Cây dạ cẩm từ lâu nổi tiếng là loại dược liệu mặc dù có tính bình, vị hơi đắng nhưng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc làm giảm đau và cải thiện vết loét. Đặc biệt, dược liệu còn được dùng để chữa bệnh đau dạ dày và giải độc. Hãy cùng Apharma tìm hiểu kỹ về thông tin và công dụng của cây dạ cẩm thông qua bài viết sau đây nhé!
Một số thông tin về cây dạ cẩm
1. Đặc điểm và hình ảnh cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm còn có tên là cây loét mồm, thuộc loại cây thân leo, thường mọc quấn vào các cây khác, dài từ 1 – 2 m. Thân cây có hình trụ và chia thành nhiều đốt.
Lá dạ cẩm mọc đối xứng nhau, có hình bầu dục, với các đầu nhọn, dài khoảng 5 – 15 cm và rộng 3 – 6 cm. Lá thường có lông, phiến lá không có răng cưa, thẳng và cuống lá ngắn. Hoa dạ cẩm có hình xim, mọc nhiều ở kẽ lá hoặc đầu cành. Mỗi hoa có dạng hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng. Quả dược liệu dạng nang, xếp thành hình cầu, nhỏ và chứa nhiều hạt đen. Quả thường mọc nhiều vào tháng 5 – 7.
2. Cách phân loại cây dạ cẩm
Dạ cẩm được phân thành nhiều loại khác nhau, với hai loại chính là dạ cẩm thân màu xanh và dạ cẩm thân màu tím. Mỗi loại dạ cẩm lại được chia tiếp thành các loại là loại có nhiều lông xung quanh và loại có ít lông. Cách phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím rất dễ dàng và đơn giản. Để phân biệt với loại màu tím, loại dạ cẩm màu xanh thường có các đốt mọc liền kề nhau còn các đốt của thân tím thì thường mọc cách thưa nhau.
3. Địa điểm phân bổ của cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm thường mọc nhiều ở các miền núi như Hà Tây, Cao Bằng, Hà Giang,Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn,…
4. Bộ phận dùng, các thu hoạch, chế biến và bảo quản của dược liệu
- Bộ phận thường được dùng để làm thuốc của cây dạ cẩm là lá, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, rễ là bộ phận thường ít sử dụng hơn vì ít tác dụng hơn.
- Thời gian thu hoạch dược liệu là quanh năm.
- Cách chế biến dược liệu: Sau khi thu hoạch cây dạ cẩm thì đem rửa sạch, phơi khô và nấu thành cao để dùng dần
- Cách bảo quản dược liệu đúng cách: Bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt và nhiều ánh sáng.
5. Thành phần hóa học của cây dạ cẩm
Dược liệu được điều chế từ cây dạ cẩm chứa các thành phần hóa học như sau:
- Anthraglycosid
- Alcaloid
- Saponin
- Tanin
- Anthra-glucozit
Vị thuốc và tác dụng của cây dạ cẩm
1. Tính vị
Vị thuốc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng
2. Tác dụng dược lý của vị thuốc
Cây dạ cẩm được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, còn dùng để điều chế các thuốc làm lành vết loét, giúp giảm đau và tránh tình trạng ợ chua.
Công dụng của cây dạ cẩm
Theo Đông y, dược liệu được làm từ cây dạ cẩm có tác dụng giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp tiêu viêm và làm dịu cơn đau hiệu quả. Theo Y học hiện đại, thuốc từ cây dạ cẩm còn có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm đau và làm vết loét,…
Cách dùng và liều lượng quy định dùng thuốc
Liều lượng dùng thuốc dưới dạng sắc là 10 – 25 gram mỗi ngày, còn đối với dạng nấu thành cao thì chỉ nên uống 60 – 90ml mỗi ngày tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, dược liệu có thể được điều chế thành dạng tán bột mịn với liều lượng sử dụng tối đa 20 – 30ml mỗi ngày.
Đối tượng sử dụng dược liệu
Dược liệu được chỉ định dùng được với những đối tượng dưới đây:
- Người đang mắc bệnh viêm hang vị dạ dày, gặp tình trạng viêm loét dạ dày vừa và nặng.
- Bệnh nhân đang bị loét hoặc lở miệng.
- Người đang bị đầy bụng, xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, ợ chua, đầy hơi
Các bài thuốc từ cây dạ cẩm dùng để chữa bệnh
1. Chữa tình trạng loét và viêm lưỡi
- Bài thuốc 1: Sử dụng vài lá dạ cẩm, đem rửa sạch, xắt nhỏ và nấu cùng với cháo. Mỗi ngày ăn một bát cháo với lá cẩm để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Người bị viêm loét miệng, loét lưỡi khi ăn ăn uống sẽ gặp khó khăn thì cháo trắng được xem là thực phẩm phù hợp nhất. Cháo dạ cẩm vừa là món ăn ngon miệng vừa là bài thuốc điều trị tình trạng bệnh loét miệng rất tốt. Để nấu một tô cháo ngon, bạn tiến hành chuẩn bị một nắm lá dạ cẩm non ở phần ngọn, sau đó rửa sạch lá cùng với nước muối loãng, thái nhỏ vừa ăn. Cháo sau khi nấu chín thì cho lá thuốc vào hầm cùng. Mỗi ngày ăn khoảng 2 – 3 bát cháo vào các bữa chính để bệnh tình mau chóng tiến triển.
- Bài thuốc 2: Xay nhuyễn cây dạ cẩm lấy nước, sau đó trộn với mật ong và đem nấu đến khi thành cao lỏng. Mỗi ngày lấy một ít cao thoa vào vết loét ở lưỡi và miệng sau khi đã súc miệng để vết thương mau lành. Thoa thường xuyên để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Bài thuốc 3: Sử dụng 200gr bột lá dạ cẩm trộn với 30 gram bột cam thảo rồi đun sôi. Nước nấu sử dụng hằng ngày để bệnh thuyên giảm.
2. Bài thuốc từ cây dạ cẩm trị các bệnh về đường tiêu hóa
- Bài thuốc 1: Sử dụng 5kg dạ cẩm cùng 1kg cam thảo xay cùng với nhau. Mỗi ngày sử dụng 10-15gr bột hòa cùng với nước sôi để sử dụng, mỗi ngày sử dụng khoảng 2 lần là được, Có thể thêm ít đường để dễ uống.
- Bài thuốc 2: Dùng 30 gram dạ cẩm đem sắc thuốc. Sử dụng thuốc 2 – 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc khi nào đau dạ dày để tăng tác dụng chữa trị của thuốc.
- Bài thuốc 3: Sử dụng 1 lít mật ong cùng 5kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Sau đó đem lá dạ cẩm rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng với nước cho đến khi cạn thành cao. Cho tiếp đường phèn vào và khuấy đều cho đến khi đường hòa tan và cô đặc lại. Cuối cùng cho mật ong vào hỗn hợp đến khi nguội thì đóng vào chai. Mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần với liều lượng từ 20 – 30ml và uống trước khi lúc đau hoặc trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa bệnh đau dạ dày
- Bài thuốc 1: Cây dạ cẩm là một trong những loại dược liệu dùng để điều trị bệnh dạ dày khá hiệu quả. Sau đây một số phương pháp điều chế cây dạ cẩm để chữa đau dạ dày hiệu quả. Cần thu hoạch 30g lá cây dạ cẩm, sau đó tiến hành chọn phần lá và ngọn non rồi rửa sạch. Sau đó sắc dược liệu thành nước thuốc và chia thành 2 – 3 phần thuốc. Có thể pha thêm một ít đường để dễ sử dụng. Nên uống trước bữa ăn hoặc ngay khi bị đau dạ dày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 2: Chữa dạ dày bằng 5kg dạ cẩm cùng cam thảo. Tiến hành tán mịn dạ cẩm đã sấy khô sau đó trộn cùng với 1kg bột cam thảo rồi cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng từ 15 – 20g bột pha cùng với nước sôi để sử dụng. Có thể thêm ít đường để cho thuốc dễ uống, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Đặc biệt, bài thuốc này điều trị rất tốt các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi chướng bụng do viêm dạ dày.
- Bài thuốc 3: Chế biến cao dạ cẩm để chữa bệnh dạ dày. Cần sử dụng 5kg lá dạ cẩm cùng 2kg đường phèn và 1 lít mật ong. Sau đó rửa sạch lá dạ cẩm với muối rồi tiến hành đun nhiều giờ đến khi thuốc cô đặc lại thành dạng cao lỏng. Cho thêm đường phèn vào nồi rồi tiến hành khuấy đều cho đường tan bớt và cô đặc lại, sau đó cho thêm mật ong vào để nấu cùng. Khi thuốc nguội và đã cô đặc lại thì cho vào chai để sử dụng dùng dần. Mỗi lần bị đau dạ dày hay có triệu chứng ợ chua hoặc trước khi ăn thì lấy 1 thìa cao uống.
- Bài thuốc 4: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày rất hay dùng lúc xưa là bào chế cốm từ cây dược liệu dạ cẩm để làm thuốc. Để làm cốm thì cần chuẩn bị 7kg cây dạ cẩm sau đó tán thành bột mịn rồi trộn cùng 1kg bột cam thảo, 2kg đường và hồ nếp. Sau đó pha bột với nước sôi để nguội và uống, mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 5: Trộn bột lá dạ cẩm trộn cùng cam thảo và hồ nếp. Sau đó tiến hành khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Cho thêm đường kính vào, khuấy cho bột tan hoàn toàn. Sử dụng thuốc 2 lần một ngày, mỗi ngày sử dụng với liều lượng 10 – 15g. Chú ý nên sử dụng thuốc trước lúc đau hoặc trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tối đa.
4. Bài thuốc điều trị và làm lành vết thương
Dùng lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào vết thương bị nhiễm trùng. Thường xuyên đắp, mỗi ngày đắp 2 lần để giúp vết thương mau chóng lên da non và lành nhanh.
Kết luận:
Cây dạ cẩm là một loại thuốc nam quý có tác dụng trong việc điều trị một số vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa của chúng ta. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dược liệu thì người dùng cần hết sức lưu ý về liều lượng sử dụng cho chính xác để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Đặc biệt, tuyệt đối không nên sử dụng dạ cẩm để điều trị bệnh cho đối tượng phụ nữ đang mang thai khi chưa được bác sĩ cho phép.
Để tìm kiếm những thông tin liên quan đến dược liệu từ cây dạ cẩm thì bạn có thể tham khảo trực tiếp trên website nhà thuốc online của Nhà thuốc Apharma nhé. Đội ngũ của công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn một cách nhanh chóng, nhiệt tình và tận tình nhất.
Trên đây, Apharma đã cung cấp một số thông tin chi tiết về loại thuốc từ cây dạ cẩm và một số thông tin trị bệnh của loại dược liệu này. Nếu bạn muốn tìm kiếm những sản phẩm y dược uy tín thì có thể liên hệ với công ty cổ phần dược phẩm Apharma ngay bây giờ nhé. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm thuốc trị liệu từ cây dạ cẩm của mình.