Cây lúa mạch

Cây lúa mạch là loại thảo dược được nhiều người biết đến với công dụng để sản xuất ra bia. Ngoài ra, lúa mạch còn được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm như làm để làm bánh mỳ, bánh quế, bánh nướng xốp, bánh bao.

Lúa mạch có nhiều công dụng như vậy bởi chứa hàm lượng các lớn các chất giàu năng lượng, giúp bổ sung dinh dưỡng cho các các bữa ăn trong ngày. Sau đây, mời các bạn hãy cùng Apharma tìm hiểu lúa mạch là gì và những lợi ích của lúa mạch đối với sức khỏe chúng ta nhé!

Một số thông tin và đặc điểm của cây lúa mạch

1. Đặc điểm, hình ảnh cây lúa mạch

Cây lúa mạch còn có tên gọi khác là mầm lúa, mầm mạch hoặc mạch nha, thuộc loại thân thảo mọc quanh năm. Rễ cây lúa mạch có dạng sợi, thân thì to và mọc cao khoảng 50-100cm. Lá cây lúa mạch mọc phẳng, có lưỡi bẹ ngắn. Bông lúa mạch mọc thành cụm gồm nhiều bông nhỏ, mỗi bông có góc cạnh.

Mỗi chùm hoa lúa mạch mọc chế biến thành bia rượu và dùng làm thuốc để chữa bệnh, đều thành 4 dãy hình dải, thon hẹp thành râu, mỗi rau nhỏ gần bằng nhau và dài khoảng dài 10-20cm. Hạt lúa mạch thon dài, có hình trái xoan và rãnh dọc. Cây lúa mạch được nhiều nơi trồng với mục đích lấy hạt tạo ra lương thực, thức ăn, bánh kẹo.

Cây lúa mạch
Hình ảnh cây lúa mạch

2. Thành phần hóa học của cây lúa mạch

Trong mầm mạch có chứa nhiều chất mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe chúng ta như chất béo, đường maltose và nhiều men amylaza, maltaza, tinh bột, protid, saccarose, vitamin B, C, diastaza, lipaza, peptidaza, invertaza, proteaza….

Công dụng chữa bệnh của cây lúa mạch

  • Theo một số nghiên cứu thì cây lúa mạch có tác dụng giảm cholesterol xuống 15%, giúp những người bệnh kiểm soát được hàm lượng cholesterol đang tăng cao. Lúa mạch còn chứa nhiều beta glucan giúp ruột hạn chế hấp thu mỡ và cholesterol, đồng thời bảo vệ các hoạt động của tim.
  • Đặc biệt hơn hết, cây lúa mạch còn chứa hàm lượng vitamin E, kẽm, sắt cao giúp ngăn ngừa các bệnh về tim, đồng thời ngăn chặn nguy cơ dẫn đến đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và tăng cường chức năng miễn dịch, đề kháng của con người.
  • Bên cạnh đó, thành phần lúa mạch còn chứa tới 13% chất xơ và các axit amin có tác dụng sản xuất axit propionic giúp kiểm soát hoạt động, giảm mức cholesterol có hại đối với sức khỏe con người, giúp hạn chế và điều trị bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch ở người lớn tuổi.
  • Phần vỏ lúa mạch còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm E, B, giúp duy trì vẻ đẹp từ bên trong cơ thể. Phần phôi của hạt lúa mạch cũng là nguồn chứa dồi dào các vitamin E và chất xơ, giúp cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho sự phục hồi các tế bào da, giúp da luôn mịn màng và tóc khỏe, không bị gãy rụng.

Bộ phận thường của cây lúa mạch dùng để điều chế thành dược liệu

Hạt và mạch nha của cây lúa mạch thường được thu hoạch nhiều để điều chế thành thuốc.

Cây lúa mạch
Bộ phận thường được dùng của cây lúa mạch là hạt

Cách chế biến và thu hoạch cây lúa mạch

Cây lúa mạch được trồng chủ yếu để lấy hạt ăn, làm bánh, lấy mầm làm kẹo, sản xuất, chế biến bia rượu rượu, làm thuốc. Vì vậy người ta thường thu hoạch mạch nha của cây lúa mạch để phục vụ những nhu cầu đó. Lúa mạch sau khi thu hoạch thì tiến hành ngâm trong nước khoảng 1 ngày. Sau đó đặt vào rổ. Mỗi ngày vẩy nước thường xuyên lên lúa mạch cho tới khi hạt lên mầm.

Vị thuốc được chiết xuất từ cây lúa mạch

1. Tính vị:

Mầm mạch có vị vừa mặn và ngọt, tính bình.

2. Tác dụng của vị thuốc

  • Thuốc được làm từ lúa mạch đa số có công dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, dễ tiêu thức ăn, hòa trung, bổ tỳ, nhuận phế. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng cho các trường hợp như đầy bụng, trướng hơi, không tiêu, ứ tắc sữa, kén ăn, suy nhược cơ thể, ho lao.
  • Hạt lúa mạch ngoài có công dùng làm lương thực hằng ngày thì còn có thể được dùng để điều chế thuốc giúp điều trị bệnh sỏi niệu đạo, giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi và giúp giảm tắc sữa, lợi sữa cho mẹ bầu.
  • Bên cạnh đó, mạch nha còn được dùng để chữa các tính trạng kén ăn uống, tiêu hóa yếu, kém tiêu, bụng đầy hơi, vú sưng căng sữa, hoặc muốn dứt sữa.

Mầm lúa mạch có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?

1. Kiểm soát và hạn chế gia tăng lượng đường trong máu

Khi dư thừa glucose thì lượng đường trong máu sẽ gia tăng. Trong lúa mạch có chứa hàm lượng magnesium cao nên khi phản ứng với các enzyme trong cơ thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giữ tỷ lệ đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Vì vậy người dùng sử dụng lúa mạch sẽ giúp kiểm soát các nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh khác liên quan đến xương. Việc bổ sung thêm lúa mạch trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu khá tốt.

Cây lúa mạch
Lúa mạch giúp kiểm soát lượng đường trong máu

2. Ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch

Theo một số nghiên cứu cho rằng lúa mạch là nguồn thực phẩm giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể xuống đáng kể. Hàm lượng beta glucan trong lúa mạch khá cao giúp cơ thể hạn chế hấp thu mỡ và cholesterol, đồng thời giúp bảo vệ tim. Ngoài ra, trong lúa mạch còn chứa nhiều vitamin E, sắt, kẽm giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, hạn chế mắc bệnh tim và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Cây lúa mạch giúp bảo vệ tim mạch

3. Ổn định và giảm huyết áp

Bệnh nhân xảy ra tăng huyết áp khi áp lực máu trong động mạch tăng cao dẫn đến tim phải hoạt động mạnh và co bóp liên tục để bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Giảm huyết áp có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ, suy tim, suy thận và rất nhiều biến chứng về não như xuất huyết, thiếu máu não.

Trong lúa mạch còn chứa rất nhiều chất xơ và các axit amin mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, phòng chống bệnh cao huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm đến tim mạch.

Cây lúa mạch
Cây lúa mạch giúp ổn định huyết áp

4. Ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Lúa mạch là nguồn chất xơ dồi dào nên khi người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đại tràng, táo bón.

Cây lúa mạch
Cây lúa mạch giúp ổn định hệ tiêu hóa

5. Tăng cường canxi, giúp xương chắc khỏe

Cây lúa mạch còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất rất tốt cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, magie, mangan và kẽm. Vì vậy, lúa mạch giúp xây dựng và bảo vệ cấu trúc xương khỏe mạnh, cân bằng hàm lượng phosphate và canxi trong cơ thể. Đặc biệt, sắt và kẽm là hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thống collagen trong cơ thể.

Cây lúa mạch giúp xương chắc khỏe

6. Bảo vệ và tốt cho hệ tim mạch

Lúa mạch là thực phẩm không chỉ giàu chất xơ, kali, folate mà còn rất giàu vitamin B6 tốt cho tim mạch. Nó là một nguồn chất xơ tốt hỗ trợ việc giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, Vitamin B6 và folate trong lúa mạch có tác dụng nổi bật trong việc ngăn chặn sự tích tụ homocysteine trong cơ thể. Khi chất này ​​tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ làm hỏng mạch máu và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho tim.

7. Ngăn ngừa các tế bào gây hại cho cơ thể và hạn chế nguy cơ ung thư

Selenium là một chất được tìm thấy nhiều nhất trong lúa mạch. Đây cũng là một khoáng chất có thể tìm thấy ở hầu hết các loại thực phẩm khác. Chất này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chức năng của enzyme gan và hỗ trợ giải độc, hạn chế bị các chất gây ung thư xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp kháng viêm, làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Chất xơ trong lúa mạch không chỉ bảo vệ sức khỏe của tim mạch mà còn làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đặc biệt, hợp chất Beta glucan trong cây lúa mạch còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, giúp tăng cường hàng rào chống lại các tế bào ung thư và ngăn ngừa hiện tượng các khối u tạo thành.

Liều dùng quy định khi sử dụng dược liệu từ cây lúa mạch

Liều dùng mỗi ngày là khoảng từ 8 – 16g, có thể dùng tối đa tới 250g.

Trường hợp kiêng kỵ sử dụng cây lúa mạch

Phụ nữ đang trong quá trình nuôi con và cho con bú bằng sữa mẹ thì không nên dùng nhiều lúa mạch vì có thể làm giảm lượng sữa.

Một số vị thuốc chữa bệnh từ cây lúa mạch

1. Bài thuốc trị chứng ăn uống không tiêu

Sử dụng mạch nha sao cùng 12g sơn tra để sắc nước uống.

2. Bài thuốc chữa tắc sữa, vú đau sưng:

Sử dụng 12g mạch sao, sơn tra sống để sắc nước uống trong ba ngày. Cách khác chỉ cần dùng 125g mầm mạch sao đem sắc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang liên tiếp 2 – 3 ngày. Khi có tác dụng giảm bớt sữa thì sử dụng thêm 125g bì tiêu để thoa vào vú.

Cây lúa mạch
Lúa mạch giúp hạn chế tắc sữa, sưng vú

3. Bài thuốc trị chứng ăn uống không tiêu:

Sử dụng 16g mầm mạch, 12g đảng sâm, phục linh 12g, bạch truật cùng 4g cam thảo, gừng khô và 8g thảo quả, hậu phác, 6g trần bì 6g. Đem tất cả các nguyên liệu trên để sắc thuốc uống.

4. Bài thuốc trị chứng ăn kém, chậm tiêu, chậm lớn ở trẻ

Sử dụng 100g mạch nha, 50g sơn tra cùng 150g bột gạo rang và 75g đường trắng. Đem tất cả các nguyên liệu đi sao giòn hoặc sấy khô rồi sau đó đem hỗn hợp đi tán mịn và trộn đều cùng với mật ong. Cuối cùng đem làm thành bánh để sử dụng hằng ngày.

Lúa mạch trị chứng biếng ăn ở trẻ

5. Bài thuốc trị triệu chứng viêm vú, ứ tắc sữa, vỡ mủ, sốt của phụ nữ sau sinh

Sử dụng 60g mạch nha cùng gạo đem sao qua để sắc lấy nước. Sau đó, tiến hành đem nước mạch nha nấu cùng với gạo để thành cháo. Ngày sử dụng 1 lần liên tiếp trong 3 ngày để giảm tình trạng trên.

6. Bài thuốc trị miệng hôi

Sử dụng 12g lúa mạch sao, mầm mạch sao cùng 12g sơn tra sao và thần khúc sao xém, 8g lai phục tử 8g. Đem tất cả nguyên liệu đi sắc nước uống. Hoặc sử dụng 12g mạch lúa, cùng 8g thương truật, kê nội kim, cam thảo để sắc uống.

7. Bài thuốc trị tiêu chảy, kén ăn

Sử dụng 20g mầm lúa cùng 8g cam thảo, 4g sa nhân và 12g bạch truật để sắc uống.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cây lúa mạch

  • Nếu sử dụng lúa mạch mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên người dùng cũng cần phải lưu ý về cách sử dụng và liều lượng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không như ý.
  • Đặc biệt, khi sử dụng bia được làm từ lúa mạch thì cần chú ý dùng vừa đủ liều lượng trong ngày. Nếu uống quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa vì trong bia có chứa nhiều chất men từ tự nhiên.

Lúa mạch và yến mạch khác nhau hay giống nhau?

Thực ra lúa mạch và yến mạch là hai loại ngũ cốc hoàn toàn khác nhau nhưng đều được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng. Công dụng chính của lúa mạch là sử dụng để sản xuất ra bia hoặc lấy hạt xay bột mịn để làm bánh và các loại mì, bột sử dụng. Còn yến mạch là loại ngũ cốc được lấy cả hạt và cán dẹp, dùng để chế biến món ăn như cháo yến mạch, bột yến mạch hoặc sử dụng để đắp mặt nạ, dưỡng da.

Cây lúa mạch
Lúa mạch và yến mạch hoàn toàn khác nhau

Sử dụng nhiều lúa mạch có mập không?

Với những người muốn giảm cân thì việc sử dụng ngũ cốc từ lúa mạch mỗi ngày sẽ rất tốt vì trong lúa mạch có chứa hàm lượng calo rất thấp, khi được sử dụng cùng nước hoặc sữa tươi không đường sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Khi ăn ngũ cốc từ lúa mạch thì các thành phần carbohydrate trong thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt, tạo cảm giác no lâu hơn. Đặc biệt, lượng chất xơ lớn trong lúa mạch còn giúp loại bỏ độc tố và một số chất béo xấu từ thực phẩm.

Kết luận

Cây lúa mạch không chỉ là loại nguyên liệu được dùng để sản xuất ra bia mà còn được sử dụng trong khá nhiều quy trình sản xuất ra các loại bánh, ngũ cốc, súp. Lúa mạch này có mùi thơm nhẹ nên rất dễ sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm kỹ hơn về các thông tin liên quan đến cây lúa mạch và các vị thuốc được chiết xuất từ loại dược liệu này thì có thể truy cập vào website của Apharma để tham khảo nhé. Nhà thuốc Apharma tự hào không chỉ là địa chỉ cung cấp thuốc uy tín và chất lượng mà còn sẵn sàng hỗ trợ quý khách tận tình khi liên hệ đến kênh nhà thuốc online.

Nếu bạn muốn đặt mua những sản phẩm thuốc uy tín và chất lượng thì có thể liên hệ trực tiếp đến công ty cổ phần dược phẩm Apharma hoặc website nhà thuốc online Apharma ngay bây giờ nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *