Bạch thược

Bạch thược

Hiện nay, cùng với Tây Y, Đông Y đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành xu hướng chữa bệnh an toàn và hiệu quả trong Y học. Việt Nam ta là một đất nước có nguồn dược liệu vô cùng phong phú với hơn 3000 cây có tác dụng làm thuốc. Trong số đó, Cây Bạch Thược được xem như một vị thuốc quý, có tác dụng giảm đau nhức đặc biệt là xương khớp, nhuận tràng hiệu quả. Bài viết dưới đây là những thông tin bổ ích của nhà thuốc Apharma đã tìm hiểu về Cây Bạch Thược, hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu thảo dược Bạch Thược

Cây Bạch Thược có tên khoa học là Paeonia Lactiflora Pall, thuộc họ thực vật Mao lương (Ranunculaceae). 

Trong dân gian, Bạch thược còn có tên gọi quen thuộc là mẫu đơn trắng, kim bạch thược hay thược dược. 

Trong Đông y, Bạch thược là vị thuốc làm từ rễ đã sấy khô của Cây bạch thược

Dưới đây là hình ảnh cây Bạch thược

Bạch thược

2. Đặc điểm của cây Bạch thược

Chúng ta có thể nhận biết cây Bạch thược thông qua các đặc điểm hình thái sau:

  • Bạch thược hay thược dược là một loại cây sống lâu năm, chiều cao của cây rơi vào khoảng 50 đến 100cm, cây mọc thẳng thân không có lông, rễ củ, to. 
  • Lá cây phân thành nhiều thùy, thường từ 3 – 7 thùy, lá hình trứng dài từ 8-12cm, độ rộng của lá khoảng 2-4cm, mép lá nguyên, phía cuống lá hơi hồng. 
  • Hoa thường rất to là mọc đơn lẻ, cánh hoa màu trắng.

Đặc điểm của cây Bạch thược

 

Cho đến hiện nay, khí hậu nước ta vẫn chưa trồng rộng rãi (Chỉ có khu vực Sapa tại tỉnh Lào Cai trồng thí điểm năm 1960) được Thược dược, vì vậy đa số dược liệu này nhập từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các loại cây trồng có củ to hơn, tại các tỉnh như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, … củ hoang mọc trong rừng, dưới các cây bụi, hoặc cây tán lớn.

Rễ củ của Bạch thược là bộ phận có nhiều tính năng dược dụng nhất, và được sử dụng trong các bài thuốc và vị thuốc dân gian. 

Rễ củ của Bạch thược

Rễ củ sẽ được thu hoạch sau 4 năm kể từ ngày trồng. Các tháng thuận lợi vào tháng cuối Thu và đầu Đông là tầm từ tháng 8 tới tháng 10. Sơ chế bằng cách cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo sạch và bỏ lớp vỏ ngoài, đồ trên bếp cho chín, tùy vào kích thước rễ mà quyết định thời gian đồ sao cho phù hợp, sau đó rửa lại rồi cho vào máy sấy hay phơi khô.

Bạch thược thường ít giả mạo, nhưng quy trình chế biến sai cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thành phẩm tốt thường có lát thẳng, không nứt hay cong queo, trắng hơi ngả vàng.

Theo kinh nghiệm được truyền lại, Mùa thu hoạch tốt nhất Bạch thược là vào vào các tháng 8,9,10.

3. Thành phần của Bạch Thược

Bạch thược có thành phần hóa học bao gồm phần nhiều tinh bột, tanin, ngoài ra có cả canxi oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và một ít chất béo. Định lượng dược liệu Bạch thường tỷ lệ acid Benzoic rơi vào khoảng 1,07%

4. Phương pháp bào chế và sử dụng Bạch thược

Theo các nguồn tài liệu Đông y, Bạch thược có các cách bào chế sau:

  • Cách bào chế của Tứ xuyên: 
  • Cho Rễ Bạch thược vào một nồi to, đổ đầy nước sôi sao cho ngập hết rễ. Với các loại rễ to đun tầm 10-15 phút cho đến khi rễ có mùi thơm, bớt vị đắng.
  • Sau khi luộc xong vớt ra và ngay cho vào nước nguội để dễ bóc vỏ. 
  • Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài tầm 10-13cm rồi đem đi phơi (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Cách bào chế của Sơn Đông: 
  • Cạo vỏ ngoài bằng dao tre cho thật trắng.
  • Cạo xong, ngâm Rễ Bạch thược ngập trong nước giếng tầm 12h
  • Luộc rễ, chú ý ngâm và luộc ta phải làm trong ngày. ( theo Danh Từ Dược Vị Đông Y).
  • Luộc xong ta trải ra chiếu phơi ngay, cứ cách 5-10 phút đảo 1 lần sau, 1-2h lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi. Phơi liên tục trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ, cho đến khi gõ lên rễ nghe tiếng kêu thanh thanh

Sau khi đã phơi xong, ta có thể dùng Bạch thược. Thảo dược Bạch thược thường dùng chung với các loại thuốc khác thành bài thuốc, liều dùng an toàn của Bạch thược rơi vào khoảng từ 6 – 12g và dùng dưới dạng thuốc sắc

5. Vị thuốc Bạch thược dùng trong Đông y

Vị thuốc Bạch thược có:

  • Tính vị: Vị đắng, tính chua hàn, 
  • quy kinh: vào các kinh can, tỳ và phế, 

Như đã đề cập ở trên, liều dùng hiệu dụng của dược liệu này thường rơi vào từ 6-12g.  Ở liều bình thường cho đến nay chưa có báo cáo nào ghi nhận độc tính của Bạch thược

6. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe của Bạch thược

Bạch thược  là một loại thuốc quý, có công dụng chính là nhuận gan, dưỡng huyết, liễm âm và lợi tiểu, dùng chữa các chứng đau bụng, tả lỵ, thống kinh, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.

Ngoài ra Bạch thược còn có tác dụng giảm đau trong đau nhức đầu, tay chân vai gáy mỏi, phụ nữ bế kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.

Một số báo cáo cho rằng nước sắc Bạch thược có tác dụng kháng sinh với các loại vi trùng lỵ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch cầu (Lưu Quốc Thanh – 1950, Từ Trọng Lữ – 1947).

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe của Bạch thược

Công dụng, lợi ích cho sức khỏe của Bạch thược

7. Các điều kiêng kị và bí quyết sử dụng hiệu quả thảo dược Bạch thược

Vì là vị thuốc có tính hàn nên không được phối hợp với các vị thuốc mang tính hàn khác. Ngoài ra không sử dụng Bạch thược trong các trường hợp sau

  • Huyết hư hàn.
  • Sợ thạch hộc, ghét tiêu thạch, mang tiêu, miết giáp, phản lê lô, tiểu kế
  • Đầy trướng không tiêu, tỳ khí hàn
  • Mụn đậu 
  • Hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu, tỳ khí hư hàn
  • Vị hàn, ngực đầy
  • Tiêu chảy và bụng đau do hàn tà, trường vị hư lạnh.

Để sử dụng Bạch thược tốt hơn, nên sử dụng chung với các vị thuốc có tính ôn hoặc nhiệt, có vị ngọt cay tốt hơn để thuốc quy vào các kinh tỳ, kinh phế tốt hơn. 

8. Các bài thuốc dân gian quý từ thảo dược Bạch thược

8.1) Bài thuốc chữa đau đầu gối, không co duỗi được hai chân, đau bụng lỵ

  • Nguyên liệu:  Cam thảo 4g, Bạch thược 8g, 
  • Hướng dẫn cách làm: Sắc các vị thuốc với nước, nước từ 300ml cô còn 100ml
  • Liều dùng: 1 lần sắc uống 2 lần/ ngày

8.2) Bài thuốc Quế chi gia linh truật (Trương Trọng Cảnh)

  • Nguyên liệu: Quế chi 6g, Bạch thược 6g, Đại táo 6g, Sinh khương 6g, Phục linh 6g, Bạch truật 6g, Cam thảo 4g
  • Hướng dẫn cách làm: Sắc các vị thuốc với nước
  • Liều dùng: 1 lần sắc uống 3 lần/ ngày

8.3) Bài thuốc trị sỏi thận

  • Nguyên liệu: Bạch thược 10g, sinh địa 12g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa đằng 18g, kê nội kim 6g, cam thảo và quảng mộc hương mỗi vị 5g, hổ phách mạt 3g
  • Hướng dẫn cách làm:
  • Cho các vị thuốc trừ hổ phách mạt vào nồi sắc cùng nước để sắc. 
  • Sau đó cho thêm quảng mộc hương sắc tiếp đến khi nước còn khoảng 200ml nước.
  • Cho thêm hổ phách mạt vào khuấy đều 
  • Liều dùng: uống 2 lần/ ngày, mỗi ngày 1 thang.

9. Chế độ vận động phù hợp tốt cho bệnh nhân dùng cây Bạch Thược chữa bệnh đau nhức xương khớp

Các bệnh nhân mắc bệnh đau nhức xương khớp, đang dùng thảo dược Bạch thược để điều trị, bên cạnh dùng thuốc cần phải chú ý chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ để tình trạng bệnh nhanh cải thiện

  • Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm như: Trái cây và rau xanh chứa nhiều chất khoáng và vitamin, Thực phẩm chứa axit béo Omega-3, sữa và ngũ cốc, sẽ làm giảm tình trạng sưng, viêm, giảm độ oxy hóa xương làm xương chắc khỏe
  • rèn luyện các môn thể dục thể thao phù hợp: như chạy bộ nhẹ nhàng, tập yoga,…

Chế độ vận động

10. Thảo dược Bạch thược được dùng khi nào và mua ở đâu?

Thảo dược Bạch thược là vị thuốc đông y có tác dụng giảm đau hiệu quả, đặc biệt đau nhức xương khớp. Với các giá trị dược dụng đa dạng trong y học, Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, luôn phải hỏi ý kiến, thăm khám và lắng nghe ý kiến từ Bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn trong sử dụng.

Ngày nay, khi thị trường Dược liệu đang phát triển, hiện tượng làm giả các vị thuốc, tạo các vị thuốc chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất hiện rất nhiều. Để mua được thảo dược Bạch thược chất lượng tốt,  người mua nên chọn những nhà thuốc lớn hay địa chỉ có uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, sản phẩm có bao bì ghi chú rõ ràng nhà sản xuất, nguồn gốc,..

Thảo dược Bạch thược được dùng khi nào và mua ở đâu?

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Apharma về Bạch thược, thảo dược có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả, Apharma hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho các bạn. 

Nhà thuốc online Apharma là một nơi uy tín đáng tin cậy để bạn lựa chọn các dịch vụ mua thuốc online và trực tiếp tại tiệm thuốc, với giá cả phù hợp và chất lượng cao. Nhà thuốc Apharma thuộc công ty cp dược phẩm Apharma luôn hân hạnh phục vụ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *