Cây cà chua là một loại quả thường xuất hiện trong bữa ăn của người Việt Nam. Đây còn được xem như một vị thuốc đông y có tác dụng dược lý rất lớn.
Cà chua là một loại thực vật cực kỳ hữu ích với con người và đã được sử dụng từ rất lâu trước đây. Ứng dụng của nó cũng theo đó mà trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ẩm thực, dược liệu, kinh tế,.. Nhưng đặc biệt nhất không thể không kể đến tác dụng loại cây này trong y dược.
Vậy, cây cà chua có thể làm thuốc không? Có thể chữa được những bệnh gì? Mọi câu trả lời sẽ được Apharma làm rõ ở bài viết dưới đây.
Giới thiệu sơ lược cây cà chua
Ở Việt Nam, cây thường được biết đến nhiều nhất với cái tên “cà chua”. Ngoài ra, trong khoa học cây sẽ được gọi với danh xưng khá xa lạ là Lycopersicon esculentum Mill. Cây được các nhà khoa học nghiên cứu về sinh vật xếp vào họ thực vật Solanaceae (họ Cà).
Mô tả chi tiết đặc điểm của cây cà chua
1. Đặc điểm sinh thái dễ nhận biết
- Thân cây mềm, phát triển cao nhất có thể đạt tới là 1m hoặc thậm chí là nhiều hơn. Bên trong chứa rất nhiều nhựa, bên ngoài thường là màu xanh, được phủ lên một lớp lông mịn.
- Phần lá cây mọc ra từ cành của cây, bao gồm cả cuống trên lá. Mọc và phát triển so le với nhau, thường được xếp dạng như lông chim. Chiều dài từ 10cm đến 40cm. Hình dạng của phiến lá thường là hình trứng hơi dài, trên mép có răng cưa.
- Khi cây phát triển được tầm 50 ngày đến 70 ngày thì sẽ có hoa. Hoa mọc thành chùm ở vị trí là nách lá, đài gồm 5 đến 8 thùy với chiều dài trung bình là 12mm. Hoa có tràng màu cam vàng, dài tối đa 15mm.
- Hoa rụng sẽ cho ra quả. Quả có thể có màu vàng hoặc đỏ. Đặc biệt hiện nay nhờ lai ghép mà có thể sẽ có màu đen. Hình dạng tròn, bên trong chứa rất nhiều hạt và cực kỳ mọng nước. Vị quả thường là chua và hơi ngọt.
2. Bộ phận cây cà chua có thể dùng làm thuốc
Tương tự như với khi nấu ăn, quả của cây cũng có thể được dùng để làm thuốc và được đánh giá là có hiệu quả rất lớn. Ngoài ra lá cây dược liệu cũng có thể mang lại hiệu quả cực kỳ tốt với một số căn bệnh khác.
3. Khu vực phân bố và sinh trưởng thường thấy
Là một loại quả có nguồn gốc ở các nước Mỹ – La tinh, hiện nay cà chua được trồng ở hầu hết mọi nơi. Theo đó, dựa trên đặc tính ưa ẩm và ấm của mình, cây được tìm thấy nhiều tại những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Việt Nam, Indonesia,.. Đặc biệt ở Việt Nam ta, cây phát triển rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc.
4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản của cây cà chua
Thường vào tháng 1 đến tháng 2 là thời điểm thu hoạch tốt nhất của cây cà chua. Khi nhìn thấy quả của cây đã chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm, sờ vào thấy mềm và mọng nước thì người nông dân sẽ tiến hành vặt quả từ cây. Khi thu hoạch về thì rửa sạch bụi bẩn.
5. Đặc điểm nhận biết dược liệu chất lượng
Khi mua, bạn cần chú ý đến những đặc điểm như quả không bị dập nát, mốc hay sâu mọt tấn công. Thứ hai là lựa chọn những quả mọng nước thông qua độ cứng và màu sắc của quả.
Thành phần hóa học có bên trong quả cà chua
Theo các nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra trong loại quả cây dược liệu có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe của con người. Có thể kể tên một số chất như là:
- Lượng lớn nước (90%).
- Protid (0.3%).
- Glucid (4%).
- Lipid (0.3%).
Ngoài ra còn một loạt những chất hữu cơ như oxalic, axit citric malic, vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, fructose, glucose, keto heptose, sucrose,.. Khi quả cà chua chín nẫu còn sản sinh một lượng lớn aminoacid.
Phương thức bào chế thuốc và sử dụng của cây cà chế
Tùy vào căn bệnh bạn muốn điều trị mà cách thức sử dụng sẽ không giống nhau. Phổ biến nhất là nấu cùng với các món ăn khác. Ngoài ra còn có thể ép lấy nước uống.
Vị thuốc, tác dụng, liều lượng dùng của cây cà chua
1. Tính chất và mùi vị
Tính mát, vị ngọt hơi chua.
2. Tác dụng dược lý cây cà chua
Trong nhiều nghiên cứu ở cả đông y và tây y đã chỉ ra, các chất trong cà chua có thể chống lại ung thư như Lycopen. Loại chất này còn giúp bạn làm chậm quá trình oxi hóa diễn ra trên cơ thể, ngăn ngừa các căn bệnh về thần kinh. Thậm chí, loại dược liệu này còn chứa loại chất giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.
3. Liều lượng sử dụng khuyến nghị
Được đánh giá là một loại dược liệu cực kỳ thân thiện với sức khỏe của người dùng, liều lượng sử dụng được đưa ra sẽ không bị hạn chế. Tuy vậy, bạn vẫn không nên sử dụng quá nhiều sẽ rất dễ khiến cơ thể bị ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm hiệu quả.
4. Độc tính khi dùng quá liều lượng
Chưa có ghi nhận về độc tính khi dùng quá liều lượng.
Công dụng của cà chua với sức khỏe của con người
Loại quả này có rất nhiều tác dụng to lớn lên cơ thể người dùng. Có thể kể sơ qua một vài như:
- Nạp năng lượng cho cơ thể người ốm.
- Tái tạo tế bào ngoài da.
- Thanh nhiệt cơ thể.
- Lọc máu.
- Diệt trùng và kháng lại vi khuẩn.
- Giải độc tố.
- Dễ tiểu.
- Thải độc tố.
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Điều trị các bệnh về xương khớp.
- Điều trị chứng mụn nhọt ngoài da.
Ngoài ra, lá của cây thuốc đôi khi còn được dùng để giúp con người xua đuổi được một số loại côn trùng gây hại khác.
Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng cây cà chua
Một số điều bạn cần biết để đảm bảo an toàn cũng như tận dụng tối đa hiệu quả mà cây mang lại:
- Không dùng chung với cà rốt, dưa chuột và khoai tây bởi sẽ gây ra một số phản ứng gây hại cho cơ thể.
- Không uống rượu bia trong quá trình chữa bệnh bằng cà chua. Khi uống sẽ gây ra một số chất hóa học gây khó tiêu, trướng bụng trong ruột, dạ dày.
- Sử dụng dược liệu tránh tình trạng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận.
- Không dùng các dụng cụ bằng chảo gang và nhôm để chế biến cà chua.
- Không ăn trước bữa cơm để tránh hiện tượng đầy bụng.
- Không nấu loại quả này trong khoảng thời gian quá lâu vì thành phần dinh dưỡng sẽ bị mất bớt.
Những bài thuốc dân gian có thành phần từ cây cà chua
1. Bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể
- Cần có: Từ 1 đến 2 quả.
- Cách tiến hành: Sử dụng nước nguội để rửa thật sạch, thái nhỏ thành các lát mỏng. Trộn thêm một ít đường, ăn một lượng vào thời điểm buổi sáng hoặc lúc bụng rỗng. Dùng đều từ 10 đến 15 ngày. Dùng 3 ngày rồi lại tiếp tục liệu trình.
2. Làm đẹp làn da
- Cần có: Một lượng 2 quả cà, 1 quả táo Mỹ, 1 quả chanh, 2 quả chuối tiêu đã chín vàng và cuối cùng là 100 gram cải bắp.
- Cách tiến hành: Rửa sạch cà và bắp cải. Thái thành miếng nhỏ cà chua, táo tây và cải bắp. Sau đó cho vào máy xay lấy nước. Lấy chuối tiêu giã nát, cho với một chút dịch vừa ép được. Cuối cùng cho thêm nước chanh và trộn đều. Chia đều thành nhiều lần uống.
3. Điều trị suy gan mãn tính
- Cần có: Một lượng 250 gram cà chua, 1 lạng thịt bò.
- Cách tiến hành: Rửa sạch bụi bẩn, thái quả cà thành những miếng nhỏ. Phần thịt bò thì thái nhỏ, ướp với một lượng gia vị hợp với khẩu vị của mình. Sau đó xào tất cả nguyên liệu trên lửa to, ăn thường nhật trong bữa ăn. Bài thuốc này sẽ giúp bạn điều trị gan, bổ sung chức năng hệ tiêu hóa, bồi bổ máu,..
4. Điều trị nóng trong dạ dày
- Cần có: Một lượng cà chua và quả táo mèo.
- Cách tiến hành: Ép cà chua để đạt một lượng vừa đủ 150ml và ép táo mèo để đủ 15ml. Uống hỗn hợp thu được từ 2 đến 3 ngày.
5. Điều trị chứng huyết áp cao
- Cần có: Chuẩn bị một kg cà chua, 100 gram đường trắng.
- Cách tiến hành: Ép lượng cà chua đã có, hòa với đường trắng đã có. Đun sôi hỗn hợp trong nước. Để nguội rồi chia thành một vài lần uống trong một ngày.
6. Điều trị bệnh tiểu đường, giữ vóc dáng cơ thể
- Cần có: 150 gram quả cà chua, 15ml nước chanh vắt, 150 gram quả dứa.
- Cách tiến hành: Rửa sạch dứa và cà chua đã chuẩn bị. Để sạch hơn thì có thể chọn ngâm trong nước muối khoảng 10 đến 15 phút. Ép cà chua và dứa lấy nước, trộn với nước chanh ép. Dùng uống vài lần trong một ngày.
7. Phòng ngừa hội chứng hạ đường trong máu
- Cần có: 100 gram quả mướp đắng, 150 gram quả cà chua.
- Cách tiến hành: Rửa sạch mướp đắng và cà chua với nước. Lấy nước thu được chia đều uống vài lần một ngày.
8. Khi nào thì nên sử dụng dược liệu
Hầu hết mọi người đều có thể dùng loại cây này, tuy nhiên nếu đang gặp phải những tình trạng sức khỏe như sau thì nên tránh sử dụng:
- Bị sỏi thận, bị bệnh gout.
- Khi để bụng rỗng.
- Viêm đại tràng, dạ dày cấp và mãn tính.
Nếu sử dụng có khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm những lưu ý này trực tiếp từ phía y bác sĩ.
Nên mua dược liệu cà chua ở đâu thì uy tín?
Nếu để nói đâu là một trong những địa chỉ uy tín nhất mà bạn có thể tìm thì sẽ không thể nào bỏ qua công ty cổ phần dược phẩm Apharma. Tại đây, bạn sẽ không chỉ tìm thấy mọi loại thuốc cũng như dược liệu trên thị trường mà còn có thể mua chúng với mức giá cực kỳ rẻ và chất lượng cực kỳ đảm bảo.
Không chỉ vậy, nhờ vào chính sách nhà thuốc online mới được cung cấp, bạn sẽ còn có thể mua thuốc dù ở bất cứ nơi nào đi chăng nữa mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn ngay Apharma cho mình?
Vừa rồi là mọi điều bạn cần hiểu rõ về cây dược liệu cà chua. Rất mong chúng có thể giúp bạn hiểu hơn về loại thực vật đặc biệt này. Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc.