Theo y học cổ truyền, cây me là loại thảo dược có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, kháng sinh, tiêu viêm, giúp tiêu hoá và nhuận tràng hiệu quả. Bên cạnh đó me còn có tác dụng làm dịu, giúp hạ huyết áp đường huyết và lợi cho sự hoạt động của hệ tiêu hoá.
Người dùng thường sử dụng me để điều trị các chứng bệnh viêm họng, sốt, ho, viêm gan, bệnh đường tiết niệu, điều trị chấn thương và giảm sưng viêm mụn nhọt. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về công dụng trị bệnh của cây mẹ thì mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của Apharma nhé!
Một số thông tin về cây me
1. Đặc điểm hình ảnh đặc trưng của cây me
Me là loại cây thân gỗ khi trưởng thành có thể cao tới 20m. Thân cây me chia làm hai phần là phần lõi gỗ cứng với màu nâu sẫm và phần lớp dác gỗ với màu vàng nhạt, khá mềm. Lá me là loại lá mọc kép, có rất nhiều lông xung quanh. Hoa mẹ thường mọc thành dạng chùm.
Quả me có hình dáng quả đậu, có vị chua lúc xanh và ngọt khi chín. Trong mỗi quả có nhiều hạt nhỏ và phần cùi dày. Cây me thường được trồng nhiều để lấy bóng mát và làm cây ăn quả. Với tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng chống sự thay đổi của thời tiết tốt nên cây me còn được trồng ở các vùng ven biển để ngăn bão lũ.
2. Bộ phận thường dùng làm dược liệu của cây me
Quả, lá, vỏ cây là những bộ phận thường được sử dụng của cây me.
3. Địa điểm phân bố và thu hoạch của cây me
Cây me là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc lâu đời từ Châu Phi. Hiện nay, nó được trồng phổ biến và nhiều khắp các nước có khí hậu nhiệt đới như Châu Á, Châu Mỹ Latin. Ở Việt Nam, cây me mọc nhiều ở khắp các tỉnh, thành phố, ở nhiều nơi để lấy bóng mát như trường học, bệnh viện, khu dân cư.
Quả me còn được sử dụng để điều chế thành mứt, làm nước giải khát hoặc sử dụng để nấu ăn. Người ta thường thu hoạch lá và vỏ quanh năm còn quả thì thu hoạch vào mùa đông.
4. Thành phần hóa học của cây me
Phần thịt của quả me giàu đường glucid và pectin, chứa khoảng 10%, acid citric và các hoạt chất tartric tự do, 8% bitartrat acid kali. Vì vậy me thường được sử dụng trong các có sản phẩm dược liệu giúp nhuận tràng và bổ sung acid oxalic cho hệ tiêu hóa.
Công dụng của cây me mang lại cho con người
- Một trong những công dụng mà cây me mang lại cho chúng ta là giúp che mát, cho bóng râm, giúp che chắn ánh nắng mặt trời chói chang, bên cạnh đó giúp làm hàng rào chắn bão ở các vùng ven biển và hay xảy ra lũ lụt.
- Cây me còn giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào trong chế biến thực phẩm cho con người, dùng để nấu canh, tạo vị chua cho món ăn.
- Ngoài ra, cây me còn mang tới nhiều giá trị cao trong y học và chữa bệnh, là một dược liệu được dùng làm thuốc chữa bệnh bong gân, vàng da, tiêu chảy,…
- Đặc biệt hơn hết, cây me còn mang đến giá trị kinh tế rất cao cho người nông dân nên ngày càng có nhiều người trồng.
Vị thuốc và công dụng chữa bệnh từ cây me
1. Tính vị và công dụng của cây me
Cây me là loại cây có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, tốt cho hệ tiêu hoá, lợi tiểu và nhuận tràng. Ở Trung Quốc, me được sử dụng để điều chế các loại thuốc sát trùng. Hạt me nổi bật trong vị thuốc giúp tẩy giun hiệu quả. Gỗ Me được sử dụng giúp nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây me giúp làm vị thuốc dưỡng nhan có vị chát, giúp làm làm săn da. Còn lá me thường được sử dụng trong vị thuốc để giải độc từ xa xưa.
2. Tác dụng của quả me
- Quả me thường được dùng để ăn tươi hoặc để làm mứt hay pha cùng nước đường để uống giúp chống bệnh hoại huyết, đau gan, vàng da và chống buồn nôn.
- Bên cạnh đó, quả mẹ còn được sử dụng để trị bệnh khi bị rối loạn đường mật, dùng làm nước uống trị sốt rét, đồng thời giúp ổn định đường tiêu hoá.
- Qua me cũng được dùng trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính, dùng nhiều trong trường hợp hệ tiêu hoá không được bình thường, người hay bị đau bụng, phụ nữ đang có thai hay bị nôn mửa, trẻ con thường xuyên bị cảm, mắc bệnh giun đũa.
- Vỏ quả me còn được dùng để làm thuốc cầm máu, trị tiêu chảy, kiết lỵ và nấu nước súc miệng chữa viêm lợi răng. Lá me còn được dùng trị các bệnh ngoài da, dùng để tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc từ cây me
1. Dành cho phụ nữ đang có thai
Cho sử dụng mứt me hay sắc quả me lấy nước uống để giảm cơn nghén khi mang thai.
2. Người bị táo bón hay người già đang bị táo bón mạn tính
Sử dụng 100g gỗ me để sắc uống hàng ngày để thay nước trà.
3. Bài thuốc dùng để tẩy sán và giun
Sử dụng 4-8g me cùng 6-12g quả Giun đem sao vàng rồi tán bột nhuyễn thành bột uống, sử dụng liên tục trong ba ngày vào lúc sáng sớm.
4. Bài thuốc cho phụ nữ đang mang thai, ốm nghén, chán ăn
Sử dụng 30g quả me xanh cùng 10g đường trắng. Cạo sạch vỏ me rồi cho vào nồi nấu cùng 300ml nước, đun khi nước sắc còn 200ml thì chắt nước bỏ bã. Cho đường vào khuấy đều, sử dụng 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong vòng 3 ngày hoặc có thể ngậm ô mai me 5-7 lần trong tuần.
5. Bài thuốc chữa ho, giúp ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me nhiều lần trong ngày để chữa ho lâu ngày, giúp ấm bụng và kích thích tiêu hóa. Cách làm ô mai từ me rất đơn giản. Tiến hành cạo sạch vỏ ngoài, rồi rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn cùng với gừng tươi và loại bỏ xơ. Thêm đường để vừa vị. Đem hỗn hợp đun trên lửa nhỏ, đảo đều cho sắc nước.
Cuối cùng trộn đều hỗn hợp với bột cam thảo cho khô, rồi đóng khuôn vò viên làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản, dễ làm mà lại hiệu quả.
6. Bài thuốc chữa chảy máu chân răng
Sử dụng 3-5g thịt quả me chín pha cùng với một chén nước ấm uống trong ngày, nên uống vào buổi sáng sau bữa ăn là tốt nhất. Để hiệu quả thì nên dùng liên tục trong 7 ngày.
Cách khác là có thể dùng 20g quả xanh, nạo sạch vỏ, đun với hai bát nước cho sắc rồi chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong để dễ uống.
Sử dụng liên tiếp từ 5-7 ngày. Có thể làm thức uống giải nhiệt để tránh chảy máu răng bằng cách dùng 20g thịt quả me chín pha cùng với 200ml nước rồi pha thêm ít đường và khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè thời tiết oi bức.
7. Bài thuốc hạ sốt, giải nhiệt ngày nắng nóng
Sử dụng 15g quả me xanh đã cạo sạch vỏ rồi đem đun với khoảng 1 bát nước. Sau đó dầm nát quả me khi nước sôi, bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước để sử dụng. Khi uống pha thêm mật ong để dễ sử dụng. Bài thuốc này thường giúp cơ thể hạ nhiệt thật nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy thèm ăn.
8. Bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp
Sử dụng 100g quả me xanh đem đun cùng với nước. Khi chín thì vớt ra dầm nát lấy phần thịt và bỏ đi hạt và vỏ. Để nguội trộn với muối đã giã nhuyễn rồi thoa đều lên chỗ xương khớp đang bị đau nhức. Chú ý nên thoa vào trước khi ngủ trưa và tối trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách trồng me từ hạt đơn giản và nhanh chóng
Hiện nay, có rất nhiều giống me được trồng nhưng phổ biến là me thái và me chua. Từ những hạt me thì chúng ta đã có thể tự mình trồng được những cây me con để thu hoạch lấy quả
1. Chuẩn bị đầy đủ hạt giống và dụng cụ để trồng
- Cần chuẩn bị chậu nhựa, thùng xốp, một khu đất trống để trồng. Thùng xốp hay chậu cần phải đục lỗ ở đáy để dễ thoát nước.
- Me là một loại cây dễ sinh trưởng trên các dạng và chất đất khác nhau nên có thể sử dụng đất trộn với phân bò, vỏ trấu, xơ dừa để đất tơi xốp giúp hạt dễ lên mầm. Cần lưu ý là chúng ta nên rắc vôi lót vào đất từ 7-10 ngày trước khi trồng để mầm bệnh không sinh sôi nảy nở.
- Hạt giống để trồng: Me sau khi ăn hết thì chừa lại một lớp vỏ bao quanh hạt me rồi đựng vào hũ đựng nước ấm, ngâm hạt me trong vòng 3 ngày để giúp làm sạch và nhũn lớp bên ngoài hạt. Chúng ta cần thay nước sạch mỗi ngày để hạt me không bị úng hạt. Sau đó dùng dao gọt sạch đi lớp vỏ bên ngoài đến khi còn lại màu trắng.
2. Quá trình trồng
Hạt me sau khi đã cạo lớp vỏ ngoài sẽ có màu trắng thì đựng vào một hộp nhựa lót thêm một miếng giấy ẩm vào trong, tránh ngập nước. Sau đó tiến hành đặt những hạt me đã chuẩn bị vào trong hộp trên miếng giấy đa ẩm và đậy kín nắp lại. Chờ một hai ngày sau thì hạt me sẽ mọc mầm, cần phải để giấy lót luôn ẩm và canh ngày để biết khi nào hạt me đã mọc mầm. Cuối cùng mang hạt me bỏ vào đất nhẹ nhàng tránh để gãy mầm.
3. Cách chăm sóc cây me đúng cách
Chúng ta có thể đặt me vào bóng mát để cây phát triển tốt và thường xuyên tưới nước mỗi ngày đến khi cây me mọc thân và ra các lá non. Sau thời gian 20 ngày thì thường xuyên bón thêm phân hữu cơ, phân bò, dê. Chú ý chăm làm cỏ xung quanh gốc để cây thông thoáng
4. Cách thu hoạch me
Cây me thường ra hoa nhiều vào đầu mùa mưa và có thể thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 mỗi năm
Các bước làm me ngâm đường đơn giản và hiệu quả
1. Bước 1: Tiến hành lột vỏ và tách các hạt me
Me sau khi rửa sạch thì để cho khô nước. Nấu thêm một nồi nước đun thật sôi rồi để khoảng 10 phút cho nước bớt nóng. Sau đó cho me vào ngâm, đậy kín nắp. Ngâm me khoảng 5 phút thì lấy ra, để nguội rồi lột sạch vỏ của me. Dùng dao có mũi nhọn, để tách vỏ me ra.
2. Bước 2: Làm giảm độ chua và trắng me
Sau khi tách hết hạt của mẹ thì cho me vào ngâm với nước muối pha loãng nhằm giảm độ chua và giúp làm trắng. Ngâm khoảng 1 ngày là có thể vớt ra được. Sau đó đem me ra xả lại với nước cho sạch rồi để ráo.
3. Bước 3: Nấu nước đường để ngâm me
Nầu 400 – 500gr đường trắng và 1 thìa cà phê muối cùng 0,5 lít nước. Đun sôi, khuấy đều cho đường tan, đến khi nào nước sôi thì tắt bếp. Để nước đường nguội hoàn toàn rồi cho thêm cam thảo vào đun cùng đường.
Một số cách chọn me chất lượng, hiệu quả
- Để chọn được những trái me ngon thì nên chọn những quả to, có vỏ mịn và cứng, đính chắc vào thịt me. Trái me thẳng, căng mập và tròn, không bị lép, cong vì khó để tách vỏ.
- Nếu bạn muốn tạo màu vàng cho mẹ thì không nên dùng phẩm màu mà chỉ cần dùng 100gr cam thảo để cho vào ngâm cùng me sẽ giúp me có mùi thơm hơn.
Kết luận
Cây me là vị thuốc nam quý được người xưa sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết ở các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y để đang có bán vị thuốc chữa bệnh từ cây me. Tuy nhiên người mua nên chọn những đơn vị bán hàng có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hành nghề để mua được vị thuốc chính hãng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu an toàn, chất lượng tốt, nhà thuốc Apharma không chỉ là nơi cung cấp thuốc tin cậy, uy tín chất lượng mà còn tư vấn cho khách hàng những vị thuốc đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc đang bán tại Apharma đều đã được bộ y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn nên khách hàng có thể yên tâm khi mua hàng tại chúng tôi.
Trên đây, Apharma đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về một số loại thuốc từ cây me cho một số bạn đang tìm hiểu về việc điều trị bệnh của loại thảo dược này. Người bệnh trước khi sử dụng me để điều trị bệnh thì cũng tìm hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết để có thể đạt hiệu quả trị bệnh mong muốn. Hiện tại bạn nào đang có nhu cầu mua các loại thuốc chất lượng, chính hàng và uy tín ngay bây giờ thì có thể tham khảo trực tiếp trên website của Nhà thuốc Apharma nhé.
Hy vọng với những thông tin qua bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho các khách hàng nhiều kiến thức bổ ích về việc sử dụng cây me để chữa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.