Cây bướm bạc

Cây Bướm Bạc

Cây bướm bạc là vị thuốc phổ biến trong các bài thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và chữa đau nhức xương khớp. Ở bài viết này, Apharma sẽ lại tiếp tục mang đến cho các bạn thông tin về loại thảo dược quý này. Nếu bạn không biết cây hoa bướm bạc là dược liệu gì? Cách sử dụng hiệu quả như thế nào? thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của nhà thuốc Apharma nhé.

Tên cây thảo dược Cây Bướm Bạc

Cây Bướm Bạc
  • Tên tiếng Việt: Cây hoa bướm, cây bướm chùa, cây bươm bướm, cây hồ điệp, v.v.
  • Tên khoa học (Tên tiếng Anh): Herba Mussaendae pubescentis, thuộc họ Rubiaceae (họ cà phê).

Mô tả cây dược liệu Cây Bướm Bạc

Đặc điểm nhận biết cây Cây Bướm Bạc

Cây bướm bạc là thảo dược thân nhỏ, mọc trườn, thường dài khoảng 1 – 2m.

  • Các cành non của cây bướm bạc được bao phủ bằng lớp lông mịn.
  • Lá bướm bạc thường có kích thước 4 – 9cm về chiều dài và 1.5 – 4.5cm về chiều rộng. Là kiểu lá nguyên mọc đối nhau, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới phủ lông tơ mịn.
  • Hoa mọc thành cụm hoa xim ở đầu cành, màu vàng, phần lá đài phát triển thành từng bản màu trắng.
  • Quả bướm bạc hình cầu, hạt ở trong nhỏ màu đen.

Khu vực sinh trưởng và phân bố

Cây bướm bạc được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc và miền Bắc của nước ta, đặc biệt là tại các tình Tây Bắc. Loại thảo dược này ưa sáng nhưng thích nơi đất ẩm nên thường mọc dại ở vùng đồi núi.

Bộ phận nào của Cây Bướm Bạc dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?

Bộ phận nào của Cây Bướm Bạc dùng làm dược liệu có tác dụng tốt nhất?

Người ta thường sử dụng phần thân, rễ và hoa của cây bướm bạc để làm dược liệu.

Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản

  • Cách thu hái – sơ chế: Tiến hành thu hái phần thân, rễ và hoa rồi đem rửa sạch và có thể dùng tươi hoặc sấy làm dược liệu khô đều được.
  • Cách bảo quản: Dược liệu dạng khô sau khi sơ chế được đóng gói trong túi kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát.

Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế 

Dược liệu tươi nên sử dụng ngay. Còn dược liệu đã được sấy khô có thời hạn sử dụng trên 1 năm nếu trong điều kiện bảo quản tốt.

Mùa thu hoạch trong năm của Cây Bướm Bạc

Người ta có thể tiến hành thu hái phần thân và rễ cây quanh năm. Hoa sẽ được thu hái và độ tháng 6 đến tháng 7 hằng năm.

Thành phần dược liệu Cây Bướm Bạc

Trong cây bướm bạc có chứa thành phần chính là hợp chất của acid hữu cơ và acid amin.

Phương pháp bào chế và sử dụng Cây Bướm Bạc

Tùy vào từng bài thuốc, cây bướm bạc có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác làm thuốc sắc để uống.

Vị thuốc của Cây Bướm Bạc

Tính chất – Mùi vị

Cây Bướm Bạc là dược liệu có tính mát, vị ngọt nhẹ, quy kinh và tâm và thận.

Liều lượng sử dụng an toàn

Liều lượng sử dụng an toàn của cây bướm bạc là 15-30g/ngày.

Độc tính khi dùng quá liều

Bướm bạc không có độc tính. Tuy nhiên người dùng vẫn phải lưu ý sử dụng đúng liều lượng, không được lạm dụng dược liệu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Cây Bướm Bạc

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược Cây Bướm Bạc
  • Điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, làm lành các vết thương như gãy xương, chấn thương,
  • Chữa các bệnh ngoài da như lở loét, mụn nhọt, chốc lở, v.v.
  • Phòng ngừa và trị say nắng, chữa mồ hôi trộm, các triệu chứng ho, hen suyễn, ho có đờm.
  • Thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan.

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng Cây Bướm Bạc hiệu quả

Khi sử dụng cây bướm bạc, cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây:

  • Sử dụng dược liệu đúng liều lượng, không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Người bệnh cần sử dụng đúng cách, kiên trì, vì là dược liệu thiên nhiên nên hiệu quả không thể thấy tức thời, phải kiên trì sử dụng mới cảm nhận được hiệu quả.
  • Không sử dụng thảo dược cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 10 tuổi.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây thảo dược Cây Bướm Bạc

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây bướm bạc

Nguyên liệu: 12-20g rễ bướm bạc, 10-12g lá lốt, 10-12g cỏ xước, 12-16g cành dâu, 8g mã đề.

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu sắc cùng 650ml nước cho đến khi còn 400ml rồi chia làm 2 phần uống trong ngày trước khi ăn. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày.

Bài thuốc giảm sốt, chữa viêm họng do nhiệt

Nguyên liệu: 30g rễ hoặc thân cây bướm bạc, 2g củ rẻ quạt, 10g húng chanh.

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn 300ml rồi chia làm 2 lần uống trong ngày trước khi ăn. Thực hiện trong 3 đến 5 ngày.

Bài thuốc trị ho, viêm amidan cấp

Nguyên liệu: 150g lá và thân cây bướm bạc

Cách thực hiện: Đem sắc nguyên liệu rồi uống ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 3 ngày.

Bài thuốc trị lao nhiệt, nóng trong xương

Chuẩn bị 1 nắm rễ cây bướm bạc rồi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn

Chuẩn bị lá cây bướm bạc, sau đó sơ chế và rửa sạch rồi giã nát, sau đó chắt lấy nước uống.

Bài thuốc chữa say nắng, sốt do phong nhiệt

Nguyên liệu: 12 -16g thân cây bướm bạc, 10 -12g lá cây ngũ trảo, 3 – 5g bạc hà.

Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu sấy khô hoặc sao qua cho khô rồi tán dập và ngâm vào 500ml nước sôi trong 5 đến 10 phút. Chia thành 4 phần thuốc và uống trong ngày. Thực hiện trong 3 ngày.

Bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu khó, ho khan do nhiệt

Nguyên liệu: 12 – 16g thân bướm bạc, 10g mã đề, 10g rễ cỏ tranh, 12g cành và lá cây kim ngân.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 500ml nước đến khi còn 300ml, rồi chia làm 2 phần uống trước khi ăn. Thực hiện đều đặn từ 5 đến 7 ngày.

Bí quyết sử dụng thảo dược hiệu quả nhất kèm chế độ vận động phù hợp tốt cho sức khỏe

Sử dụng thảo dược thiên nhiên là phương pháp chữa bệnh an toàn cũng như có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp khi đã có bệnh còn để phòng bệnh và giúp cơ thể tự sản sinh ra đề kháng, chống lại các tác động xấu thì cách tốt nhất vẫn là luyện tập thể dục, thể thao đều đặn. Chỉ 30 phút vận động mỗi ngày đã mang đến rất nhiều tác động tích cực đối với cơ thể như giúp cơ thể dẻo dai, cân đối, tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Khi nào nên dùng thảo dược Cây Bướm Bạc và sử dụng bao lâu?

Khi nào nên dùng thảo dược Cây Bướm Bạc và sử dụng bao lâu?

Người bình thường sử dụng thảo dược Cây Bướm Bạc có ảnh hưởng gì không?

Cây bướm bạc là thảo dược lành tính, an toàn mà bạn có thể sử dụng như phương pháp để thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, nếu có ý định sử dụng thảo dược Cây Bướm Bạc hay bất cứ thảo dược nào khác, Apharma khuyên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để được tư vấn chi tiết. Không nên tự ý dùng dược liệu. Đặc biệt lưu ý, không sử dụng cây bướm bạc cho trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ đang trong thai kỳ.

Cách lựa chọn nơi bán và sản phẩm chất lượng tốt

Bướm Bạc là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các phòng khám Đông y, các hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc. Tuy nhiên trước tình trạng dược liệu được bày bán tràn lan, lẫn lộn thật giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, người tiêu dùng cần thật sự tỉnh táo để lựa chọn địa chỉ mua thuốc uy tín, tránh mua phải hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh.

Cây Bướm Bạc là dược liệu quý với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thảo dược dù lành tính nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Nhà thuốc online Apharma hy vọng rằng bài viết trên đây đã chia sẻ đến cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích về tác dụng của cây bướm bạc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết về thảo dược có tác dụng tương tự trên website của nhà thuốc trực tuyến Apharma.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *