Cây bắp cải là một trong những loại rau được sử dụng nhiều trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của gia đình. Không chỉ là nguồn nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon mà bắp cải còn mang lại nguồn dinh dưỡng cao, giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Để tìm hiểu một số tác dụng cụ thể của cây bắp cải thì mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Apharma nhé!
Một số thông tin về cây bắp cải
1. Đặc điểm và hình ảnh của cây bắp cải
Cây bắp cải còn có tên gọi khác là cải bắp, bắp sú. Đây là một loại rau ăn quen thuộc của người dân ta đồng thời được dùng như là một cây thuốc quý nhưng không phải ai cũng biết. Cây cải bắp thuộc loại thân thảo, có thân to và cứng, những lá đã rụng để lại những vết sẹo trên thân.
Lá bắp cải xếp chồng và ốp vào nhau tạo thành đầu, phiến lá có màu lục nhạt. Là ngoài cùng có một lớp sáp mỏng. Những chiếc lá rộng thì có một thuỳ ở ngọn lớn và lượn sóng. Hoa bắp cải thường mọc vào năm thứ hai sau khi trồng. Hoa mọc thành chùm, nhiều ở ngọn và có màu vàng. Mỗi hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa và cao khoảng 1,5-2,5cm với 6 nhị. Bắp cải thường có hai loại là cây bắp cải tím và cây bắp cải xanh.

2. Bộ phận của dược liệu được dùng để làm thuốc
Bộ phận thường được sử dụng của bắp sú là toàn bộ thân của cây nằm trên mặt đất.
3. Địa điểm sống và phân bổ của cây bắp cải
Cây bắp cải thuộc loại rau ôn đới có nguồn gốc ở Địa Trung Hải và được nhập để trồng ở nước ta dùng làm rau ăn chủ yếu. Cải bắp cuốn là loại rau ưa nắng, không chịu được bóng râm nên trong giai đoạn đầu phát triển cần trồng rau ở nơi nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phù hợp để trồng rau là dưới 25 độ C vì nhiệt độ cao sẽ làm rễ rau yếu và ra hoa dị dạng.

Ở Việt Nam, cải bắp được trồng và phân bố nhiều ở miền Bắc vì có một mùa đông với khí hậu lạnh mát. Bên cạnh đó, cải bắp cũng được trồng ở một số vùng Cao Nguyên miền Trung như ở Đà Lạt và một số tỉnh ở Nam Bộ.
4. Thành phần hóa học của cây bắp cải
Trong cải bắp chưa tới 90% là nước, còn lại bao gồm 1,8% protit, 5,48 mg% canxi, 31mg% P, 1,1 mg Fe, 4% gluxit, 1,6% xenluloza, 1,2% tro, 30mg% vitamin C, 0,04mg% vitamin PP, 0,06 mg% vitamin B1, 0,05mg% vitamin B2.
5. Tính vị và tác dụng
Cây bắp cải có vị ngọt đặc trưng, tính mát, có tác dụng nổi bật trong việc bồi dưỡng sức khỏe, trị giun, làm dịu cơn đau, chống hoại huyết, giúp lọc máu và dùng làm chất chống kích thích thần kinh.
Công dụng của cây bắp cải
Bắp cải có tác dụng đặc biệt là trị giun vô cùng tốt. Bên cạnh đó, có thể dùng bắp cải để đắp ngoài giúp tẩy uế và làm liền nhanh các vết thương, giúp giảm sẹo, mụn nhọt và các vết thương có nọc độc, loại thuốc trừ sâu có trong thực phẩm.

Tác dụng của cây bắp cải
1. Điều trị chứng táo bón lâu ngày
Nếu bạn đang mắc chứng táo bón lâu ngày thì hãy bổ sung rau bắp cải vào thực đơn hằng ngày vì trong bắp cải chứa rất nhiều chất xơ và một số chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy bắp cải là một trong các loại thực phẩm giúp điều trị chứng táo bón vô cùng hiệu quả.
2. Điều trị chứng ho kèm theo đờm
Sử dụng 80 – 100g bắp cải nấu cùng nửa lít nước, khi nước sắc lại thì cho thêm mật ong để uống trong ngày. Có thể kết hợp ăn bắp cải sống để tăng hiệu quả điều trị. Nước ép từ cải bắp có tác dụng chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng hiệu quả, bên cạnh đó còn phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da, chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt hiệu quả.

3. Kháng viêm và giảm đau khớp hiệu quả
Bắp cải được xem là vị thuốc không chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau khớp hiệu quả mà còn có thể hỗ trợ và điều trị chứng đau họng do cảm cúm. Vì vậy những bệnh nhân đang bị viêm khớp có thể bổ sung bắp cải vào bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, để ngăn chặn sự viêm họng do bệnh cúm thì có thể ăn nhiều bắp cải hơn.
4. Giúp diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy
Nếu ai hay bị mắc các những bệnh viêm nhiễm ngoài da thì có thể bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày. Trong bắp cải có chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh giúp diệt vi khuẩn và các vết ngứa đáng kể.
5. Phòng tiểu đường và béo phì
Các chất trong bắp cải có tác dụng giúp hạn chế quá trình đồng hóa glucid trong cơ thể và giảm đường huyết hiệu quả, giúp phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp ngăn chặn tình trạng glucid chuyển hóa thành chất béo gây tăng cân, béo phì.
6. Giúp an thần, cải thiện tinh thần
Bắp cải có chứa rất nhiều chất tryptophan giúp làm dịu hoạt động của các dây thần kinh và tăng cường sản xuất hoóc môn hạnh phúc serotonin. Bên cạnh đó, bắp cải còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng selen tác dụng cải thiện cảm xúc của chúng ta.

7. Tăng cường khả năng miễn dịch
Bắp cải là nguồn thực phẩm giàu vitamin C gấp hai lần vitamin C trong cam. Bên cạnh đó, bắp sú còn chứa nhiều chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động trên cơ thể con người như vitamin E và tiền vitamin A giúp bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng của các gốc tự do.
8. Chữa tình trạng viêm loét dạ dày và viêm tá tràng
Nước ép từ bắp cải có tác dụng trong việc làm lành các vết loét và thương khá hiệu quả, nhất điều trị loét ở dạ dày. Vì vậy nếu ai đang bị viêm loét dạ dày tá tràng thì có thể bổ sung thêm nước ép rau bắp cải hằng ngày để cải thiện và điều trị căn bệnh này.
Mỗi ngày nên ép khoảng 1.000ml nước bắp cải sau đó chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 250ml để đạt được hiệu quả mong muốn, có thể thêm ít đường hoặc muối cho dễ uống.
Uống trong vòng 2 tháng để cải thiện tình trạng, nếu sử dụng không có biến chứng gì thì có sử dụng chung với các thuốc chữa dạ dày khác để tăng hiệu quả chữa trị. Vì vậy nên đang gặp tình trạng loét dạ dày, tá tràng thì người bệnh nên sử dụng nửa cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để bệnh tình thuyên giảm.
9. Phòng bệnh ung thư, đặc biệt ung thư vú
Theo các nghiên cứu cho rằng khi sử dụng nhiều loại rau đặc biệt là bắp cải và dưa bắp cải thì có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, điển hình là ung thư vú. Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng bắp cải thì có thể giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

10. Điều trị các bệnh về tim mạch
Cải bắp có tác dụng giúp làm giảm cholesterol trong máu đáng kể từ đó giảm tình trạng vữa xơ mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
11. Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp
Ép bắp cải để lấy nước uống sau đó đắp bã vào chỗ đau nhức để trị các triệu chứng thấp khớp, đau dây thần kinh tọa.
12. Bài thuốc chữa đau nhức tay chân và nổi hạch
Lấy lá bắp cải rồi cán dập và hơ nóng sau đó áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đắp khoảng 3 – 4 miếng lá. Cuối cùng dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
Cách làm nước ép bắp cải đơn giản tại nhà
- Cách 1: Tiến hành bóc từng lá bắp cải kỹ. Chọn cả phần lá xanh bên ngoài và rửa sạch, để ráo. Sau khi bắp cải đã khô thì bắt đầu sơ chế bắp sú bằng cách bổ dọc từng lá theo hướng sống lá. Sau đó bắt một nồi nước sôi trên bếp, cho thêm một ít muối. Khi nước sôi thì chần bắp cải sơ qua với nước sôi, vớt ra để ráo nước. Cho tất cả lá vào cối sạch, giã nhuyền và bỏ vào màn vải để lọc lấy nước. Dùng 1kg bắp cải thì có thể ép được khoảng 500ml nước dùng.
- Cách 2: Bóc bắp cải thành từng lá, lấy luôn cả lá xanh, sau đó rửa nhiều lần qua nước cho sạch, để ráo và bổ dọc từng lá theo hướng sống lá. Rồi chần lá trong nước sôi và vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép để tiến hành ép lấy nước bắp cải và bỏ bã đi. Đối với cách này thì 1kg cải bắp tươi ép sẽ cho nhiều nước hơn, khoảng từ 500-700ml. Nước ép bắp cải sẽ có màu vàng xanh, vị ngọt nhẹ và hơi hắc. Nếu không có sẵn bàn ép thì sau khi chần rau xong cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy nước. Làm theo cách này, 1kg bắp cải sẽ cho lượng nước ít hơn từ 350-500ml.

Cách bảo quản nước ép cây bắp cải đúng cách
Nước ép từ cây bắp cải nếu không có điều kiện bảo quản trong nhiệt độ lạnh thì rất nhanh bị hỏng và thiu vì trong nước bắp cải có chứa nhiều chất sulfua. Vì vậy mỗi lần nấu nước thì chỉ cần nấu trung bình 1000ml rồi sau đó chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần sử dụng từ 200-250ml, có thể uống thay nước.
Nếu khó uống thì có thể pha thêm một ít đường và muối. Để ngon hơn thì có thể uống nóng hoặc uống lạnh tùy theo khẩu vị mỗi người. Mỗi đợt điều trị bằng nước ép bắp cải tối thiểu là 2 tháng kèm theo kết hợp các chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thích hợp. Điều trị bệnh bằng nước ép cải bắp không có tác dụng phụ bất kì nào và có thể kết hợp với các thuốc chữa bệnh đau dạ dày khác cũng được.
Kết luận
Cải bắp cải từ lâu đã được xem là một trong những vị thuốc nam quý trong việc điều trị các loại bệnh. Đặc biệt hơn hết đây còn là loại rau khá quen thuộc và được sử dụng rộng rãi ở khắp các gia đình.
Để tìm kiếm những thông tin liên quan đến dược liệu từ cây bắp cải thì khách hàng có thể tham khảo trực tiếp trên website nhà thuốc online của Nhà thuốc Apharma. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những sản phẩm thuốc uy tín thì có thể liên hệ với công ty cổ phần dược phẩm Apharma ngay bây giờ nhé.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về cây bắp cải và các vị thuốc được làm từ loại dược liệu này nhé!