Cây cơm nguội

Cây cơm nguội

Cây cơm nguội là một trong những thảo dược có tác dụng tốt, chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh bị vi khuẩn, virus gây hại. Trong bài viết này, cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu kỹ hơn về thảo dược cây cơm nguội này nhé.

1. Cây cơm nguội

– Tên tiếng Việt: Cây cơm nguội, quả nổ trắng, cơm nguội năm cạnh, co cáng (tiếng Thái), mác ten (tiếng Tày),… Có nơi còn gọi là cây cơm nguội trắng, cây cơm nguội rừng hoặc cây cơm nguội miền Tây

– Tên khoa học (Tên tiếng Anh): Ardisia quinquegona Blume. Cây cơm nguội thuộc họ Myrsinaceae – họ Đơn nem. 

– Bộ phận dùng làm thuốc: Lá cây 

Cây cơm nguội

2. Mô tả chi tiết về cây cơm nguội

2.1. Đặc điểm nhận biết cây

Nhiều người vẫn thường thắc mắc cây cơm nguội là cây gì, nó có hình dáng, đặc điểm như thế nào? 

Thường xuất hiện nhiều ở miền Nam nên nhiều người vẫn gọi là cây cơm nguội miền Nam. Cây cơm nguội cao khoảng 1.5m, thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều nhánh, vỏ nhẵn và mềm. Lá cơm nguội dài, thuôn, có hình mác nhưng tù ở gốc, mũi nhọn, ngắn. Lá dài khoảng 5-12cm, rộng 1-2.5cm. Mép là hơi gợn sóng, mỏng. 

Hoa cơm nguội thường mọc gần tán là và có màu hồng. Hoa mọc theo 1 trục mảnh dài 2.5cm, có khoảng 2-12 hoa trên 1 trục. Đường kính trái cơm nguội khoảng 3-4 cm. Quả cơm nguội có hình cầu, cứng ở đầu, bên có 5 cạnh dọc, khi chín mờ dần cạnh. Ban đầu, cây cơm nguội có trái màu đen, sau đó chuyển thành màu hồng hoặc đỏ khi chín. 

Hoa cơm nguội thưởng nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, và tháng 5 – tháng 12 sẽ là mùa quả. Quả cơm nguội có thể ăn được, có vị ngọt, tính mát.

Hình ảnh cây cơm nguội

Đặc điểm nhận biết cây cơm nguội

2.2. Khu vực sinh trưởng

Theo nghiên cứu trên thế giới có khoảng hơn 100 loài cây cơm nguội. Cây được phân bố chủ yếu ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam,…

Ở Việt Nam, cây cơm nguội xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Gia Lai, Ninh Bình.

2.3. Bộ phận làm dược liệu tốt nhất

Người dân Việt Nam thường sử dụng lá cây cơm nguội để làm thuốc trị bệnh. Trong Đông y, nó được coi là 1 vị thuốc có tác dụng cao, tên khoa học là Folium Ardisiae Quinquegona.

(hình ảnh lá)

2.4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

Lá cây cơm nguội có thể được thu hoạch quanh năm. Lá sau khi hái về được rửa sạch rồi đem phơi khô, bảo quản để sử dụng dần. Bảo quản vị thuốc này vô cùng đơn giản, chỉ cần để ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao là được. Vì độ ẩm cao có thể khiến lá bị mốc, làm giảm khả năng chữa bệnh. 

2.5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Tùy thuộc vào kết quả sơ chế mà thời hạn sử dụng lá cơm nguội khác nhau. Trong quá trình sử dụng, tránh sử dụng những lá đã bị mốc, hỏng hoặc chưa được phơi khô hẳn. Hoặc nếu lá đã được sơ chế từ rất lâu rồi thì cũng không nên sử dụng, vì không những làm giảm tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm khác. 

2.6. Cách phân biệt thành phẩm tốt

Đối với lá tươi: nên chọn những lá có mức độ già vừa phải, có màu xanh đậm, lá dài, tròn, không bị sâu, úa.

Đối với lá đã phơi khô: nên chọn những lá đã được sấy khô hoàn toàn, không bị mốc, bẩn.

2.7. Mùa thu hoạch trong năm

Lá cây cơm nguội có thể thu hoạch quanh năm, mùa hoa nở là khoảng tháng 2 – tháng 8, mùa ra quả là tháng 5 – tháng 12 hàng năm. 

Mùa thu hoạch trong năm

3. Thành phần dược liệu của cây cơm nguội 

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta phát hiện cứ 100g lá cây cơm nguội non thì sẽ có: 76.9g nước, 4.1g protid, 30mg vitamin C, 13g glucid, 3.9g chất xơ, 2.6mg caroten, các steroid, triterpenoid và các chất dẫn. 

4. Phương pháp bào chế và sử dụng cây cơm nguội

– Phương pháp bào chế: Lá cây cơm nguội được sử dụng sau khi hái về, rửa sạch và phơi khô. 

Cách sử dụng cây cơm nguội: Vị thuốc này có thể sử dụng nguyên bản hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa được nhiều bệnh khác nhau. Ngoài sắc thuốc, bài thuốc có thể dùng cây cơm nguội ngâm rượu cùng với 1 số thảo dược khác. 

5. Vị thuốc của cây cơm nguội

– Tính chất – Mùi vị : tính mát, vị chát và hơi cay. Theo Tây y, lá cây cơm nguội có kháng sinh cao, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Còn theo Đông y, cây cơm nguội có tác dụng thanh nhiệt, khử độc, hoạt huyết. 

– Liều lượng sử dụng an toàn : tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau. 

– Độc tính khi dùng quá liều : hiện tại chưa có báo cáo. 

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của cây cơm nguội

Cây cơm nguội là một loại thảo dược tốt, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tác dụng của cây cơm nguội là: 

– Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy.

Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy.

– Trị ho dai dẳng, kéo dài.

Trị ho dai dẳng, kéo dài.

– Chữa viêm gan do virus.

 Chữa viêm gan do virus.

– Điều trị chấn thương, sưng đau do té ngã.

Điều trị chấn thương, sưng đau do té ngã.

– Cải thiện ung thư dạ dày.

Cải thiện ung thư dạ dày.

– Trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

Trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

– Chữa chàm da, nước ăn tay chân.

Chữa chàm da, nước ăn tay chân.

– Điều trị viêm nhiễm ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.

Điều trị viêm nhiễm ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.

7. Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây cơm nguội hiệu quả

– Không sử dụng cây cơm nguội cho phụ nữ có thai.

– Khi sử dụng rễ, thân cây cơm nguội cần lưu ý, vì chúng có thể chứa 1 lượng độc tố nhẹ. Có trường hợp sử dụng thân và rễ cây cơm nguội đắp lên vết thương điều trị viêm da, mụn có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương.

Cần sử dụng cây cơm nguội theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

8. Các bài thuốc dân gian quý từ cây cơm nguội

Hiện nay có rất nhiều người sử dụng cây cơm nguội chữa bệnh. Các bài thuốc nam cây cơm nguội được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời có tác dụng chữa bệnh đến hiện nay.

– Chữa tiêu chảy

Cây cơm nguội diệt vi khuẩn xấu trên đường ruột, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và bổ sung nước cho cơ thể. Sắc 40-50g cây cơm nguội với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước uống, 2 lần/ngày. Có thể sử dụng theo cách khác bằng cách nấu canh lá cơm nguội với rau sam theo tỉ lệ 20g-10g.

– Chữa đau nhức xương khớp

Cây cơm nguội có khả năng trị đau nhức xương, khớp, vận động khó khăn ở người lớn tuổi. Sắc 10g cây cơm nguội (vỏ, thân, lá) đã phơi khô, 15g dây đau xương, 10g cây từ bi, 10g thổ phục linh với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước uống, 2 lần/ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc, sử dụng 1-2 tháng sẽ thấy hiệu quả. 

– Chữa khí hư và bạch đới

Bệnh khí hư do trùng roi âm đạo có thể được chữa trị bằng cây cơm nguội. Sắc 40g-70g cây cơm nguội sấy khô với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước dùng rửa vùng âm đạo hàng ngày. Có thể cho thêm 1 chút phèn chua để tăng hiệu quả. Kiên trì sử dụng 2 tuần sẽ thấy có tác dụng. 

– Chữa chàm, nước ăn tay chân

Sắc 80g-100g lá cây cơm nguội với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước ngâm rửa vùng vị chàm hoặc nước ăn. Bài thuốc này còn có thể chữa lở loét, mụn nhọt ngoài da.

– Chữa ho dai dẳng

Dùng 15g lá cây cơm nguội, 8g cam thảo, 15g cây thuốc dòi, 2 cái trần bì. Sắc với 1 lít nước, đun đến khi còn 500ml. Sau 3 ngày sử dụng liên tục sẽ thấy có hiệu quả. 

– Chữa chấn thương do té ngã

Giã nát các nguyên liệu cây cơm nguội, muối trắng, gừng rồi đắp vào vết thương. Thực hiện liên tục trong 7-10 ngày cho đến khi vết thương không còn đau nhức, bầm tím. 

– Chữa ung thư dạ dày, thực quản

Sắc 20g lá cây cơm nguội với lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước dùng trong ngày. Thời gian hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người. 

– Chữa viêm gan siêu vi

Chuẩn bị các thảo dược: 20g cây cơm nguội tươi, 20g rau má, 15g hợp bì, 15g đường phèn. Sắc với lượng nước vừa đủ, dùng hàng ngày. 

Các bài thuốc dân gian quý từ cây cơm nguội

 

9. Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe.

Khi sử dụng cây cơm nguội, để hiệu quả đạt cao nhất, Apharma khuyên bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, giảm stress, tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng.

Bạn có thể thực hiện 1 vài vận động đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,… Nếu có thời gian, bạn có thể tham gia các lớp tập luyện, yoga để có người hướng dẫn cụ thể. 

10, Khi nào nên dùng thảo dược cây cơm nguội và sử dụng bao lâu?

Ngoại trừ phụ nữ có thai, đang cho con bú thì người bình thường có thể sử dụng bài thuốc chứa cây cơm nguội để chữa bệnh. Chỉ cần sử dụng đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ. Với đối tượng bệnh nhân là trẻ em thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi sử dụng cây cơm nguội cần dừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán cây cơm nguội. Apharma khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để mua được cây cơm nguội chất lượng, nguồn gốc thiên nhiên, không bị pha tạp chất, giá cả phải chăng. Nơi đó cần có địa chỉ rõ ràng, được nhiều khách hàng đã mua sản phẩm phản hồi tốt. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cơm nguội, một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhà thuốc Apharma hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích và biết cách sử dụng thảo dược hiệu quả. Liên hệ ngay Apharma để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *