Cây bông phấn

Cây bông phấn

Cây bông phấn là gì? Bạn có thể dùng cây bông phấn để trị những bệnh cụ thể nào? Cách để dùng cây bông phấn chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Với những người có thú chơi cây cảnh, chắc hẳn cụm từ “hoa bông phấn” đã không còn là cái tên quá xa lạ nữa. Ngoài vẻ đẹp cùng các màu sắc được biết đến rộng rãi, loại cây này còn có thể chữa được rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau không kém một vị thuốc đông y.

Vậy, cây bông phấn là gì? Tác dụng cụ thể của loại cây này ra sao? Liệu bạn có nên sử dụng loại thuốc này như một phương pháp trị bệnh của mình? Tất cả câu trả lời sẽ được đưa ra ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu cây bông phấn

Cây thuốc này được biết đến với khá nhiều cái tên khác nhau. Dựa trên từng vùng miền cũng như văn bản ghi chép mà có thể kể cụ thể ra như:

  • Tên thường được gọi: Cây sâm ớt, cây hoa phấn, cây phấn hoa,cây ngân chia hoa đầu, thủy phấn tứ hoa, cây phấn đậu hoa,…
  • Tên khoa học (tên tiếng Anh): Mirabilis jalapa.

Cây được các nhà nghiên cứu thực vật xếp vào họ Nyctaginaceae (tiếng Việt gọi là hoa giấy).

Cây bông phấn
Hình ảnh cây bông phấn

Mô tả chi tiết cây bông phấn

1. Đặc điểm sinh thái của cây

  • Cây sâm ớt có kích thước tương đối nhỏ, kích thước khi trưởng thành hoàn toàn đạt tối đa là 70cm. Thân nhỏ, khá mềm và phát triển thành nhiều cành khác nhau. Trên cành và thân có thể nhẵn hoặc phủ lông mỏng. Rễ của cây phát triển thành dạng củ.
  • Lá mọc đơn. Gân lá chia thành 2 phần đối xứng với nhau. Phiến thuôn dài và nhọn. Đầu lá nhọn như hình giáo, gốc lá tù, hình tim. Mép không có dạng răng cưa. Kích thước dài từ 3cm đến 9cm, cuống lá chỉ dài tối đa 3cm.
  • Cây cho ra hoa. Hoa bông phấn mọc thành cụm, mỗi cụm lại có khoảng 3 hoặc 6 bông. Hoa song tính, bao hoa hình cánh. Trông khá đẹp với màu sắc là hồng, trắng, vàng, đỏ.

2. Khu vực phân bố của cây bông phấn

Là một loại cây với sức sống khá mãnh liệt, ta có thể tìm được cây hoa yên chi tại nhiều khu vực khác nhau như Mexico, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,… Đặc biệt, loại cây này được tìm thấy đầu tiên tại khu vực ở Mexico. Tại nước ta, cây xuất hiện phổ biến tại nhà dân và được sử dụng để làm cảnh khá đẹp.

3. Những bộ phận có thể sử dụng làm thuốc

Các bài thuốc sử dụng rễ và lá của cây để làm thành phần. Cá biệt có một vài nơi, toàn bộ cây bông phấn có thể được dùng làm thuốc.

Cây bông phấn
Lá và toàn bộ cây có thể dùng làm thuốc

4. Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản của cây bông phấn

Khi đến thời điểm thích hợp, người nông dân sẽ tiến hành nhổ toàn bộ cây lên. Cắt bỏ bớt lá và rễ cây thừa, rửa thật sạch đất với nước. Cạo bỏ lớp vỏ đen ở bên ngoài đi, cắt phiến thành những đoạn nhỏ. Có thể phơi hoặc sấy khô để kéo dài thời gian sử dụng lâu nhất. Ngoài ra, tẩm với nước gừng rồi đem phơi khô cũng phù hợp để sơ chế cây.

Khi đã thu được thành phẩm, ưu tiên bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Đặc biệt cần tránh thật xa ẩm mốc và mối mọt.

5. Thời gian thu hoạch trong năm

Bạn có thể tiến hành thu hoạch loại cây này trong bất cứ thời điểm nào quanh năm. Tuy nhiên, được xem là hiệu quả và tốt nhất để thu hoạch thì sẽ là mùa thu.

Thành phần dược liệu có trong cây bông phấn

Có nhiều các chất hóa học khác nhau được ghi nhận có bên trong loại cây này. Nhiều nhất trong số này không thể không kể đến chất nhựa tẩy giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn có hại.

Cây bông phấn
Cây có chứa những chất có lợi cho con người

Phương pháp bào chế và sử dụng của cây

Về cách thức bào chế, tùy theo loại bệnh mà sẽ có những cách làm khác nhau như phơi khô hoặc sao đều rồi tán thành bột mịn. Khi sử dụng thì phổ biến nhất vẫn là sắc với nước uống trực tiếp hoặc đơn giản là giã nát rồi đắp lên da. Để hiểu rõ hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ và tránh trường hợp tự ý sử dụng thông qua việc truyền miệng.

Vị thuốc của cây bông phấn

1. Tính chất và mùi vị

Phần củ của cây có vị nhàn nhạt, mùi thoang thoảng và có thể khá buồn nôn. Phần thân và hoa của cây lại có vị cay và hơi mặn.

Cây có vị nhạt

2. Quy kinh

Chưa có ghi chép về vấn đề này.

3. Tác dụng dược lý của cây

  • Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, tán ư, lợi tiểu và hoạt huyết.
Cây có thể chữa được bệnh ho

4. Liều lượng sử dụng an toàn

Hiện không có con số chính xác cho nghiên cứu này. Tuy vậy, tùy từng căn bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ đưa ra một con số không giống nhau.

5. Độc tính khi sử dụng quá liều của cây bông phấn

Chưa có bất kỳ ghi chép về việc này.

Công dụng của cây với sức khỏe của con người

Với cơ thể của con người, cây chữa được những bệnh như viêm đường tiết niệu, kinh nguyệt không đều và viêm đường hô hấp,… Ngoài ra, cây còn có các tác dụng trong đời sống như:

  • Sử dụng lá để xoa bóp, điều trị chứng bệnh sốt cao.
  • Bột chiết xuất từ quả được một số nước sử dụng để làm phấn trang điểm.
  • Rễ và lá của cây dùng để làm thuốc tẩy vi khuẩn, điều trị chứng ngộ độc bên trong đường ruột. Lá của cây còn có thể để cầm máu ở vết thương.
Cây cũng có thể chữa được chứng cảm cúm

Kiêng kỵ và lưu ý cần có khi sử dụng cây bông phấn để đảm bảo an toàn nhất

Tuy cây được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn vẫn cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo tốt nhất hiệu quả:

  • Phụ nữ đang trong thai kỳ không được sử dụng.
  • Không được nhầm với cây thuốc thiên hoa phấn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý sử dụng cây mà nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.

Một số bài thuốc dân gian có thành phần là cây bông phấn

1. Điều trị chứng viêm Amidan

  • Cần có: Một lượng lá tươi của cây hoa phấn.
  • Cách tiến hành: Rửa thật sạch lượng lá đã có. Giã nát và đắp trực tiếp lên vùng bị đau.

2. Điều trị chứng thổ huyết

  • Cần có: Một lượng 120 gram cây hoa phấn.
  • Cách tiến hành: Giã lấy dịch bên trong. Trộn với mật ong, dùng liên tiếp cho đến khi khỏi hoàn toàn.

3. Điều trị chứng viêm nhiễm ở họng

  • Cần có: 12 gram cây cam thảo đất, 12 gram cây kim ngân hoa, 15 gram bồ công anh và cuối cùng là 20 gram bông phấn.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch với nước, sắc để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong vòng 5 ngày đến một tuần.

4. Điều trị chứng chậm kỳ kinh

  • Cần có: 20 gram lá cây móng tay, 20 gram củ nghệ đen, 20 gram hoa phấn, 16 gram ích mẫu và chỉ 1 gram lá cây ngải cứu.
  • Cách tiến hành: Sắc với nước, mỗi ngày lấy một lượng tương đương một thang. Thời gian dùng là trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày.

Khi nào thì nên sử dụng cây bông phấn và mua ở đâu thì uy tín?

Nhìn chung bạn chỉ nên dùng cây khi thực sự có vấn đề sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề như không dùng khi đang mang thai, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây dược liệu. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo kỹ lời khuyên bác sĩ của mình.

Cây bông phấn
Bạn nên mua thành phẩm từ cây ở những địa chỉ uy tín

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý nữa là chất lượng thành phẩm. Nếu bạn vẫn chưa biết mua ở đâu, nhà thuốc Apharma sẽ thực sự là cái tên hoàn hảo dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được đủ mọi loại thuốc đông y và tây y với mức giá cùng chất lượng ưu đãi nhất. Ngoài ra, chính sách giao hàng cũng như hậu mãi của Apharma đảm bảo bạn sẽ có trải nghiệm hoàn hảo nhất.

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần nắm rõ về cây bông phấn. Đây là một loại cây vừa có giá trị làm cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh. Rất mong nó có thể giúp bạn trong quá trình điều trị bệnh của mình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *