Cây chè dây

Cây chè dây

Cây chè dây là một trong những loại thảo dược thiên nhiên quý được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày rất tốt, được nhiều người tin dùng trong thời gian qua. Để tìm hiểu một số thông tin về cây chè dây thì mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Apharma nhé!

Một số thông tin về cây chè dây

1. Đặc điểm và hình ảnh cây chè dây

Cây chè dây còn được gọi là trà dây, thuộc họ cây leo, thân và cành có hình trụ cứng và mảnh, dài khoảng 2 – 3m, thường mọc bám vào cây khác. Lá chè dây mọc kép, so le với nhau, có các tua mọc đối xứng với lá. Lá cây dài khoảng 7 – 10cm, có các răng cưa ở viền.

Lá có màu xanh nhạt ở mặt trên và mặt dưới thì màu xanh sẫm. Khi lá non thì có màu xanh tía và chuyển sang xanh đậm khi lá già. Hoa trà dây mọc thành chùm, có màu trắng, mọc đối diện với lá. Hoa trà dây nở nhiều vào tháng 6 và tháng 7. Quả trà dây rừng có hình trái xoan, mọng nước, khi chín sẽ chuyển sang màu đen, có khoảng 3 – 4 hạt bên trong, thường mọc nhiều vào tháng 9.

Cây chè dây
Hình ảnh và đặc điểm của cây chè dây

2. Địa điểm phân bố và trồng cây chè dây

Chè dây khác với các loại chè còn lại là tự mọc hoang tự nhiên nên không có bất cứ địa chỉ cụ thể nào trồng, chăm sóc loại dược liệu này. Chúng ta có thể tìm thấy cây chè dây mọc hoang nhiều ở các khu vực miền núi Tây Bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình và rải rác ở một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình.

3. Thành phần hoá học của cây chè dây

Có rất nhiều nghiên cứu về thành phần trong cây chè dây. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong cây chè dây có chứa một số hoạt chất có tác dụng giúp hạn chế và giảm lượng axit trong dạ dày, giúp ổn định các chất dịch tồn tại bên trong dạ dày, ngoài ra còn hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.

4. Cách chế biến cây chè dây đúng cách

Các công đoạn để chế biến chè dây đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ, không phải cứ thu hoạch về rồi chặt ngắn phơi khô là có thể thành thuốc mà trải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu ký:

  • Đầu tiên, sau khi thu hoạch dược liệu về thì sẽ lọc và loại bỏ các loại lá già héo, cành héo.
  • Sau đó, tiến hành chặt cây chè dây thành từng khúc dài khoảng 2cm, không được chặt quá ngắn hoặc quá dài.
  • Đem ủ cây chè dây 2 đêm cho chè được lên men tự nhiên giúp tạo phấn chè và phát huy dược tính của chè.
  • Đem phơi chè ngoài trời nắng to, khi chè đã khô 80% thì lấy vào.
  • Sao chè dây trên nhiệt độ vừa phải đến khi chè tỏa hương thơm và thấy xuất hiện màu trắng của phấn chè là được.
Cây chè dây
Cây chè dây sau khi phơi khô

Tính vị của dược liệu

Cây chè dây có tính bình, vị thơm mát, lành tính khi sử dụng hàng ngày, giúp giải nhiệt và giải độc cơ thể hiệu quả. Đặc biệt hơn hết, trong thành phần của cây chè dây hầu như không bất kì tác dụng phụ nào đáng lo ngại.

Tác dụng của cây chè dây

Cây trà dây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng tác dụng chính của vị thuốc là giúp tiêu viêm giải độc, điều trị chứng viêm loét dạ dày, đầy hơi, ăn uống khó tiêu và trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của trà dây:

1. Tiêu diệt vi khuẩn HP

Trà dây có chứa các chất kháng sinh tự nhiên cao nên giúp làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày là vi khuẩn HP.

2. Giúp điều trị và chữa đau dạ dày

Trong chè dây có chứa nhiều hoạt chất Flavonoid và tanin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Khi tannin kết hợp với protein sẽ tạo ra các màng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì vậy axit có trong dạ dày sẽ không tác động làm viêm loét hoặc bào mòn dạ dày được. Vì vậy dược liệu từ cây trà dây giúp chữa đau dạ dày khá hiệu quả.

Cây chè dây
Trà dây chữa đau dạ dày hiệu quả

3. Giúp kháng viêm và chữa lành các vết loét dạ dày

Flavonoid trong cây chè dây có tác dụng giảm viêm tốt đồng thời giúp các vết loét mau lành. Đối với viêm loét dạ dày và tá tràng thì sẽ giúp vết sẹo trong dạ dày mau lành.

4. Trung hòa dịch vị trong dạ dày

Nước trà dây có tác dụng hạn chế lượng dư axit trong dạ dày, giúp giảm đáng kể tình trạng ợ nóng, ợ chua và đau bụng hằng ngày.

5. Điều trị và điều hòa bệnh huyết áp cao

Trà dây giúp làm giảm huyết áp và điều hòa huyết áp về mức ổn định, vì vậy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị huyết áp cao.

6. Giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, nóng trong người, rôm sảy

Cây chè dây có tác dụng giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan nên có thể giúp loại bỏ tình trạng mẩn ngứa mụn nhọt phát sinh do nóng trong.

Cây chè dây
Chè dây giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, rôm sảy

7. Chữa viêm răng và viêm lợi

Chè dây có khả năng giúp kháng viêm hiệu quả nên có thể giảm tình trạng viêm răng lợi hiệu quả.

8. Chữa tình trạng mất ngủ, giúp an thần hiệu quả

Cây chè dây có tác dụng đào thải độc gan và giúp thanh nhiệt cơ thể, giúp cơ thể sảng khoái và giảm căng thẳng vì vậy người bệnh sẽ ngủ sâu và ngon hơn.

Công dụng của trà dây

Chè dây có nhiều công dụng để chữa nhiều loại bệnh nhưng tác dụng chính của vị thuốc này là giúp tiêu viêm giải độc, điều trị chứng viêm loét dạ dày, đầy hơi, ăn uống khó tiêu và bị trào ngược dạ dày. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của vị thuốc này:

  • Giảm ợ hơi, đau rát, ợ chua
  • Hạn chế tình trạng trào ngược trong dạ dày
  • Giúp điều trị tình trạng viêm loét dạ dày
  • Tăng cường chức năng và hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Giúp giải độc hiệu quả trong cơ thể
  • Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ lâu ngày
  • Hỗ trợ điều hòa và ổn định huyết áp, điều trị bệnh huyết áp cao.
Cây chè dây
Chè dây giúp an thần, giảm stress

Đối tượng khuyên dùng cây chè dây để chữa bệnh

  • Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng
  • Người bị mắc chứng trào ngược dạ dày, viêm dạ dày vì nhiễm vi khuẩn HP
  • Người thường xuyên làm việc nhiều, stress, căng thẳng đầu óc
  • Người đang có vấn đề và suy nhược thần kinh, gặp tình trạng mất ngủ .
  • Người thường xuyên mặc tình trạng đầy hơi, ợ nóng và chua
  • Người đang bệnh viêm họng cấp, viêm abidan và mắc bệnh viêm thận.
  • Người đang bị mụn nhọt và viêm răng.
  • Người bình thường vẫn có thể sử dụng chè dây mỗi ngày để tăng sức đề kháng phòng chống lại bệnh tật
  • Hiệu quả khi điều trị bệnh dạ dày của cây chè dây
  • Thời gian qua đã có rất nhiều bệnh nhân dùng cây chè dây để điều trị các bệnh về dạ dày và đạt được những thành tích khá hiệu quả:
  • Một số bệnh nhân sau khi sử dụng dược liệu thì giảm các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng rõ rệt ngay từ những ngày đầu sử dụng.
  • Người đang mắc bệnh thì kiên trì sử dụng chè dây trong 2 tháng thì giảm hẳn các triệu chứng và hiện tượng đau rát, khó chịu.

Cách pha trà dây đơn giản

Chỉ cần sử dụng 60-70 gam/1 ngày, pha với nước nóng bình thường như chè làm nước giải khát uống hàng ngày. Lấy khoảng 30g lá chè bỏ vào ấm, rót một ít nước nóng nước tráng qua bình rồi bỏ nước đầu, sau đó thêm khoảng 600ml nước sôi vào bình và để ủ trà trong khoảng 20 phút cho các chất của trả hòa vào nước là có thể sử dụng được.

Thời gian dùng chè dây có công dụng cao nhất là vào buổi sáng khi bụng đói vì vậy các bạn đang bị viêm dạ dày cần nên lưu ý.

Cây chè dây
Cách pha trà dây khá đơn giản và dễ làm

Kinh nghiệm chọn mua trà dây

  • Nhiều người thường không biết chè dây có phần phấn màu trắng nên nghĩ là do bị mốc, khi phơi khô trà dây thì sẽ xuất hiện các vết trắng này.
  • Chè dây thuộc dạng ngon là loại chè có nhiều phấn trắng trên thân và mang mùi thơm đặc trưng nhẹ. Cần chú ý nếu dược liệu có xuất hiện mùi mốc hoặc không có mùi thơm thì đó là loại dược liệu không chất lượng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây

Với những thành phần có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe thì từ xa xưa, cây chè dây đã là loại thảo dược quan trọng trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp, viêm nhiễm:

  • Bài thuốc điều trị chứng đau dạ dày: Dùng khoảng 30 – 50g dược liệu trà dây pha thành trà hoặc sắc và nấu thành nước uống mỗi ngày. Mỗi đợt điều trị sử dụng từ 15 – 30 ngày.
  • Bài thuốc chữa và phòng bệnh sốt rét: Sử dụng 60g chè dây và hồng bì cùng 12g lá đại bì, 12g rễ cỏ xước, 12g lá tía tô, 12g rễ xoan rừng mỗi vị 12g và 12g vỏ hoặc lá cây vối sắc cùng 400ml nước đến khi cạn thì đem uống. Sử dụng trong vòng 3 ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Bài thuốc chữa đau nhức và tê thấp: Giã nhuyễn một nắm lá chè dây tươi rồi cho vào một mảnh vải sạch và hơ nóng trên lửa. Sau đó đắp trực tiếp bã chè lên các vị trí nhức, đau.
  • Điều trị các vết thương do nhiễm trùng: Dùng 15g trà dây pha cùng với rượu theo tỉ lệ 1:1 để lấy nước uống. Ngoài ra có thể sử dụng lá dược liệu hầm chung với thịt heo nạc để ăn.
  • Điều trị đau thắt bụng trên và tiêu chảy: Sử dụng 50g trà dây tươi cùng 15g gừng tươi sắc cùng với 2 chén nước để sử dụng.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin về cây chè dây và những tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh từ xưa đến này. Dù đây là một dược liệu khá lành tính nhưng khi sử dụng người dùng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống để đảm bảo đạt được hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất.

Để tìm kiếm những thông tin liên quan đến dược liệu từ cây chè dây thì bạn có thể tham khảo trực tiếp trên website nhà thuốc online của Nhà thuốc Apharma.

Trên đây, Apharma đã cung cấp một số thông tin chi tiết về loại thuốc từ cây chè dây và một số thông tin điều trị bệnh của loại dược liệu này. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những sản phẩm thuốc uy tín thì có thể liên hệ với công ty cổ phần dược phẩm Apharma ngay bây giờ nhé.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm kiếm những thông tin y học chính xác về dược liệu từ cây chè dây nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *