuyến nghị sử dụng an toàn. Tuy nhiên, phổ biến nhất với mọi người là bôi mủ và nhựa bên ngoài da hoặc lấy các bộ phận khác sắc lấy nước uống.

Vị thuốc cây mù u

1. Tính chất và mùi vị

Cây dược liệu khi được sử dụng có tính rất lạnh và vị mặn.

2. Tác dụng dược lý của cây

Tác dụng của cây mù u rất đa dạng. Phần nhựa có thể được dùng để bôi ngoài da làm tan vết sưng hoặc lở loét, ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chúng để chữa viêm họng nhưng tuyệt đối không được nuốt. Về tác dụng của dầu mù u thì lại điều trị các vết thương, nấm, ghẻ, viêm khớp thậm chí là thần kinh.

Phần vỏ và rễ cây lại có tác dụng trực tiếp với điều trị viêm chân răng, hỗ trợ tiêu hóa hoặc là điều trị vết bị bỏng.

mù u
Vị dược liệu này có thể điều trị chứng đau dạ dày

3. Liều lượng sử dụng khuyến nghị

Hiện vẫn chưa có những báo cáo khoa học chính xác về việc nên dùng bao nhiêu gram một ngày thì ở ngưỡng an toàn.

4. Các bộ phận cơ thể được hưởng lợi từ việc sử dụng cây mù u

Một số cơ quan trên người bạn sẽ cảm nhận rõ ràng tác dụng từ cây dược liệu mang lại như: Da, dạ dày, xương khớp, tóc, hệ thần kinh và răng lợi. Tuy nhiên, tùy theo vị trí trên cơ thể mà cách thức cũng như liều lượng sử dụng lại khác nhau, bạn cần nắm rõ mọi lưu ý trước khi dùng.

mù u
Bạn có thể điều trị mụn trên da bằng cây cồng

Lưu ý và kiêng kỵ trước khi sử dụng 

Có thể nhận định cây mù u tương đối an toàn với người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tuyệt đối tuân thủ mọi lưu ý mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, cân nhắc mọi loại thuốc tây đang sử dụng để tránh trường hợp tương tác thuốc có thể xảy ra rất nguy hiểm với sức khỏe của bạn.

Top 5 bài thuốc dân gian có thành phần từ cây mù u

1. Điều trị đau dạ dày

Bạn cần có 20g bột từ vỏ cây dược liệu, thêm 14 gam cây cam thảo và 1g bột cây quế. Nén tất cả thành phần lại với nhau thành 100 viên. Mỗi ngày lại uống tổng 8 viên chia thành 2 lần.

2. Điều trị sâu răng

Bạn cần có nhựa của cây mù u và bột từ cây hoàng đơn. Cách dùng chỉ đơn giản trộn đều và bôi vào nơi bị viêm nhiễm.

3. Điều trị viêm xương khớp

Bạn cần có 40g rễ cây dược liệu khô. Cách dùng bao gồm việc sắc với một ấm nước trong khoảng thời gian là 30 phút, lưu ý để nhỏ lửa. Mỗi ngày đun một ấm chia thành 3 lần uống khác nhau.

4. Điều trị viêm lợi chân răng

trị viêm lợi chân răng

Bạn cần chuẩn bị rễ một lượng ngang nhau rễ cây câu kỷ và mù u. Tiếp đó lấy toàn bộ nguyên liệu rồi sắc với nước. Lưu ý chỉ được ngậm nước thuốc, tuyệt đối không được uống.

5. Điều trị ghẻ lở và mụn nhọt ở ngoài da

Những nguyên liệu cần có bao gồm một chút hạt của cây cồng với bột vôi. Trộn tất cả nguyên liệu với nước ấm rồi bôi lên vùng da bị tổn thương. Dùng đến khi nào hoàn toàn khỏi.

Nên mua thành phẩm từ cây mù u ở đâu?

Có thể nói, đây là loại cây hầu hết mọi người đều có thể dùng được. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả từ dược liệu, bạn nên tham khảo kỹ càng lời khuyên của thầy thuốc trước khi sử dụng. 

mù u
Bạn nên tìm mua thành phẩm từ cây ở những địa chỉ uy tín

Song song với đó là tìm cho mình một địa chỉ bán sản phẩm từ cây mù u uy tín nhất. Có thể lấy ví dụ điển hình nhất là công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Tại đây, bạn có thể tìm thấy những sản phẩm tây y và đông y với chất lượng cùng giá thành tốt nhất. Bên cạnh đó còn là những chính sách hậu mãi cực kỳ ưu đãi.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm được câu trả lời chính xác nhất về cây mù u. Rất mong chúng có thể giúp bạn nhiều hơn trong kế hoạch điều trị bệnh của bản thân. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *