Cây cỏ bợ được biết đến là loại thảo dược có tính hàn, vị ngọt với công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể đồng thời có khả năng lợi tiểu, lợi sữa, chữa khí hư, mất ngủ, giảm viêm,…
Để hiểu rõ hơn nữa về công dụng cũng như cách dùng của loại dược liệu này thì hãy cùng Apharma tìm hiểu nhé!
Đôi nét giới thiệu về cây cỏ bợ
Cây cỏ bợ không chỉ loại món ăn bổ dưỡng cho những bữa ăn mà nó còn là vị thuốc quý trong Đông y giúp chữa được rất nhiều căn bệnh.
- Tên tiếng Việt của thảo dược này: cây rau bợ, dạ hợp thảo, phá đồng tiền, ứ diệp thảo, điền tự thảo, cỏ tần, cây rau bợ, rau cỏ bợ, tần thái, cỏ chữ điền, cỏ bợ, rau bợ.
- Tên khoa học: Marsilea quadrifolia L.
- Thuộc họ: họ Tần Marsileaceae.
Mô tả về thảo dược cỏ bợ
Đặc điểm cây rau cỏ bợ
- Thân thảo dược: mảnh dài tầm 15cm – 20cm và thân rễ mọc bò. Trên đoạn thân cỏ bợ có rất nhiều mấu, ở mỗi mấu bao gồm nhiều rễ con cùng 2 lá.
- Lá rau bợ: Mỗi lá có cuống dài trong khoảng 5cm đến 15cm từ 4 lá chét xếp thành hình chữ thập cùng mặt lá nhẵn, nguyên mép. Khi đêm xuống thông thường các lá chét sẽ đồng loạt rủ xuống.
- Bào tử quả cây rau cỏ bợ: khá nhỏ bé và nằm ngay ở phần gốc cuống lá.
Nơi tập trung của cây rau cỏ bợ là ở đâu?
Rau cỏ bợ là loại rau thường mọc dại chủ yếu ở những vùng đầm lầy, ao, mương hồ của các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á hay vùng Nam Á.
Bộ phận dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất của cây cỏ bợ
Sử dụng làm vị thuốc Đông y thường sử dụng: phần lá và phần thân của cỏ bợ.
Cây cỏ bợ thường được thu hoạch cùng cách thức sơ chế, bảo quản như thế nào?
- Thu hái toàn bộ cây rau bợ về dùng tươi hoặc cũng có thể phơi khô hay sấy để sử dụng dần.
- Bảo quản rau bợ ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Thời gian dùng kể từ lúc sơ chế cỏ bợ
Đối với cây rau bợ đang tươi chỉ dùng trong thời gian ngắn ngay sau khi thu hái xong còn loại khô thì sẽ dùng được rất lâu nếu điều kiện bảo quản tốt không có tình trạng mộc dược bị ẩm mốc, hư hại do côn trùng cắn hay hiện tượng đổi màu.
Cách phân biệt thành phẩm tốt
- Đối với cây cỏ bợ tươi: chọn những cây rau xanh tươi không có tình trạng héo vàng hay sâu bọ.
- Còn cỏ bợ khô: nên lựa những loại đã hoàn toàn khô và đặc biệt không bị ẩm mốc.
Thời gian thu hái cây cỏ bơ thích hợp nhất trong năm
Thảo dược cỏ bợ được thu hái quanh năm.
Thành phần cây rau cỏ bợ
Trong cỏ bợ chứa vô vàn dưỡng chất kể đến như:
- Nước 84,2%
- Protid 4,6%
- Glucid 1,6%
- Caroten 0,72%
- Vitamin C 76mg%
- Bên cạnh đó còn có cyclolaudenol.
Cách thức bào chế và sử dụng cây cỏ bợ như thế nào?
Đến kỳ thu hoạch rau bợ về thì rửa sạch hết bụi bẩn đem ăn sống hoặc có thể phơi khô hay sao vàng sắc cùng một số vị thuốc khác để điều trị các chứng bệnh khác nhau.
Vị thuốc cây rau cỏ bợ
- Tính vị – Quy kinh: Tính mát, vị ngọt có pha chút đắng vào kinh can, thận.
- Liều thường được dùng khoảng: 20g đến 30g mỗi ngày tuỳ thuộc vào từng bệnh lý khác nhau.
- Cây rau bợ không chứa độc tính.
Lợi ích và công dụng mà thảo dược mang đến cho sức khỏe con người
Tác dụng của cây cỏ bợ vô cùng nhiều được kể đến như:
- Cây cỏ bợ chữa sỏi thận, sỏi bàng quang rất tối ưu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường.
- Lợi tiểu, điều trị chứng bí tiểu, tiểu dắt.
- Trị chứng tắc tia sữa, sưng vú đau núm vú ở các mẹ bầu.
- Trị bệnh bạch đới, khí hư, ngứa âm đạo ở phụ nữ.
- Khả năng thanh nhiệt, mát gan, giảm viêm, giảm rôm sảy, mề đay hiệu quả.
- Chữa bệnh lý sỏi niệu quản hay cả viêm nhiễm đường sinh dục.
- Bên cạnh đó cải thiện được giấc ngủ.
- Chữa bệnh nóng trong người gây ra các mụn nhọt trên cơ thể.
Những điều cấm kỵ cùng bí quyết dùng cây rau cỏ bợ sao cho thật hiệu quả
Rau bợ có vô vàn những lợi ích cho sức khỏe con người tuy nhiên chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
- Cây cỏ bợ mọc chủ yếu ở các vùng bùn đất nên khi sử dụng dược liệu này chỉ nên dùng phần thân và lá non ở trên. Đặc biệt khi dùng cần ngâm cùng nước muối loãng rồi rửa sạch để loại sạch hết phần đất cát và mùi tanh của bùn.
- Điều đặc biệt cần lưu ý nữa đó chính là cây cỏ bợ rất dễ bị nhầm lẫn với cây me chua đất. Lá me đất có 3 lá chét, vị hơi chua, có hoa màu vàng và phiến lá hình tim nên cần nhìn những đặc điểm này để nhận dạng nhé.
- Ngoài ra, cây rau cỏ bợ cần nghiêm cấm dùng đối với những người đang bị chứng bệnh tỳ thận hư, chân tay lạnh, lạnh bụng, khó tiêu, đi phân lỏng bởi thảo dược này có tính hàn.
Những phương thuốc dân gian quý từ cây cỏ bợ
Thông tiểu và cải thiện bệnh lý sỏi thận
- Nguyên liệu cần có: Cây rau bợ, ngải cứu, cây phèn đen, ngọn cây dứa dại.
- Cách dùng: Lấy các nguyên liệu chuẩn bị ở trên rửa sạch hết bụi bẩn bám trên dược liệu rồi đem giã nhuyễn chúng sau đó thêm vào ít nước vào lọc phần nước để uống vào mỗi sáng và cần uống trong vòng 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Cần: Rau bợ cùng dược liệu thiên hoa phấn mỗi loại 10g – 15g.
- Cách dùng: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên rồi sắc lấy nước và dùng mỗi ngày.
- Bên cạnh đó người bệnh cần một chế độ ăn uống khoa học để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Trị chứng bệnh bạch giới ở phụ nữ
- Cần sử dụng: 20g cây cỏ bợ phơi khô.
- Cách thực hiện: Đem rau bợ sắc cùng 3 chén nước cho đến khi nước còn 1 chén thì chắt ra và chia thành 3 lần để uống.
- Đi kèm cùng đó chúng ta dùng 30g thảo dược cỏ bợ đem sắc lên, tiếp đến lấy nước sắc đó đi pha thêm một ít nước lạnh rồi ngâm âm hộ vào chậu nước này.
Bài thuốc chữa bệnh nóng trong người gây ra các mụn nhọt trên cơ thể
- Chuẩn bị: Tầm khoảng 20g cỏ bợ tươi.
- Dùng: Rửa thật sạch rồi giã nhuyễn lấy nước cốt thêm cùng một chút nước lọc chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Còn phần bã thì đắp lên vùng da bị mụn nhọt nhằm giúp giảm viêm, đau.
Trị tắc tia sữa sau sinh
- Chuẩn bị: Cây cỏ bợ khô 20g.
- Dùng: Đem thảo dược sắc cùng nửa ấm nước đến khi còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp rồi chia làm 2 lần uống sao cho mỗi lần cách nhau tầm 4 tiếng. Phần bã còn lại thì dùng vải bọc lại và chườm khi còn nóng lên vùng ngực đang bị tắc tia sữa.
Giúp trị sỏi đường tiết niệu
- Cần chuẩn bị: Ngải cứu cùng lá phèn đen mỗi loại 10g, cây rau bợ 30g, búp non của cây dứa dại 20g.
- Dùng như sau: Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch giã nát rồi vắt lấy nước uống vào sáng sớm.
Giúp an thần, dễ ngủ
Dùng tầm khoảng 30g đến 50g rau bợ với 20g lá vông non đem rửa thật sạch rồi nấu canh ăn.
Giảm nhanh cơn sốt cho những người bị sốt rét
- Nguyên liệu cần: Khoảng 50g đến 60g cây cỏ bợ.
- Cách dùng: Sau khi rửa sạch đem sao vàng. Tiếp đến sắc với nước để uống.
Bí quyết sử dụng thảo dược cỏ bợ hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe
Cây rau cỏ bợ có thể dùng sống hay phơi khô tuỳ thuộc vào từng bài thuốc cũng như cách sử dụng khác nhau.
Đi kèm với đó chúng ta luôn luôn phải có một chế độ tập luyện khoa học, rèn luyện thể dục mỗi ngày để cải thiện lượng máu lưu thông, điều hoà huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch từ đó giúp ta phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều bộ môn thể chất chúng ta có thể tham gia như: chạy bộ, đi bộ, gym, yoga, khiêu vũ,..
Khi nào nên dùng cây cỏ bợ và sử dụng bao lâu?
Người bình thường sử dụng thảo dược rau cỏ bợ có ảnh hưởng gì không?
Cỏ bợ là loại cây lành tính không có độc tuy nhiên trước khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này đề nghị tham khảo ý kiến y bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tính an toàn khi uống.
Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm cỏ bợ chất lượng tốt
Ngày nay vấn nạn hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng ngày càng tăng cao. Chính vì thế nên, khi chúng ta mua dược liệu cây cỏ bợ cần phải tìm những nhà thuốc Đông dược hay tiệm thuốc Đông y uy tín đi kèm chất lượng cùng xuất xứ rõ ràng để mua được dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên, không bị pha lẫn tạp chất an toàn với sức khoẻ.
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về cây cỏ bợ mà nhà thuốc Apharma đã tổng hợp. Hy vọng mang đến bạn độc cái nhìn tổng quát nhất về cách nhận biết và công dụng loại dược liệu này.