Cây cúc tần là loài cây gì? Tại sao chúng tại được xem như là một vị thuốc quý? Cách sử dụng cúc tần ra sao? Làm sao để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của loài cây này?
Từ xa xưa, các loại thảo dược đã được con người tìm kiếm và nghiên cứu, ứng dụng trong lâm sàng rất nhiều. Ở các thời vua chúa Phương Đông thì việc điều trị bệnh bằng thảo mộc đã được các thái y sử dụng hằng ngày nhằm tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cho các người trong hoàng tộc.
Cây cúc tần cũng được xem là một trong những cây thuốc quý đó, chúng đã được sử dụng trong y học nhằm giúp con người điều trị các bệnh như ho, viêm phế quản, đau nhức xương khớp. Vậy chúng ta sử dụng cúc tần như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn, hãy đến với bài viết của Apharma dưới đây để biết thêm chi tiết.
Đôi nét về cây cúc tần
Cúc tần là một loài cây mọc hoang dại ở nhiều nơi thuộc các nước nhiệt đới, chúng được phát hiện và nghiên cứu về các tính chất dược lý và được nhận giống sang rất nhiều nước khác. Tuy vậy, ở mỗi nơi, địa phương thì cây cúc tần lại có cho mình những các tên khác nhau như là
- Tên tiếng Việt (thường gọi): cúc tần, cây từ bi, lức, lức ấn, cây đại bi, mai não, băng phiến ngải, đại ngải, hoa, co mát (Thái), phặc phà (Tày),…
- Tên khoa học (tiếng Anh): Pluchea indica (L.) Less.
Mô tả chi tiết về cây cúc tần
1. Đặc điểm của cây cúc tần
Cây đại ngải là loài cây được xếp vào thuộc họ nhà cúc, bởi vì một số đặc điểm rất giống với các cây thuộc họ cúc. Tuy nhiên, loài cây này lại có những đặc trưng riêng giúp mọi người có thể nhận biết được chúng bằng cách quan sát, chẳng hạn như:
- Thân: cây mọc thành từng bụi và có thân cao khoảng 1 – 2m, cảnh mọc nhiều và mảnh.
- Lá: là mọc so le thành từng cặp, hình hơi bầu dục, đầu nhọn, góc lá thuôn dài, mép lá có hình răng cưa.
- Hoa: hoa mọc thành từng cụm có hình ngù, kết hoa ở ngọn của các nhánh, đầu hoa có cuốn ngắn màu tím, hoa có xu hướng xếp 2 – 3 cuốn ngắn thành 1 chùm, lá bắc 4 – 5 dây, hoa cái được xếp trên nhiều dây, hoa lưỡng tính mọc ở phía giữa.
- Quả: có dạng bế, hình trụ thoi, có khoảng 10 cạnh.
2. Khu vực sinh trưởng và phân bố của cây cúc tần
Cây đại ngải có xuất xứ từ Ấn Độ và Malaysia, chúng thường mọc hoang ở những nơi như ven hồ, ao, sông, suối, bờ ruộng, đê,… Sau đó, đại ngải được người dân đem về sử dụng làm thuốc và trồng, nhân giống, buôn bán sang các nước lân cận. Từ đó, loài cây này đã được phân tán ở rất nhiều nơi.
Ở Việt Nam người dân thường bắt gặp cây đại bi ở ven đường, cũng như những nơi ẩm ướt chúng sẽ phát triển rất tốt.
3. Bộ phận của cúc tần được sử dụng làm thuốc hiệu quả
Cây cúc tần cũng như những loài cây cùng họ khác, chúng có một mùi thơm rất đặc trưng, mùi thơm đó là do các tinh dầu có trong thân, cành, lá, hoa,… Vì vậy người ta tận dụng các tinh chất có sẵn trong các bộ phận này để điều chế thành thuốc.
4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây cúc tần
Các bộ phận của cây lức ấn được thu hái quanh năm, đặc biệt thu hoạch nhiều vào mùa hè – thu, sau khi được thu gom về thì cúc tần sẽ được tách các bộ phận ra và đem đi phơi khô để sử dụng lâu dài.
5. Cách phân biệt thành phẩm cây cúc tần tốt
Bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vẫn giữ mùi thơm, đã qua kiểm định, đóng gói dán nhãn hiệu đầy đủ. Không nên chọn những sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại, sâu bọ, nấm mốc tấn công. Đặc biệt, bạn phải lưu ý đến những nhà thuốc có uy tín lâu năm, Apharma là một trong những đề xuất mà bạn nên tham khảo.
Thành phần dược liệu của cây cúc tần
Theo một số nghiên cứu Y học cho thấy trong lá đại bi có chứa rất nhiều loại tinh dầu, nhưng thành phần chính của các tinh dầu này là borneol, camphor, cinéol, limonene, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Ngoài ra, trong cây cúc tần còn chứa 18 chất triterpen khác như: erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid arjunolic, acid asiatic, acid hydroxyacetic,… Một số chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotiflorin bauerol… và các hoạt chất flavonoid như: trihydroxy flavon và tetrahydroxy flavon.
Trong lá tươi có hàm lượng các chất hóa học và khoáng chất như là 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulose, 2,3% tro; 197mg canxi (Ca), 2.3mg photpho (P), 5mg sắt (Fe), 4.6mg carotene, 15 mg vitamin C.
Phương pháp bào chế và sử dụng cây cúc tần
Câu cúc tần có thể được sử dụng ở dạng khô hoặc tươi, có thể sắc nước để uống, giã nát để đắp lên vết thương, thậm chí chúng còn được bào chế thành dạng viên nang để tiện cho người sử dụng.
Vị thuốc và tác dụng của cây cúc tần
1. Tính chất – mùi vị
Đại bi có vị đắng, cay, mùi thơm và tính ấm.
2. Tác dụng dược lý
Cây cúc tần có tác dụng làm tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu (độc, ứ, đờm), sát trùng, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hoá. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu đàm, tăng hoạt động tim, minh mục, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa. Làm giãn mạch, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, điều trị viêm nhiễm, sát khuẩn.
3. Liều lượng an toàn
Mỗi ngày chỉ nên dùng 10 – 15g cành, lá hoặc 6 – 8g rễ khô để sắc nước uống.
4. Độc tính khi sử dụng quá liều
Không nên dùng quá liều chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc, không sử dụng cây đại bi cho những người quá mẫn cảm với các thành phần trong thảo dược. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như là huyết áp thấp, tổn thương sâu các vùng vết thương,…
Công dụng của cây cúc tần não đối với sức khỏe con người
Theo một số nghiên cứu của Y học cổ truyền, các y bác sĩ đã tìm ra được những công dụng của cây đại ngải và đã ứng dụng vào lâm sàng để hỗ trợ cho các bệnh nhân như:
- Điều trị một số bệnh cảm mạo thông thường,
- Điều trị các cơn sốt mà tác nhân không phải do virus gây nên,
- Sử dụng các bài thuốc nhân gian để tăng cường hệ tiêu hóa,
- Điều trị nhiều bệnh lý có liên quan đến đau nhức cơ quan như: xương, khớp,
- Điều trị nhiều căn bệnh ở hệ bài tiết của cơ thể,
- Ngoài ra, còn có một số bài thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Một số bài thuốc hiệu quả của cây cúc tần
Dưới đây là một số bài thuốc giúp điều trị các bệnh lý sau
1. Viêm phế quản
- Chuẩn bị: đại ngải tươi, già 20g; gạo 2 nắm; gừng củ 3g, thịt lợn nạc 50g.
- Cách bào chế và sử dụng: đại ngải sau khi được rửa sạch rồi băm nhỏ, gừng thái lát, gạo đem vo sạch, thịt được băm nhuyễn. Sau đó, đem tất cả nguyên liệu trên nấu thành cháo nhừ và cho người bệnh ăn khi còn nóng. Người bệnh nên ăn cháo này trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 3 dùng bữa sẽ giúp các chứng bệnh viêm phế quản được đẩy lùi.
2. Đau nhức, cảm sốt
- Chuẩn bị: cây đại bi 10g, lá sả 10g, lá chanh 10g. Mỗi vị thuốc sẽ được cân theo tỷ lệ: 2:1:1. Có nghĩa là 2 phần đại bi, 1 phần lá sả và 1 phần lá chanh.
- Cách bào chế và sử dụng: sau khi rửa sạch các nguyên liệu với nước thì cho vào nồi, đổ thêm ít nước và bắt đầu sắc lấy nước thuốc uống khi còn nóng. Phần bã thuốc được giữ lại và đổ thêm nước, cho vào một ít muối (có thể thêm một số lá cây như bạc hà…) nấu sôi rồi để người bệnh xông hơi. Kết hợp hai phương pháp uống và xông. Lưu ý, trong quá trình xông phải chú ý đến độ nóng của hơi nước để tránh bị bỏng. Ngoài ra, trong quá trình xông hơi bạn phải dùng khăn bông sạch thấm mồ hôi để tránh nhiễm lạnh.
3. Đau nhức khớp, xương
Đối với tình trạng bệnh nhẹ
- Nguyên liệu: rễ cây cúc tần (15 – 20g).
- Cách thực hiện: đem rễ đại bi rửa sạch, cho vào nồi, thêm ít nước và sắc theo tỷ lệ: đổ 3 còn 1. Sau đó, đổ thuốc (lấy phần nước) ra chén và cho người bệnh uống khi còn nóng. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 5 đến 7 ngày.
Đối với tình trạng bệnh khá nặng
- Nguyên liệu: 20g rễ cây cúc tần, 20g rễ cây bưởi bung, 20g rễ trinh nữ, 10g cam thảo dây, 10g đinh lăng.
- Các thực hiện: rửa sạch các nguyên liệu và cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc lấy nước thuốc cho người bệnh uống. Tỷ lệ sắc và thời gian uống thuốc thực hiện tương tự như trường hợp đau xương, khớp nhẹ.
4. Sỏi thận
- Chuẩn bị: 500g cây cúc tần sau đó rửa sạch và để cho ráo nước.
- Cách bào chế và sử dụng: dùng máy xay hoặc chày giã nát cây thuốc, đổ vào nửa lon bia. sử dụng đồ lọc lấy nước bỏ cặn đi.
- Cho người bệnh uống nước này ngày 2 lần sáng tối, dùng trong khoảng 1 tuần đến 15 ngày thì khỏi.
5. Bệnh trĩ
- Chuẩn bị: một nắm mỗi loại gồm cây đại bi, lá lốt, lá sung, lá ngải cứu, nghệ (vài lát mỏng).
- Cách thực hiện: cho các nguyên liệu trên vào nước đun sôi. Sau khi sôi, cho người bệnh xông hơi ở khu vực hậu môn. Sau đó, dùng phần nước đã xông này ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 phút. Lưu ý, phần da ở hậu môn và những khu vực xung quanh là da non, do đó nên chú ý nhiệt độ của nước tránh làm tổn thương. Sau khi thực hiện xong, dùng khăn sạch lau khô. Người bệnh sử dụng phương pháp này cách 2 – 3 ngày 1 lần. Liên tục trong khoảng 2 tháng bệnh tình sẽ thuyên giảm.
6. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Chuẩn bị: 50g cúc tần, 50g hoa cúc trắng, 100g óc lợn, 100g đu đủ.
- Cách bào chế và sử dụng: đun sôi tất cả các nguyên liệu trên cùng với 1 lít nước sạch. Kế tiếp, cho óc heo vào nồi và nấu trên bếp khoảng 20 phút. Cho người bệnh ăn khi còn nóng và trước bữa ăn chính . Thực hiện liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
7. Chữa hen suyễn
- Chuẩn bị: 1 bó rau đại ngải với 1 bó rau muống đem dựng vào chỗ mát.
- Cách bào chế và sử dụng: lấy phần ngọn, kể cả lá non và già đem rửa sạch, rồi ngâm với nước muối đã pha loãng. Sau đó, giã nát cây thuốc và lọc lấy nước cốt. Uống liên tục trong vòng 100 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng hen suyễn.
8. Làm tan máu bầm và chữa lành vết thương
Sau khi bị va đập mạnh hoặc chấn thương sẽ làm tụ máu bầm dưới da và bạn có thể đắp lá cây cúc tần để làm tan máu tụ nhanh chóng. Đầu tiên, giã nát một nắm lá đại ngải. Sau đó, đắp cả nước và bã lên vết thương đang bị tụ máu bầm, cho đến khi bã thuốc khô hẳn. Dùng 1 – 2 lần máu bầm sẽ tan và giảm đau nhanh chóng.
9. Người lao lực dẫn đến thổ huyết
Trong Y học xưa, khi bệnh nhân bị thổ huyết do mệt mỏi, lao lực, quá sức các dược sĩ sẽ dùng cây cúc tần để chữa trị. Dùng toàn bộ cây đại ngải khoảng 150 – 200gr, rửa sạch và thái nhỏ thành từng đoạn nhỏ. Làm sạch cua đồng (20g), bỏ vỏ và phần yếm đi, chỉ lấy phần thịt cua. Giã nát cây cúc tần cùng cua đồng, thêm khoảng 30ml nước lọc, nửa thìa muối hạt và lọc lấy nước. Ngày 3 lần uống này vào 3 buổi, uống liên tục trong vòng 5 ngày.
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hiệu quả
Trước tiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thảo dược này làm thuốc, vì mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau và thể chất cũng vậy. Vì vậy, bác sĩ sẽ là người đưa ra những phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn. Đương nhiên một điều nữa là bạn nên chọn những nơi chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng và uy tín. Apharma là một ví dụ điển hình cho bạn.
Nơi cung cấp thuốc chính hãng và uy tín
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn nhà thuốc nào để mua thảo dược thì Nhà thuốc Apharma chính là giải pháp cho bạn. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và các dịch vụ ưu đãi, chăm sóc khách hàng hấp dẫn của mình thì đội ngũ Công ty cp dược phẩm Apharma đã không ngừng chứng minh uy tín của mình đến với khách hàng.
Trên đây là toàn bộ bài viết về cây cúc tần của Nhà thuốc Apharma, rất mong những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân xung quanh. Kính chúc quý khách hàng luôn có nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.