Cây bứa là loài cây gì? Những đặc điểm đặc trưng của bứa như thế nào? Sử dụng chúng như thế nào cho đúng cách? Nơi nào chuyên cung cấp thảo dược này vừa đảm bảo chất lượng vừa uy tín?
Theo Đông y và Tây y thì cây bứa có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người, vì vậy chúng đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, bên trong những cây bứa rừng vẫn chứa một hàm lượng độc tố nhất định, do đó chúng ta cần phải biết cách sử dụng như thế nào cho hợp lý, và những nơi nào mua và bán loại thảo dược này uy tín.
Nhà thuốc Apharma đã tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết bên dưới bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Apharma chúng tôi tìm hiểu nhé!!!
Cây bứa là loài cây gì?
Cây bứa là loài cây mọc hoang dại trong các cánh rừng và được con người tìm thấy, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng các bác sĩ, thầy thuốc đã tìm ra được những tác dụng ngoài sức mong đợi, vì vậy chúng đã được nhân giống ở rất nhiều nước. Qua từng vùng miền thì chính chúng cũng có những cái tên khác nhau.
- Tên thường gọi (Tiếng Việt): bứa, bứa tròn dài.
- Tên khoa học (Tiếng Anh): Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth.
Mô tả về cây bứa
1. Một số đặc điểm của cây bứa
Cây bứa là loài cây thuộc họ măng cụt, với cây thân gỗ lớn, cho hoa và kết quả. Phần lớn loài cây này được phát hiện trong rừng sâu, nên người ta hay gọi là cây bứa rừng. Đồng thời, những đặc điểm của chúng rất đặc trưng ví dụ như là
- Thân: thân gỗ to cao (khoảng 6-7m, đôi khi có thể lên đến 10-15m), cứng cáp. Cành của chúng thường vuông, xoè ngang và rủ xuống.
- Lá: có dạng hình thuẫn, hơi dài, nhẵn bóng, chóp dài, đuôi nhọn, mép liền mạch không có răng cưa, có nhiều điểm mờ.
- Hoa: hoa đực sẽ mọc thành từng cụm, mỗi cụm có 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, nhị hoa có 20 cái và thường là nhị dạng ngắn. Hoa cái có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi ngả vàng hoặc trắng, bầu hoa có 4 (đôi khi là 6-10) ô, hình cầu, có vòi (ngắn).
- Quả: quả mọng có đài, vỏ quả khá dày, có múi, khi chín có màu vàng, phía trong hơi đỏ ửng chứa khoảng 6-10 hạt. Mùa hoa kết thành quả tháng 3-6.
2. Khu vực sinh trưởng, phân bố của thảo dược
Đây là loài cây phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới như là Nam Châu Phi, Châu Á nhiệt đới, Australia và Polynesia. Các loài bứa chua thì sinh trưởng ở Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Còn các loài bứa ăn được thì phát triển ở các vùng nhiệt đới Châu Á.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Phần lớn vỏ của cây bứa được sử dụng làm thuốc. Còn lá và quả được dùng làm thực phẩm hằng ngày.
Trái bứa vừa được dùng làm thực phẩm, vừa được dùng làm thuốc
4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản cây bứa
Vỏ cây bứa được thu hoạch quanh năm, sau khi được thu hoạch về sẽ được gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và thái nhỏ, phơi khô.
Còn quả thì được thu hoạch khi chín hoặc gần chín, được tách hạt và phơi khô để làm thực phẩm.
5. Cách phân biệt các loại bứa và các thành phẩm tốt
Đối với các thành phẩm đến từ cây bứa thì không nên chọn những sản phẩm bị ẩm mốc, sâu bọ phá hoại, hoặc bị ngâm hóa chất. Đặc biệt bạn nên chú ý những nơi chuyên cung cấp thuốc, dược liệu uy tín và chất lượng, Apharma là một ví dụ điển hình.
Hiện nay, có một số loại bứa được tìm thấy như:
Bứa mọi:
- Mô tả: thân cây gỗ cao 6-10m, phân nhiều nhánh từ gốc, có vỏ màu vàng. Lá thuôn, hình giống như trứng ngược, mũi lá nhọn ở đầu, nguyên đai, dài khoảng 4-10cm, rộng tâm 15- 30mm, cuống lá ngắn. Hoa cũng có màu vàng, hầu như không có cuống, hoa đực xếp thành từng nhóm 3-6; hoa cái đơn. Quả có đường kính 10-20mm, màu tía, hơi dẹp, hạt có 2, có phôi to màu lục.
- Công dụng: quả có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, dùng ăn được. Vỏ hơi chát được người dân dùng ăn với trầu. Người ta thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị tiêu chảy.
Bứa mủ vàng
- Mô tả: Cây có thân gỗ lớn, nhánh non có dạng hình vuông, màu vàng hoặc nâu. Lá có phiến thuôn, to, dài đến 30cm, rộng khoảng 6-8cm, lá có gân phụ nhiều cách nhau khoảng 1cm, và có cuống ngắn. Hoa mọc ra ở nách lá già, rộng gần 1cm, cuống có kích thước 2cm, hoa đực thường có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, cao 8mm, 5 bó nhị hoa, mỗi bó có khoảng 3-5 bao phấn, có nhuỵ lép, hoa cái có số lượng bao hoa như hoa đực, nhị lép, bầu 5 ô. Quả tròn, to cỡ 9cm, có khoảng 1-5 hạt.
- Công dụng:, quả được dùng như quả được dùng để làm thuốc chống bệnh scorbut, điều trị đỉa vào mũi, người ta lấy mủ tươi với liều lượng thích hợp, nhỏ vào trong xoang mũi để đỉa bò ra. 3
Bứa nhà
- Mô tả: cây cao khoảng 10-15m, vỏ có màu đen, phía trong ngả màu vàng. Cành non hình vuông, về sau tròn. Lá dài 8-15cm, rộng 3-4,5cm, thuôn và nhọn ở gốc. Có 1- 5 hoa đực, mọc thành từng chùm ở nách lá, có màu vàng, nhiều nhị, hoa cái không có cuống, thường mọc đơn, nhị xếp thành 4 bó, một bó có 7-12 bao phấn, bầu hoa có 6-10 ô, thường là 8. Quả có kích thước 5cm, đường kính 4cm, hình trứng, có cơm màu đỏ bao quanh hạt. Nở hoa vào tháng 4-5.
- Công dụng: lá và vỏ quả thường dùng để nấu canh chua. Quả chín ăn giúp giải khát. Vỏ thường dùng để điều trị dị ứng, mẩn ngứa và các bệnh ngoài da. Lá giã nát đắp giúp chữa sâu quảng. Đối với búp non nhai ăn chữa bệnh động thai.
Thành phần dược liệu cây bứa
Đối với quả Bứa có acid hữu cơ, vitamin C ( trong 100g có đến 61mg vitamin C). Trong vỏ cây bứa rừng thì có chứa flavonozit. Các acid hữu cơ trong cây bứa không chứa độc tính cho người mà còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu, chống béo phì.
Phương pháp bào chế và sử dụng cây bứa
Kể cả vỏ và quả đều được làm sạch sau khi thu hoạch và phơi khô. Có thể sử dụng chúng dưới dạng sắc nước uống, kết hợp với một số loại thảo dược khác để điều trị bệnh.
Vị thuốc, tác dụng và liều dùng của cây bứa
1. Tính chất – mùi vị
Quả và lá bứa thường có vị chua được dùng để nấu canh. Còn vỏ cây có vị đắng, mát được dùng làm vị thuốc.
2. Tác dụng dược lý của cây bứa
Nước sắc vỏ măng cụt làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh càng da. Ngoài ra, vỏ cây còn có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, làm liền vết thương, giảm cân.
3. Liều lượng sử dụng
Liều dùng thường là 20-30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài thì không có liều lượng chỉ cần giã vỏ tươi đắp. Nhựa của bứa có thể dùng trị bỏng.
4. Độc tính khi quá liều
Tuy bứa có rất nhiều công dụng tốt, nhưng bạn sử dụng quá liều loài cây này vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng loài cây này làm thảo dược trị bệnh.
Công dụng, lợi ích của cây bứa đối với sức khỏe của con người
Một số công dụng điều trị bệnh của cây bứa như là
- Giảm cân
- Bệnh trầm cảm
- Cholesterol
- Bệnh mỡ trong máu
- Bệnh khó trao đổi chất
- Suy nhược cơ thể
- Thèm ăn
- Bỏng
- Dạ dày, tiêu hóa kém
Một số bài thuốc của cây bứa
1. Viêm dạ dày, kém tiêu hóa
Vỏ cây bứa sắc với nước và lấy 50%, hàng ngày uống khoảng 30ml.
2. Bỏng da
Nhựa bứa pha thành tinh dầu, làm thành cao lỏng và bôi lên vết bỏng mỗi ngày 1-2 lần.
3. Loét dạ dày, tá tràng
Sử dụng vỏ cây từ 20-30g ở dạng thuốc sắc.
4. Viêm miệng, bệnh vôi răng
Lấy vỏ cây tươi giã nát và đắp lên vết thương hoặc cao răng.
5. Trị mụn nhọt, sâu quảng, eczema, mẩn ngứa, rút các vết dằm đâm
Lấy vỏ cây tươi giã nát và đắp lên vết thương.
Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hiệu quả
Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng cây bứa rừng làm thuốc, vì do cơ địa mỗi người sẽ có những cách dùng khác nhau, bạn nên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, bạn phải lựa chọn những nơi buôn, bán thảo dược uy tín và đảm bảo chất lượng.
Nơi chuyên cung cấp thuốc, thảo dược tốt
Đến với Nhà thuốc Apharma bạn sẽ được phục vụ rất chu đáo, với đội ngũ tư vấn khách hàng chuyên nghiệp, các dịch vụ và ưu đãi vô cùng hấp dẫn, chúng tôi chắc chắn rằng sẽ làm bạn hài lòng. Đồng thời chúng tôi đã có rất nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành trên toàn đất nước, nhằm giúp các bạn có thể mua thuốc ở bất kỳ đâu thì chúng tôi còn dịch vụ nhà thuốc trực tuyến.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về cây bứa, chúng tôi rất mong chúng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Apharma rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách. Kính chúc quý khách luôn tràn đầy sức khỏe và niềm vui bên gia đình!