Cây hành ta

Cây hành ta

Cây hành ta là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Đây còn là một vị thuốc giàu dược tính, ích 5 tạng, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Mời các bạn độc giả hãy cùng Apharma tìm hiểu về loại dược liệu quen thuộc này nhé!

Giới thiệu về cây hành ta

1. Tên gọi

  • Tên thường gọi: Hành ta, hành hoa, hành hương, hành lá,…
  • Tên khoa học: Allium Fistulosum, trong đó Allium là tên chi, Fistulosum là tên loài.

2. Đặc điểm hình dáng của Cây hành ta

Cây hành ta là một loại cây thân cỏ sống lâu năm, có mùi đặc trưng của họ nhà Hành. Mỗi cây gồm 5-6 lá, dài khoảng 30 đến 50cm, hình trụ rỗng với đường kính từ 4 đến 8mm, thuôn nhọn dần về phía ngọn.

Lá hành có màu xanh mốc, nhưng phần thân phía sát củ và củ hành thì lại có màu trắng. Hoa hành hình xim, màu trắng, mọc thành cụm trên một nhánh mang hoa cũng có hình trụ rỗng. Bao hoa được ghép từ các mảnh hình trái xoan màu trắng có xen lẫn các sọc xanh.

Cuống tán giả rất ngắn làm cho cụm hoa nhìn giống như hình cầu. Quả hành thuộc dạng quả nang, có hình cầu với đường kính khoảng 6mm, hạt hình cạnh, màu đen. Rễ của cây có màu trắng, tủa ra theo hình bóng đèn.

Cây hành ta
Hoa hành

2. Nguồn gốc và khu vực phân bố cây hành ta

Hành hoa có nguồn gốc ở Châu Á (Có thể là Siberia hoặc Trung Quốc), và đến châu Âu vào thời Trung Cổ (Nơi phát hiện sớm nhất là nước Nga). Hiện nay, hành lá mọc nhiều nơi và trở thành gia vị quan trọng trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Ở nước ta, cây hành được trồng quanh năm ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.

3. Phương pháp thu hoạch cây hành ta

Hành hoa được trồng trong đất hoặc nước. Sau khi trồng khoảng nửa tháng, có thể thu hoạch bằng cách cắt phần lá phía trên để dùng và tiếp tục nuôi phần gốc rễ phía dưới để lá tiếp tục phát triển, hoặc nhổ cả cây.

Cây hành ta
Thu hoạch hành bằng cách nhổ cả cây.

Thành phần dược liệu của cây hành hoa

1. Phương pháp chế biến dược liệu từ hành ta

Cây hành ta thường được dùng khi còn tươi vì chất allicin trong hành có công dụng diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi gặp nhiệt.

2. Thành phần hóa học của cây hành ta

Thành phần chính của cây hành ta là nước, rất ít calo, chất béo, nhưng lại chứa hàm lượng vitamin K gấp 2 lần lượng cần thiết mỗi ngày cho người lớn.

Hành hoa chứa chất chống oxy hóa là flavonoid, polyphenol và một loại kháng sinh tự nhiên khá mạnh, đó là allicin hòa tan trong nước, đồng thời còn chứa nhiều thành phần hóa học có công dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin,… Ngoài ra trong hành còn có vitamin C, vitamin A, folate, carbs, chất xơ… và hoàn toàn không chứa cholesterol.

Vị thuốc của cây hành ta

1. Tính chất mùi vị

Cây hành ta có vị cay, tính nóng, mùi hăng nồng.

2. Bộ phận được dùng làm thuốc

Thân, rễ, củ, lá.

3. Công dụng của cây hành ta

  • Theo Đông y: Cây hành ta có công dụng ích 5 tạng, làm ra mồ hôi, thông khí, lợi tiểu, hoạt huyết, an thai, sát trùng, trợ tiêu hóa. Thường được dùng để trị các bệnh như cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, lạnh bụng, đau lưng, kiết lỵ, sát trùng vết loét, viêm nhiễm ngoài da,…
  • Theo y học hiện đại: Trong hành có nhiều chất kháng sinh và kháng khuẩn rất mạnh, từ đó có công dụng phòng chống, thậm chí chữa một số bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, đồng thời có thể dùng để bôi ngoài da để sát trùng các vết loét hoặc mụn nhọt mưng mủ. Hành hoa còn có công dụng hạ thấp mỡ trong máu, điều tiết lượng đường trong máu, tốt cho tim mạch, điều trị bệnh thiếu máu, chống viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ăn hành lá thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Cây hành ta
Hợp chất lưu huỳnh trong hành ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Tuy thành phần dinh dưỡng không phải là điều quý nhất mà cây hành ta mang đến, nhưng trong hành vẫn chứa một nguồn vitamin tự nhiên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: vitamin K và C giúp xương chắc khỏe, vitamin A hỗ trợ tăng cường thị lực.

Những lưu ý khi dùng cây hành ta

Cây hành ta có mặt hầu hết trong tất cả các bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam, tuy nhiên nếu dùng không đúng cách, không đúng món ăn, không đúng cơ địa sẽ gây ra tác dụng phụ.

Cây hành ta
Hành là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

1. Các đối tượng không nên dùng nhiều cây hành ta

  • Theo Đông y, cây hành ta có vị cay, tính nóng nên tránh dùng cho người dương thịnh, hỏa bốc. Ăn nhiều sẽ gặp phải các tác dụng phụ như tóc chóng bạc, mờ mắt, cản trở tiết mồ hôi.
  • Hành có thể tác động xấu tới người có tiền sử bệnh về mắt như khô mắt, viêm giác mạc, tăng nhãn áp. Đối với người chưa từng mắc bệnh về mắt ăn nhiều hành cũng có thể làm suy giảm thị lực do hành có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ làm mất sự ổn định của gan, từ đó làm khô mắt mờ mắt.
  • Phụ nữ có kinh sớm, ra nhiều máu kinh.
  • Người bị huyết áp cao.
  • Hành có tinh dầu với mùi đặc trưng và được đào thải qua lỗ chân lông mang theo mùi khó chịu, do vậy người mắc bệnh hôi nách nên hạn chế ăn hành.
Cây hành ta
Hành hoa sẽ khiến bệnh hôi nách trở nên trầm trọng hơn.

2. Một số thực phẩm không nên kết hợp với hành

  • Rong biển: Cây hành ta kết hợp với rong biển sẽ tạo sỏi thận.
  • Táo: Hành kết hợp với táo sinh gây ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong.
  • Thịt cóc: Dùng chung với hành lá sẽ sinh độc, gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ngộ độc.
  • Đậu phụ: Calci trong đậu phụ kết hợp với acid oxalic trong hành lá sẽ tạo ra tinh thể calcium oxalate, nếu ít sẽ gây ngứa, nóng rát trong miệng, nếu nhiều sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm hấp thu calci.
  • Mật ong: Acid hữu cơ và acid amin chứa lưu huỳnh trong hành dưới sự xúc tác của enzyme trong mật ong tạo phản ứng hóa học sinh ra các chất độc hại làm kích thích hệ tiêu hóa, dạ dày dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Tôm: Tôm chứa nhiều calci, kết hợp với hành sẽ tạo ra tinh thể calci oxalat, làm hại hệ tiêu hóa. Do vậy, không nên nấu tôm chung với hành lá.
  • Thịt chó: Cả hành và thịt chó đều nóng, dùng chung với nhau sẽ sinh nhiệt, gây nóng cho cơ thể, nhẹ thì làm đau bụng, đầy hơi khó tiêu, nặng thì gây ngộ độc, có thể dẫn tới tử vong.
  • Tỏi: Nhiều người vẫn dùng chung cây hành ta với tỏi, tuy nhiên, 2 vị thuốc này đều có tính cay nóng, dùng chung với nhau sẽ sinh nhiệt gây nóng, làm ảnh hưởng không tốt đến thận và dạ dày, thậm chí ăn lúc đói có thể gây viêm dạ dày cấp tính.
  • Đường: Một số trường hợp ăn đường chung với hành đã có biểu hiện khó thở, tức ngực, do vậy, khi nấu các món ăn chứa nhiều đường, bạn không nên cho hành lá.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

  • Cảm cúm nhức đầu: Sắc nước gừng với củ hành ta để uống, đồng thời xông miệng mũi.
  • Ngạt mũi cấp tính, mãn tính, viêm niêm mạc mũi: Giã nát hành rồi ngâm trong nước sôi, dùng để xông hoặc nhỏ vài giọt vào mũi.
  • Tắc ruột do giun đũa: Giã nát 30g lá hành tươi, trộn với 30g dầu mè, uống mỗi ngày 2 đến 3 lần.
  • Đau đầu: Nghiền nát củ hành sống đắp lên trán để giảm cơn đau. Hoặc dùng 1 lon gạo nếp đã được nấu chín trộn với hành lá và lá lốt băm nhỏ, buộc hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm mỗi ngày 3 lần ở đầu và 2 bên thái dương cho đến khi cơm nếp đã nguội hẳn.
  • Ho, ho có đờm, đau họng: Nghiền nát củ hành nhỏ với đường phèn, ép lấy nước, mỗi ngày dùng 3 đến 4 thìa để ngậm rồi nuốt dần.
  • Động thai: Sắc 60g hành tươi cả rễ, nấu lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi yên thai.
Cây hành ta
Hành có công dụng an thai, và trị cảm an toàn cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ có thai bị cảm: 30g hành hoa (Cả cây), 12g vỏ quýt sắc lấy nước uống lúc còn ấm.
  • Trị tắc sữa, vú sưng đau: 40g hành hoa sắc lấy nước uống. Khi bị sưng vú có thể hấp vài củ hành đắp và chườm để giảm đau, giảm sưng.
  • Cảm mạo phong hàn: Cho hành vào cháo trắng và ăn khi còn nóng cho ra mồ hôi. Cũng có thể nấu cháo với hành, tía tô, gừng rồi ăn lúc còn nóng, xong đắp chăn cho ra nhiều mồ hôi.
  • Trị bí tiểu, tức trướng bàng quang: Giã nát 3 cân hành rồi xào nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói để chườm vào bụng dưới.
  • Chữa mụn nhọt: Giã nát hành tươi trộn với ít mật, đắp lên mụn, khi đầu mụn trồi lên thì dùng bông thấm giấm rồi lau nhẹ, sau đó rửa mặt thật sạch.
  • Chữa đái tháo đường, chân tay tê lạnh: Cho nhiều hành vào các món ăn hằng ngày.
  • Trị trĩ ngoại: Dùng 1kg củ hành ta giã nát rồi sắc lấy nước đổ vào một cái bô, dùng giấy hoặc bạt dày bịt kín miệng bô, chính giữa khoét một lỗ nhỏ, ngồi xổm và đặt hậu môn vào lỗ để xông. Khi hậu môn đã ấm lên và có thể thụt vào thì có thể ấn nhẹ để đẩy búi trĩ vào trong.
  • Trị ho, hen suyễn, viêm họng: Dùng ít hành củ, thêm vài lát gừng và 30g rau khúc ngô sắc lấy nước để uống, kiêng trì một thời gian bệnh sẽ giảm.
  • Trẻ em bị sốt: Giã nát một củ hành ta rồi buộc vào mạch ở cổ tay người bệnh.
  • Làm lành nhanh vết thương: Giã nát củ hành ta rồi trộn với mật ong, dùng vải bó lên vết thương sẽ làm vết thương mau lành.

Tổng kết

Cây hành lá vừa là một gia vị tô điểm thêm cho nét đẹp ẩm thực của Việt Nam, vừa là vị thuốc có nhiều công dụng, tuy nhiên cần phải cẩn trọng khi dùng để tránh biến hành thành “thuốc độc” có hại cho sức khỏe.

Apharma hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn nắm rõ được những thông tin cơ bản về cây hành lá cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý. Đừng quên theo dõi website của nhà thuốc Apharma để đọc thêm các bài viết hữu ích về các loại dược liệu khác. Đồng thời thông qua trang chủ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Apharma bạn có mua thuốc online với giá cả hợp lý nhất. Hãy nhấc máy lên, gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *