Cây cẩu tích là một loại cây mọc dại nhiều ở ven bờ suối, khe núi. Loại dược liệu này được xem rất gần gũi và có giá trị y học cực kỳ lớn với người bệnh.
Cây cẩu tích hay còn được gọi với cái tên lông cu li là một loại thực vật khá gần gũi với người dân Việt Nam. Cũng theo đó mà trong đông y cổ truyền đến nay cũng lưu giữ khá nhiều bài thuốc có thành phần từ cây thuốc này. Tuy nhiên, nhiều người lại thiếu đi những hiểu biết cơ bản về cẩu tích và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vậy, cây cẩu tích là cây gì? Cây cẩu tích chữa bệnh gì hiệu quả nhất? Tất cả mọi thắc mắc bạn đưa ra sẽ được giải đáp với bài viết dưới đây.
Giới thiệu sơ lược về cây cẩu tích
Cây được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau. Một vài trong số chúng là:
- Tên thường gặp: Kim mao cẩu tích, cây lông cu li,..
- Tên gọi trong khoa học: Dicksonia barometz L. Cibotium barometz J. Sm.
Cây được những nhà nghiên cứu thực vật xếp vào họ thực vật Dicksoniaceae hay có tên tiếng việt là Kim Mao.

Mô tả chi tiết cây cẩu tích
1. Đặc điểm sinh thái cây cẩu tích
- Thân cây mềm, phát triển khá lớn khi có thể đạt độ cao từ 2.5m đến tối đa 3m.
- Lá cẩu tích rất lớn cùng với một bộ cuống dài từ 1m đến 2m. Cuống của lá có thể có màu nâu, đặc biệt ở đoạn gốc có thể được phủ một lớp vảy màu vàng và bóng. Phần phiến của của lá có thể đạt chiều dài là 3m, chiều rộng là 60cm đến 80cm. Tùy vào vị trí mọc mà hình dáng của phiến lá sẽ có sự thay đổi.
- Loại cây này khá đặc biệt khi sinh sản với hình thức là túi bào tử. Vị trí của chúng ở mỗi bên của gân và cuống lá. Có màu nâu, 2 miệng túi không đều nhau. Cái ở trong hẹp và thuôn còn cái bên ngoài thì có hình cầu.
- Phần củ cẩu tích có phủ một lớp lông màu vàng nâu. Bề mặt cực kỳ gồ ghề, khúc khuỷu. Kích thước trung bình với chiều dài 4-10cm, rộng 2 đến 5cm. Đoạn rễ khá lá cứng, khó để cắt và bẻ gãy.
2. Bộ phận có thể dùng làm dược liệu
Trong các phần của cây, được đánh giá cao nhất về mặt y học là phần thân và rễ. Tuy nhiên, cần cạo sạch lông trước khi sử dụng.

3. Khu vực phân bố của cây cẩu tích
Trên thế giới nói chung, loại cây này được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau như Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Malaysia, phía nam của Trung Quốc,.. Tại Việt Nam nói riêng, những khu vực gần bờ suối, khe núi thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Nam cũng đều có mặt loại cây này.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Khi đến thời gian thu hoạch, người nông dân sẽ tiến hành nhổ toàn bộ cây lên. Sau đó loại bỏ phần rễ cành lá, chỉ thu lấy phần thân. Phần thu được đem rửa sạch toàn bộ, thái thật mỏng và tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể đem phơi khô hoặc không.
Khi thu được sản phẩm mong muốn. bảo quản chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa sự tấn công từ mối mọt.
5. Thời gian thu hoạch trong năm
Có thể thu hoạch loại cây này vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy vậy, nó được tin là tốt nhất khi vào thời tiết rơi vào mùa thu và đông.
Thành phần dược liệu có trong cây cẩu tích
Những thành phần có trong cây lông cu li mà bạn có thể kể đến là.
- Lamin.
- Tinh dầu.
- Vitamin E.
- Chất màu.
Ngoài ra, theo những nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra rằng trong cây còn chứa rất nhiều những loại chất hóa học có lợi khác với cơ thể con người.

Phương pháp bào chế và sử dụng của cây cẩu tích
Các phương thức này theo đó mà cũng thay đổi dựa trên căn bệnh mà bạn muốn điều trị. Tuy vậy, dễ thấy nhất là sắc với nước uống, lấy nước đó làm viên thuốc. Ngoài ra còn vô vàn những phương pháp khác mà bạn có thể tùy ý lựa chọn.

Vị thuốc, tác dụng và liều lượng sử dụng của cây cẩu tích
1. Tính chất và mùi vị
Tính mát, vị ngọt và hơi đắng. Ngoài ra theo những ghi chép khoa học khác còn chỉ ra rằng vị đắng sẽ có sự thay đổi. Thậm chí, một số nghiên cứu còn nói rằng loại cây này có cả vị cay.
2. Quy kinh
Can thận
3. Tác dụng dược lý của cây thuốc cẩu tích
Theo những ghi chép y học cổ truyền, cây có công dụng bổ sung cân thận, trừ phong thấp ở khớp, bổ sung chức năng của xương và khớp.

4. Liều lượng sử dụng an toàn được khuyến cáo
Con số này có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào căn bệnh cũng như cách thức dùng bạn được chỉ định. Tuy vậy, thông thường sẽ chỉ ở mức là 10-15 gram thành phẩm khô.
5. Độc tính khi sử dụng quá liều
Chưa có nghiên cứu khoa học nào có ghi chép về vấn đề này.
Cây cẩu tích chữa bệnh gì thì hiệu quả nhất?
Có thể nói, loại cây này có tác dụng điều trị rất nhiều những căn bệnh khác nhau. Các vấn đề sức khỏe mà có thể sử dụng cây như một phương pháp điều trị là:
- Suy thận, thận hư, thận yếu.
- Chứng bệnh đau nhức cột sống, xương khớp.
- Chứng khó tiểu, tiểu ra máu.
- Ra khí hư, dịch nhầy ở âm đạo phụ nữ.
- Chứng bệnh bạch đới.

Những lưu ý và kiêng kỵ cần nắm rõ khi sử dụng cây cẩu tích
Điểm đáng chú ý đầu tiên đó là cạo sạch lớp lông mềm phủ lên phần thân và rễ cây. Thứ hai là chú ý kỹ đến liều lượng được khuyên dùng, không tự ý tăng hay giảm liều lượng mà chưa có sự cho phép từ phía y bác sĩ. Ngoài ra cũng cần có sự kiêng kị nhất định một số loại thuốc nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng tương tác thuốc rất nguy hiểm.
Những vị thuốc có thành phần dược liệu từ cây cẩu tích
1. Điều trị chứng đau ngang sống lưng, tiểu quá nhiều, thận yếu
- Cần có: Cây cẩu tích tươi một lượng 16 gram, cây ngưu tất, cây thổ ti tử, cây sơn thù du và cây chưng (lộc giao), cây đỗ trọng mỗi loại 12 gram. Cuối cùng là 16 gram cây thục địa.
- Cách tiến hành: Lấy tất cả nguyên liệu đem rửa sạch. Sau đó đem sắc với nước uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
2. Điều trị chứng phong thấp xương khớp
- Cần có: Một lượng 16 gram cây cẩu tích, 12 gram mỗi loại tỳ giải và chế ô đầu. Ngoài ra còn cần 8 gram dược liệu tô mộc.
- Cách tiến hành: Sao đen các loại dược liệu, tán thành bột. Dùng thành phẩm vừa được nặn thành viên hoàn. Mỗi ngày uống một lượng từ 6-8 gram.
3. Điều trị chứng đau các đoạn khớp nhỏ
- Cần có: Một phần 30 gram cây cẩu tích, 60 gram hỗn hợp gồm độc hoạt, huyết giác và ngưu tất. Ngoài ra còn cần hỗn hợp mạch môn, sinh địa, mộc qua, cốt khí và đan bì mỗi loại 20 gram. Ngoài ra còn tùy thuộc vào căn bệnh mà các loại dược liệu như hà thủ ô, ba kích,… có thể được thêm vào.
- Cách tiến hành: Sắc tất cả dược liệu đã chuẩn bị và tiến hành uống với nước.
4. Khi nào thì nên sử dụng và nơi bán cẩu tích uy tín nhất?
Khi bạn có những vấn đề như thận hư, thận yếu gây nước tiểu bị vàng thì không nên dùng. Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ cũng không nên dùng thuốc vì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Ngoài những lưu ý trên, chất lượng dược liệu cũng chiếm một phần rất quan trọng nếu bạn muốn tận dụng tốt nhất công dụng của nó. Nếu bạn còn khó khăn trong quá trình chọn lựa nơi bán uy tín, nhà thuốc Apharma sẽ là một cái tên uy tín mà bạn không thể bỏ qua. Tại đây, chất lượng thành phẩm cây cẩu tích luôn đảm bảo khi đến tay khách hàng sẽ đạt mức tốt nhất.
Không chỉ vậy, phương thức mua hàng vô cùng tiện lợi với nhà thuốc online giúp bạn dễ dàng mua hàng dù ở bất kỳ nơi đâu trên Việt Nam. Hãy đến với Apharma ngay ngày hôm nay!
Trên đây là toàn bộ những điều mà bạn cần nắm rõ về cây thuốc cẩu tích. Tuy vậy chúng chỉ mang tính chất tham khảo chung, hãy gặp trực tiếp y bác sĩ để hiểu rõ hơn nhé. Apharma rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách!