Cây huyết giác

Nhắc đến các vị thuốc thảo dược trong Đông y thì ai ai cũng nghĩ ngay đến lá, thân, rễ hay quả được lấy từ cây dược liệu. Thế nhưng, bài viết dưới đây Apharma sẽ giới thiệu đến bạn đọc một vị thuốc đặc biệt với thành phần cấu tạo nên thuốc là chất gỗ đỏ và được gọi cái tên cây huyết giác.

Giới thiệu về dược liệu cây huyết giác

Cây huyết giác là loại dược liệu có công dụng bổ máu, trị chứng ứ máu hoặc tình trạng máu tụ bầm, ứ huyết do chấn thương gây nên.

  • Tên thường gọi dược liệu: Cây xó nhà, Trầm dứa, Giác máu, Huyết giáng ông, Cau rừng, bồng bồng, Huyết giác Nam Bộ.
  • Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep).
  • Thuộc họ: Hành Alliaceae.

Hình ảnh cây huyết giác

Hình ảnh cây huyết giác

Mô tả về dược liệu huyết giác

Đặc điểm nhận dạng cây huyết giác

Những điểm đặc trưng giúp ta dễ dàng nhận ra loại thảo dược này đó chính là:

  • Cây có chiều dài khoảng từ 3m đổ lại.
  • Thân huyết giác phân thành nhiều nhánh có đường kính trong khoảng từ 1.6 cm đến 25 cm.
  • Lá có hình dạng lưỡi kiếm màu xanh tươi, cứng, đặc biệt không có cuống tập trung chủ yếu ở phần ngọn cây và dài tầm 25cm – 80cm và rộng cỡ 3cm – 7cm, khi rụng đi sẽ để lại một vết sẹo nơi thân.
  • Hoa mọc thành từng cụm có màu lục vàng nhạt dài lên tới 1m.
  • Quả mọng kích cỡ khoảng 1cm.

Cây huyết giác mọc ở đâu?

Cây huyết giác thường tập trung ở những vùng núi đá xanh Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tĩnh. Và các vùng núi đất chưa thấy sự xuất hiện của huyết giác.

Bộ phận dùng làm dược liệu có công dụng tốt nhất của cây huyết giác

Đối với cây huyết giác chúng ta chỉ sử dụng phần gỗ có màu nâu đỏ trong thân cây xuất hiện ở những cây huyết giác già, chết mục.

Cây huyết giác và lõi gỗ bên trong thân cây

Cây huyết giác và lõi gỗ bên trong thân cây

Phương pháp thu hái cũng như sơ chế và bảo quản thảo dược

Những cây huyết già đã chết mục rữa sau khi thu hái xong cạo bỏ lớp gỗ mục bên ngoài còn lại phần lõi gỗ màu đỏ nâu thì đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo.

Thời hạn dùng huyết giác kể từ khi sơ chế

Loại thảo mộc này thường được đem đi phơi khô nên bạn chỉ cần bảo quản thật kỹ không có hiện tượng ẩm mốc, hư hại côn trùng cắn thì vẫn sử dụng bình thường.

Cách phân biệt thành phẩm tốt

Để được chọn là thành phẩm tốt thì huyết giác đảm bảo màu nâu đỏ và có mùi đặc trưng của dược liệu.

Mùa thu hoạch trong năm của cây huyết giác

Thu hoạch cây quanh năm

Thành phần cây huyết giác

Nhựa trong lõi gỗ cây thảo dược này chứa các hợp chất như:

  • 3% nhựa không tan.
  • 8.3% tro.
  • 57 – 82% dracoresinotanol.
  • 14% dracoresen.
  • 2.5% draco alben.

Cách thức bào chế và sử dụng cây huyết giác

Chặt thân cây rồi lấy phần lõi bên trong đem đi phơi và dùng trong một số vị thuốc Đông y.

Vị thuốc cây huyết giác

  • Tính vị: huyết giác được biết đến là dược liệu tính bình, vị đắng chát.
  • Quy kinh: vào hai kinh tâm, can.
  • Cây huyết giác nếu sử dụng quá liều không xảy ra độc tính.

Công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược cây huyết giác

Công dụng cây huyết giác mang đến có thể kể đến như:

  • Bổ máu.
  • Chỉ huyết, sinh cơ hàn khí cùng khả năng hoạt huyết.
  • Làm tan nhanh máu bầm từ đó hỗ trợ điều trị những vết thương bị ứ huyết, bầm tím.
  • Ngoài ra loại thảo dược này còn giúp chóng tình trạng đông máu hiệu quả.
  • Chữa chứng đau nhức vùng tim, vai ê ẩm, ngực căng tức, bong gân,..
  • Bên cạnh đó nó còn giúp chữa mụn nhọt, tê môi.
  • Trị chứng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi mất ngủ, ngực tức.
  • Hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm.
  • Còn giúp trị nhanh cơn đau do phong thấp gây nên.
  • Chữa chứng chảy máu cam.
  • Trị bệnh lý thận hư gây đau mỏi, tiểu nhiều, tiểu nhắt.

Làm tan nhanh vết bầm tím

Làm tan nhanh vết bầm tím

Những kiêng kị và bí quyết sử dụng cây huyết giác

  • Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang giai đoạn mang thai hay trong thời gian hành kinh.
  • Dược liệu này có công dụng ngăn cản tập kết tiểu cầu nên có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu. Chính vì thế nên cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ khi dùng kết hợp với bất kỳ loại thuốc và dược liệu khác.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây huyết giác

Điều trị tình trạng ứ huyết hoặc bầm tím do té ngã

  • Cần: Huyết giác, rễ cỏ xước, rễ cốt khí củ, bồ bồ, rễ lá lốt mỗi loại 10g kết hợp cùng với 3g dây đau xương, 6g mã đề và 8g cam thảo nam. 
  • Sau đó đem tất cả các nguyên liệu sắc lên dùng để uống.
  • Bên cạnh việc uống chúng ta cần dùng kèm thêm rượu huyết giác ngâm cùng đại hồi, quế chi, thiên niên kiện xoa bóp bên ngoài.

Bài thuốc bổ máu

  • Lấy 100g các loại thảo dược: Huyết giác, Quả tơ hồng, Đỗ đen sao cháy, Hoài sơn, Hà thủ ô cùng 20g ngai cứu, 30g vừng đen, 10g Gạo nếp rang.
  • Tiếp đến đem tán toàn bộ dược liệu trên thành bột rồi trộn cùng mật vò thành viên. Ngày dùng 10-20g.

Trị đau nhức, bầm tím do té ngã

  • Chuẩn bị: Huyết giác, Thiên niên kiện, Đại hồi, quế chi, Địa liền mỗi thứ 20g thêm vào đó gỗ vang.
  • Đem toàn bộ dược liệu này tán nhỏ cho vào 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ thì vắt lấy nước bỏ bã. Khi bị thương dùng nước trên để xoa bóp.

Điều trị chứng đau nhức vùng tim, ngực hay vai ê ẩm

  • Cần dùng: 12g Sinh địa, 12g Đương quy, 12g Huyết giác, 12g mạch môn, 12g Ngưu tất.
  • Đem các vị thuốc đã chuẩn bị đi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi mất ngủ, ngực tức

  • Ta dùng: 20g mỗi vị huyết giác, cao hổ cốt, ba kích cùng 40g mỗi loại đỗ trọng, hà thủ ô (chế), thỏ ty tử (sao), quả dâu, tang ký sinh đi kèm với 120g sâm bố chính, 80g hoàng tinh (chế).
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên ngâm với 1 lít rượu trong 2 ngày 2 đêm. Tiếp đến chưng cách thuỷ tầm 2 tiếng, hạ thổ 7 ngày. Sau đó mỗi ngày 2 lần uống 30ml trong bữa ăn.

Trị cơn đau do ứ máu và phong thấp tạo nên

Cần chuẩn bị: 15g huyết giác, 30g hoa lá và rễ cây huyết dụ.

Dùng bằng cách: Sắc lấy nước uống.

Trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Cần nguyên liệu sau: 12g mỗi vị tô mộc, tần giao, huyết giác, đương quy, độc hoạt, khương hoạt còn hoa hồng và nhục quế mỗi loại 8g đi kèm với đó là 6g ngải cứu, 10g mộc qua, 10g thiên niên kiện.

Lấy toàn bộ phần dược liệu đã chuẩn bị đem ngâm cùng 1 lít rượu trong vòng 1 tuần lễ, sau đó sử dụng 15 – 20ml 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn.

Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Huyết giác được chỉ định dùng từ khoảng 8g – 12g kết hợp cùng với các vị thuốc khác tuỳ theo công dụng hoặc ngâm rượu dùng để uống hay xoa bóp.

Cùng với việc điều trị bệnh bằng các bài thuốc thảo dược thì chúng ta cần phải tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch từ đó phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Khi nào nên dùng cây huyết giác và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng thảo dược huyết giác có ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế thảo dược huyết giác không chứa độc tố nên có thể dùng để chữa trị lâu dài. Tuy vậy vị thuốc này nếu uống liều quá lớn có khả năng gây ra tình trạng chảy máu kéo dài do đó bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm huyết giác chất lượng tốt 

Huyết giác là loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông Y và được bày bán tràn lan trên thị trường. Chính vì thế mà người mua cần tìm những cửa hàng Đông dược, phòng khám đông y có uy tín, chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng gây nên hậu quả khôn lường.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm huyết giác chất lượng tốt 

Hy vọng với bài chia sẻ trên đây của nhà thuốc Apharma đưa đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quát nhất về công dụng cũng như cách dùng của thảo dược cây huyết giác. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo tuyệt đối không tự chẩn đoán bệnh và điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *