Cây bạc thau

cây bạc thau

Cây bạc thau hay được gọi là thảo bạc được xem là một loại thảo dược quý được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền từ xưa. Loại dược liệu này thường được dùng để thanh giải nhiệt, giúp nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, điều hòa kinh nguyệt. Tùy vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người dùng mà có thể điều chỉnh cách sử dụng cây bạc thau theo liều lượng sao cho phù hợp.

Để có thể hiểu rõ hơn về các đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng dược liệu từ cây bạc thau sao cho đúng cách thì mời mọi người hãy cùng tham khảo một số thông tin thông qua bài viết sau đây của Apharma nhé.

Tìm hiểu về cây bạc thau

1. Một số thông tin về cây bạc thau

Cây bạc thau còn có tên gọi khác là bạc sau, cây bạch hoa đằng, chấp miên hay thảo bạc, lú lớn, bạch hạc đằng, thau bạc, mộ bạc, bạch hoa đằng và tên khoa học là Argyreia acuta Lour, thuộc chi Convolvulaceae, là loại cây thân thảo thuộc họ khoai lang hay bìm bịp.

cây bạc thau
Cây bạc thau

Bộ phận dùng để chế biến thành dược liệu là lá cây, thân và rễ. Thuốc được chiết xuất từ cây bạc thau khá đắng nhưng có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe, giúp  ăn ngon, dễ tiêu và giúp điều hòa kinh nguyệt. 

2. Hình ảnh của cây bạc thau

Cây bạc thau có những đặc điểm nổi bật dễ dàng nhận thấy sau đây:

  • Cây bạc thau thuộc loại cây dây leo, phát triển bằng hình thức bò hoặc cuốn, thân có các lông tơ nhỏ màu trắng bạc và vỏ thân nổi bật với màu nâu. Lá cây bạc thau dạng nguyên, mọc so le với nhau, các phiến lá thường có hình trái xoan hoặc bầu dục.
  • Lá có đầu nhọn dài khoảng 5 – 11cm và rộng khoảng 5 – 8 cm, mặt trên nhẵn có màu xanh thẫm và mặt dưới nhiều lông tơ màu ánh bạc.  Cuống lá cũng có các lông mịn xen kẽ màu trắng nhạt, dài khoảng 1,5 – 6 cm. 
  • Hoa của cây bạc sau mọc thành từng cụm,  mỗi cụm hoa có hình tán, mọc xen kẽ ở các lá đầu cành, đài hoa có hình chén với lông màu ánh bạc, có hoa thì màu trắng với mặt trong hoa cũng có lông mịn.
  • Quả cây bạc thau mọng, có màu đỏ khi chín, hình dạng hình cầu, với đường kính 8mm được bao bọc bởi những lá dài. Quả ở trong cũng có màu đỏ, chứa từ 2 – 4 hạt màu nâu.

3. Địa điểm phân bố và cách thu hoạch cây bạc thau

cây bạc thau
Cây bạc thau thường mọc dại nhiều nơi

Cây bạc thau thường mọc dại nhiều ở các tỉnh phía Bắc và ở các bờ bụi, nhiều nhất là ở vùng đồi núi đá vôi. Dược liệu được thu hoạch quanh năm và có thể được dùng tươi hoặc phơi khô để bảo quản. Người ta thường dùng lá và cành để làm thuốc.

4. Công dụng và liều dùng quy định của vị thuốc bạc thau

Vị thuốc bạc thau thường được dùng tươi, sau đó giã nát rồi đắp lên những nơi bị gãy xương, mụn nhọt viêm, giúp vết thương hút mủ mau chóng lên da non. Có thể dùng cây bạc thau khô để chữa ho, điều kinh, thông tiểu. Liều dùng quy định là từ  6 đến 12g đối với dược liệu khô còn dược liệu dùng ngoài tươi thì không kể liều lượng.

5. Thành phần hóa học của dược liệu

Hiện nay, vẫn chưa thấy có nghiên cứu rõ ràng về các thành phần hóa học có trong dược liệu từ cây bạc thau.

6. Bảo quản dược liệu đùng cách

Cần bảo quản dược liệu tử cây bạc thau ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Vị thuốc từ thảo dược bạc thau

Thông thường, chỉ có lá bạc thau mới được dùng để làm thuốc vì có những đặc điểm  như sau:

1. Tính vị

Thuốc có vị đắng, hơi cay, hơi chua, tính hàn.

2. Tác dụng của cây bạc thau

Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm các cơn ho lâu ngày. 

3. Chủ trị

Người đang chữa trị hoặc mắc các bệnh như bí tiểu tiện, tiểu ít hoặc tiểu buốt, lở ngứa, mụn nhọt, ho, sốt rét, viêm phế quản cấp và mãn tính. 

Công dụng của cây bạc thau trong việc chữa bệnh

  • Cây bạc thau được dùng chữa các hiện tượng rong kinh, rong huyết, bị chấn thương, bong gân, gãy xương.
  • Dùng  làm thuốc trị ho lâu ngày, chữa sa tử cung, ho nóng, ho suyễn.
  • Được dùng làm thuốc trị các vết thương do ngã dẫn đến tổn thương.
  • Giúp dễ dàng tiểu tiện, nhuận tràng
  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạc thau

Cây bạc thau được ứng dụng trong rất nhiều loại thuốc chữa các bệnh. Vậy cây bạc thau chữa bệnh gì và bài thuốc chữa bệnh như thế nào? Để tìm hiểu thì mời bạn đọc cùng theo dõi ngay các mục sau đây

1. Bài thuốc chữa hiện tượng rong kinh, rong huyết

thảo dược bạc thau chữa hiện tượng rong kinh, rong huyết
  • Chữa khí hư, chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chuẩn bị 10g lá bạc thau, rễ xích đồng nam, vỏ thân mía tía, rễ cỏ tranh cùng 8g rễ móc diều, có hàn the,  lá huyết dụ. Đem tất cả phơi khô, rồi sắc uống mỗi ngày.
  • Chữa hiện tượng rong kinh, rong huyết: Chuẩn bị 30 – 40g lá bạc thau tươi, sau đó rửa sạch rồi tiến hành giã nát và thêm ít nước sôi. Cuối cùng dùng phần nước thuốc để uống dần.
  • Chữa hiện tượng bị băng huyết: Chuẩn bị 10g lá bạc thau, cùng 16g ngổ trâu, sao vàng. Đem các nguyên liệu sắc uống. Chú ý cần uống liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để bệnh tình thuyên giảm và có tiến triển hiệu quả.
  • Chữa hiện tượng ra nhiều khí hư: Chuẩn bị 30g lá bạc thau, lá bấn, sau đó giã vắt lấy nước cốt rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị bệnh bạch đới

cây bạc thau
cây bạc thau điều trị bệnh bạch đới

Dùng 30 – 40g lá Bạc thau và 30 – 40g lá Mò rồi rửa sạch cùng với nước muối. Sau đó đem cả hai vị thuốc nấu cùng với 1 lít nước lọc. Đem thuốc lên bếp rồi sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc sắc lại còn khoảng 400ml. Trước khi dùng thì  để nguội và tiến hành chắt lấy phần nước thuốc để dùng. Nên uống thuốc khi thuốc còn ấm và uống thành 2 – 3 lần mỗi ngày. Nên uống liều lượng mỗi thang một ngày. 

3. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị mụn viêm, mụn nhọt, sưng đỏ

Chuẩn bị lá dược liệu tươi rồi đem rửa sạch cùng với nước muối. Sau đó cho vào cối và tiến hành giã nát để dễ sử dụng. Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị thì tiến hành đắp thuốc lên những vùng đang bị mụn nhọt, sưng đỏ và để thuốc khô tự nhiên.

cây bạc thau
cây bạc thau điều trị mụn viêm, mụn nhọt, sưng đỏ

Để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng thì nên dùng thêm băng gạc để băng cố định lại. Áp dụng thoa thuốc 1 – 2 lần/ngày và liên tục trong 5 ngày để thấy những vết thương giảm sưng tấy, viêm nhiễm đáng kể.

4. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị ghẻ lở, rôm sảy, nổi mẩn đỏ và ngứa

Cần rửa sạch lá dược liệu cùng với nước muối, sau đó cho dược liệu vào nồi đun cùng 3 lít nước. Cần đun thuốc trong vòng 10 phút. Trước khi sử dụng thì để nguội bớt hoặc hòa với một lượng nước lạnh vừa đủ giúp thuốc nguội bớt dễ sử dụng. Dùng nước này để tắm rửa 1 lần/ngày, nên tắm liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy hiện tượng ghẻ lở, rôm sảy và các nốt đỏ, mẩn ngứa thuyên giảm.

cây bạc thau điều trị ghẻ lở, rôm sảy, nổi mẩn đỏ và ngứa

5. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị các vết thương nặng có xuất hiện chảy nước vàng

Dùng lá dược liệu tươi rửa sạch với nước muối rồi cho vào cối và giã nát. Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ thì tiến hành đắp thuốc lên những chỗ đang bị mụn nhọt, sưng tấy rồi để thuốc khô tự nhiên. Có thể dùng băng gạc để băng bảo vệ vết thương lại. Bôi mỗi ngày  1 – 2 lần và sử dụng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. Cách khách đơn giản hơn là có thể dùng lá dược liệu phơi khô rồi tán thành bột mịn và rắc vào những vùng da đang cần điều trị.

6. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị chứng ho lâu ngày, ho khan

Dùng 20 – 30g  dược liệu tươi cùng 5 – 10g  bạc hà và 15 – 20g bướm bạc, sau đó đi sạch cùng với nước muối và cho vào nồi cùng 1 lít nước lọc. Tiến hành sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc sắc lại còn 400ml. Trước khi dùng thì để nguội bớt và chắt lấy phần nước để uống. Uống thuốc ngay khi còn nóng và uống  2 – 3 lần uống mỗi ngày.

7. Bài thuốc từ cây bạc thau giúp dễ đi tiểu

Dùng 15g dược liệu tươi rồi đi rửa sạch với nước muối, sau đó cho dược liệu vào đun sôi cùng 300ml nước đến khi dược liệu cạn thì có thể dụng để thay trà uống hàng ngày.

8. Bài thuốc từ cây bạc thau giúp điều trị khí hư, bạch đới

Dùng 20g dược liệu tươi cùng 20g mò hoa trắng đem đi rửa sạch. Sau đó cho tất cả vị thuốc vào đun cùng với 800 lít nước lọc. Đun thuốc với lửa nhỏ trong vòng 30 phút  đến khi lượng nước thuốc sắc lại còn 300ml. Trước khi dùng thì để nguội bớt rồi chắt lấy phần nước thuốc. Sử dụng 2 lần uống trong ngày để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

9. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị triệu chứng băng huyết

Chuẩn bị 10g lá dược liệu cây bạc thau sau khi đã phơi khô cùng 16g ngổ đất và mang đi rửa sạch. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600 lít nước lọc. Tiến hành sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi sắc lại còn 200ml.

Trước khi sử dụng thì để  nguội bớt rồi chắt lấy phần nước thuốc. Người uống nên chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày, mỗi lần sử dụng 1 thang/ngày và liên tục trong vòng 7 ngày. Cách khác có thể dùng 30g lá tươi rồi rửa sạch cùng với nước muối, sau đó cho vào cối và giã nát.

Bỏ hỗn hợp vào ray hoặc vải mùng để chắt lấy nước bỏ đi xác. Sau đó uống thuốc ngay khi sau khi chắt và nên sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có tiến triển.

10. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị các vết thương sưng tấy

cây bạc thau điều trị các vết thương sưng tấy

Dùng 10g lá dược liệu và 10g lá quýt rừng rửa sạch và đem sắc cùng với 400ml nước lọc. Sau đó chắt lấy lượng nước cần dùng thuốc và uống ngay khi thuốc còn nóng.

Cách khác có thể dùng 30g dược liệu, lá dây rừng và hoàng lực rửa sạch rồi cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn rồi để vào chảo đảo nóng. Sau khi tiến hành vệ sinh da sạch sẽ thì đắp thuốc vào những vị trí đang bị thương và  sưng tấy. Người dùng nên sử dụng 1 lần/ngày để vết thương mau chóng hồi phục.

11. Bài thuốc từ cây bạc thau điều trị các vết lở nghiêm trọng và mụn nhọt

Dùng 30g dược liệu,  hoàng lực cùng lá trầu không đem rửa sạch cùng với nước muối. Sau đó cho tất cả vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn để dễ sử dụng. Rồi cho thuốc lên chảo và đảo nóng. Sau khi vệ sinh vết thương sạch sẽ thì đắp thuốc vào và dùng gạc cùng băng cố định lại. Nên thoa 1 lần/ngày để giúp vết thương mau lành, và không còn bị ra nước vàng.

Một số lưu ý cần chú ý khi sử dụng dược liệu từ cây bạc thau

  • Sau khi rửa sạch dược liệu cùng với nước muối để sử dụng thì cần lưu ý để tránh tình trạng nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn dẫn đến vết thương trầm trọng thêm,  đặc biệt là vết thương đang hở.
  • Khi giã dược liệu tươi để làm thuốc uống thì cần lưu ý rửa thật sạch để đảm bảo không dính bụi bẩn trong thuốc.
  • Thông tin về cây bạc thau và những bài thuốc chữa bệnh mà bài viết đưa ra chỉ là những thông tin tham khảo. Trước khi sử dụng các bài thuốc vào quá trình điều trị, thì người bệnh cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc chữa bệnh của mình. 

Kết luận:

Trên đây là một số thông tin về cây bạc thau và tác dụng cũng như cách sử dụng của nó. Bạc thau từ xưa đã được xem là vị thuốc nam quý đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho người bệnh. Tuy nhiên vì là cây thuốc nam nên hiệu quả điều trị của vị thuốc bạc thau có phần chậm hơn so với thuốc tây do đó khi sử dụng người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài để có kết quả khả quan nhất. 

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm kỹ hơn về các thông tin liên quan đến cây bạc thau và các vị thuốc của nó thì có thể truy cập vào website của Apharma để tham khảo một số thông tin bổ ích nhé. Nhà thuốc Apharma không chỉ là địa chỉ cung cấp thuốc uy tín và chất lượng mà còn có các dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tình và nhanh chóng qua kênh nhà thuốc online.

Nếu bạn muốn đặt mua những sản phẩm thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng thì có thể liên hệ trực tiếp đến công ty cổ phần dược phẩm Apharma hoặc website nhà thuốc online Apharma nhé

Hi vọng với bài viết mà Apharma đã cung cấp ở trên thì mọi người đã có những thông tin chính xác về loại thảo dược và các vị thuốc từ bạc thau rồi nhé!

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *