Cây chó đẻ răng cưa là loài cây gì? Chúng có những đặc điểm nhận dạng như thế nào? Những loài cây này có thật sự an toàn hay không? Đâu là nơi chuyên cung cấp thảo dược uy tín?
Theo Đông y, ngày nay đã có rất nhiều loài thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý, trong đó phải kế đế cây chó đẻ (hay là chó đẻ răng cưa). Cây chó đẻ răng cưa có rất nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên bạn phải sử dụng đúng cách và có những lưu ý về các tác dụng phụ mà chúng mang đến khi dùng quá liều hoặc không đúng cách.
Vì vậy, nhà thuốc Apharma đã tổng hợp rất nhiều thông tin về cây chó đẻ bên dưới bài viết này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!!!
Cây chó đẻ răng cưa là gì?
Cây chó đẻ răng cưa đã xuất hiện rất nhiều trong đời sống, y học của Việt Nam, việc ứng dụng chúng vào đời sống hằng ngày đã được con người xem xét trong nhiều năm qua. Đồng thời, chúng thường được gọi với rất nhiều cái tên khác nhau khi qua từng vùng miền.
- Tên thường gọi (Tiếng Việt): cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời, trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu,…
- Tên khoa học (Tiếng Anh): Phyllanthus urinaria.
Mô tả về cây chó đẻ răng cưa
1. Đặc điểm của cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa là một loài cây mọc dại ở rất nhiều nơi, với những đặc điểm rất riêng và nhờ vậy chúng rất dễ để chúng ta nhận dạng. Một số bộ phận của cây có những hình dạng đặc trưng như
Thân cây: mọc thẳng hoặc bò sát mặt đất, cao khoảng 80cm; thân cây có nhiều nhánh ở gần gốc, các nhánh có thể nằm sõng soài hay thẳng tắp, có lông cứng dọc theo một bên.
Lá: các lá chó đẻ răng cưa xếp thành hai hàng, các lá có hình trứng, mũi mác, kích thước khoảng 1,5mm, gốc lá có mọc thêm tai dễ thấy, cuống lá rất ngắn, phiến lá mỏng, thuôn dài hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, phần xa trục màu lục xám hoặc hơi nhợt nhạt, hoặc nhuốm màu ánh đỏ, phần gần trục màu xanh tươi hay sẫm, gốc lá thường tù, đôi lúc lại không đối xứng, mép lá có lông nhỏ, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn, các gân lá bên có 4 đến 5 cặp.
Hoa:
- Hoa đực mọc thành chùm 2 đến 4 hoa, dọc theo phần rìa của các cành nhỏ, đài hoa hình elip tới thuôn dài (hình trứng ngược), kích thước khoảng 0,3-0,6 x 0,2-0,4mm, màu trắng hơi ngả vàng, có 6 đài lá, đỉnh có dạng tù, có các tuyến đĩa mật hoa, màu lục, nhị hoa, chỉ nhị hợp nhất hoàn toàn thành cột mảnh dẻ.
- Hoa cái phát triển theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, có 1 hoa, cuống hoa khoảng 0,5 mm, với 1-2 lá bắc con mọc ở gốc cuống. Có lá đài là 6, khoảng 1 mm, mép lá đài có dạng màng, màu trắng hơi vàng vàng, không rụng khi kết quả, đĩa mật hình tròn, bầu nhụy hình trứng hoặc hình cầu, với các vảy nổi, có 3 vòi nhụy, chẻ đôi ở đỉnh, các thùy cuốn bên ngoài.
Quả: Quả dạng nang có hình cầu, đường kính 2-2,5 mm, với các vết nổi hơi màu đỏ, nốt sần có vảy. Hình dạng hạt có 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9–1mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn gợn ngang ở lưng và các mặt của hạt, thường với 1 đến 3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt hạt. Cây ra hoa trong khoảng tháng 4 đến 6, kết quả vào tháng 7 đến 11.
2. Khu vực sinh trường, phân bố của cây cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ sinh sôi và phát triển trên các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất hoang, bìa rừng, bờ sông, hồ , ao, ruộng. Phân bố: Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Lào, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Nam Mỹ.
3. Bộ phận cây chó đẻ răng cưa được sử dụng làm dược liệu
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây để được sử dụng làm thảo dược.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản thảo dược
Cây được thu hoạch nguyên cây, thường là vào vụ hè thu, sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt ngắn. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô rồi bó lại để trong bóng râm, rồi dùng từ từ.
5. Cách phân biệt thành phẩm cây chó đẻ răng cưa tốt
Cần lựa chọn những cây còn nguyên vẹn, không bị sâu bộ, nấm mốc xâm hại hoặc những cây đã bị ngâm hóa chất bảo quản. Đặc biệt là lựa chọn nơi đảm bảo chất lượng, Nhà thuốc apharma là một trong những nhà thuốc uy tín hiện nay.
Thành phần dược liệu cây chó đẻ răng cưa
Trong cây chó đẻ răng cưa có rất nhiều hợp chất hóa học như là các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Không những vậy trong lá chó đẻ răng cưa người ta đã chiết suất được acid ellagic, acid gallic, acid phenolic và flavonoid, chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau có thể hòa tan trong nước nóng, còn có một chiết xuất tinh dầu nữa gọi là coderacin.
Phương pháp bào chế và sử dụng cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ được sử dụng cả cây, có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Cả 2 dạng đều có thể được bào chế bằng cách sắc nước uống, nhưng đối với dạng tươi có thể dùng bã (hoặc giã nhỏ) để đắp lên vết thương để sát trùng, điều trị mụn nhọt.
Vị thuốc, tác dụng và liều dùng của thảo dược cây chó đẻ
1. Tính chất – mùi vị
Vị hơi đắng, ngọt dịu và có tính mát.
2. Tác dụng dược lý của cây cây chó đẻ răng cưa
Một số tác dụng của cây chó đẻ răng cưa có thể kể đến như là điều trị viêm gan, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng giải độc, điều trị bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, giảm đau, lợi tiểu, bệnh tiểu đường,…
3. Liều lượng sử dụng an toàn
Mỗi ngày nên dùng 20-60g cây dạng tươi, sắc đặc để uống, nếu cây khô dùng từ 15-30g sắc uống, dùng ngoài da không giới hạn liều lượng.
4. Độc tính khi dùng quá liều
Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: giảm hồng cầu, hạ huyết áp, tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.
Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người khi dùng cây cây chó đẻ răng cưa
Theo Đông y thì cây trân châu thảo có thể áp dụng để điều trị mụn nhọt, giải độc rắn cắn. Vừa có thể dùng ngoài da và vừa sử dụng dạng uống được. Đặc biệt cây chó đẻ có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý khác như gan, viêm ruột, viêm phụ khoa, bệnh ngoài da, tiểu đường…
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng cây chó đẻ răng cưa hiệu quả
Một số người không nên dùng cây chó đẻ như: phụ nữ có thai không nên dùng, người tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng, thường xuyên đầy bụng khó tiêu, những người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật không nên dùng trân châu thảo thường xuyên. Bởi vì sẽ làm tăng việc đào thải cho gan, mật và thận. Đặc biệt bạn phải xin ý kiến của các bác sĩ khi có ý định sử dụng cây chó đẻ làm thuốc.
Một số bài thuốc của cây chó đẻ răng cưa
1. Chữa xơ gan cổ trướng
Chuẩn bị: cây chó đẻ đắng sao khô 100g.
Cách bào chế và sử dụng: sắc nước 3 lần. Hòa chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia thành nhiều lần uống trong ngày, liệu trình kéo dài 30-40 ngày.
Lưu ý: hạn chế ăn muối, tăng các thực phẩm có chất đạm.
2. Chữa mụn nhọt, sưng đau
Chuẩn bị một nắm cây chó đẻ giã nhỏ cùng với một ít muối, chế nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
3. Chữa các vết thương hở (chảy máu)
Giã nhỏ cây chó đẻ răng cưa cùng với vôi và đắp trực tiếp lên vết thương.
4. Điều trị các vết thương bị ứ máu
Sử dụng một nắm lá, cành chó đẻ và một nắm cây mần tưới, giã nhỏ chế nước đồng tiện (nước tiểu đồng tử) vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp. Hoặc có thể hòa thêm bột đại hoàng 8-12g.
5. Điều trị vết lở loét (không liền miệng)
Sử dụng lá chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm, với một lượng như nhau kết hợp với đinh hương 1 nụ, giã nhỏ và đắp vào vết thương.
6. Trị sốt rét
Chuẩn bị: 8g cây chó đẻ, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi vị 4g
Cách bào chế và sử dụng: đem tất cả nguyên liệu sắc với 600ml nước, còn lại 200ml, chia thành 2 lần uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn sốt thì thêm sài hồ 10g.
7. Trẻ em bị tưa lưỡi
Giã cây chó để tươi và vắt lấy nước cốt, sau đó bôi lên lưỡi trẻ.
8. Viêm gan (do nhiễm virus)
Chuẩn bị: 20g chó đẻ thân xanh đem sao khô.
Cách bào chế và sử dụng: sắc thuốc với nước ba lần, mỗi lần thêm vào ba bát nước, cô cạn lại còn một bát, pha ít đường để tạo độ ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn phần, uống hết trong một ngày.
9. Điều trị sỏi thận
Chuẩn bị: 24g chó đẻ răng cưa.
Bào chế và sử dụng: sắc nước uống, mỗi ngày sắc 8-10g, uống trong vòng 30 ngày liên tục và không được hơn, nếu bị đầy bụng khó tiêu có thể cho thêm gừng tươi hoặc trần bì trong lúc nấu nước. Khi bệnh dần ổn định thỉnh thoảng nên dùng trân châu thảo hãm trà thay uống nước.
Nơi chuyên cung cấp thuốc và dược thảo chất lượng
Với tiêu chí sức khỏe của khách hàng là quan trọng nhất, thì công ty cp dược phẩm Apharma đã tăng chữ tín và chất lượng của mình bằng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, các dịch vụ và ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Không những vậy chúng tôi đã có hầu hết tất cả các chi nhánh trên tất cả các tỉnh thành cả nước, đồng thời nhằm phục vụ quý khách hàng chu đáo hơn chúng tôi đã có dịch vụ mua thuốc online uy tín.
Đó chính là tất cả những thông tin mà chúng tôi đem đến cho quý khách, rất mong chúng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách, kính chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt và vui vẻ.