Cao huyết áp thường được giới y khoa ví như kẻ giết người thầm lặng. Bởi gần như toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh diễn ra trong âm thầm và không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc cao huyết áp, điều đó có nghĩa là cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị bệnh. Hôm nay, hãy cùng Apharma tìm hiểu thông tin cũng như cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp nhé!
Bạn biết gì về bệnh lý cao huyết áp?
Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính gây ra do áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng sẽ vô hình chung gây ra nhiều áp lực cho tim và cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: suy tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Nói về cao huyết áp, thường được chia thành những dạng như sau
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): 90% người bị cao huyết áp thường là bị loại này, không có nguyên nhân rõ ràng.
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp có khởi nguồn là bệnh khác): Thường cao huyết áp bị gây ra do các bệnh liên quan đến thận, động mạch, bệnh van tim hoặc một số bệnh liên quan nội tiết;
- Tăng huyết áp khi mang thai, gồm hai loại là tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cao huyết áp trong giai đoạn vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của cả mẹ và con.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
- Huyết áp được dựa trên hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương như vậy khi tăng huyết áp hai chỉ số này lần lượt là:
- Huyết áp tâm thu (trong giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Giá trị của chỉ số này cao hơn dòng máu trong động mạch đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (trong giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Giá trị của chỉ số này thấp hơn dòng màu trong động mạch. Nguyên nhân chính là bởi mạch máu lúc này không chịu áp lực tống máu từ tim.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ dẫn của các tổ chức y khoa thế giới đã đưa ra những con số cụ thể nhằm giải thích cho bệnh nhân về thế nào là huyết áp cao. Theo hướng dẫn mới nhất của ESC năm 2018, huyết áp được phân thành nhiều loại tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Khi huyết áp của người bệnh ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Những đối tượng nào dễ bị bệnh cao huyết áp “tấn công” nhất?
Bệnh tăng huyết áp có thể tấn công bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào mà không hề báo trước. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng nên đặc biệt lưu ý như:
- Tuổi: Người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh cao huyết áp thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị căn bệnh này tấn công.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng là một trong những chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho các mô. Một khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên vô hình chung cũng khiến áp lực động mạch tăng theo.
- Không vận động thường xuyên: Những người ít vận động thường có nhịp tim cao hơn người bình thường. Khi nhịp tim càng cao, nghĩa là chúng phải hoạt động nhiều hơn. Với mỗi cơn có thắt, lực tác động lên động mạch càng hơn khiến huyết áp tăng theo.
- Hút thuốc lá, uống bia rượu: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà nó còn là nguyên nhân phá hủy thành mạch, khiến động mạch bị thu hẹp. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
- Ngoài ra những người ăn mặn, thường xuyên thiếu Kali trong khẩu phần ăn, thường xuyên gặp stress và mắc các bệnh lý mãn tính như suy tim, thận, bệnh liên quan về não cũng dễ gây ra cao huyết áp.
Tăng huyết áp có thể gây nên những biến chứng gì?
Huyết áp có có thể là nguyên nhân gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây đau tim, đột quỵ: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính làm xơ cứng và dày thành mạch. Nó có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và một số biến chứng nguy hiểm khác.
- Chứng phình động mạch: Huyết áp cao cũng khiến cho thành mạch yếu đi và phình ra. Một khi mạch máu bị vỡ thì tính mạng cũng bị đe dọa.
- Suy thận do huyết áp cao làm thu hẹp động mạch thận
- Huyết áp cao gây huyết võng mạc
- Cao huyết áp cũng gây rối loạn chức năng chuyển hóa của cơ thể ăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt) khiến bạn dễ bị tiểu đường.
- Huyết áp cao gây biến chứng não, xuất huyết não, nhồi máu não, suy giảm trí nhớ.
Những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp có khởi nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra được biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.
Bệnh thận là nguyên nhân đầu tiên gây tăng huyết áp
Thận tồn tại trong cơ thể như một cỗ máy lọc máu, Nó giúp điều chỉnh và cân bằng lượng muối bằng cách loại bỏ có chọn lọc nước và các ion điện giải Natri, Kali ra ngoài thông qua tiểu tiện. Việc mất cân bằng chức năng thận sẽ khiến cho thể tích dịch trong cơ thể tăng lên, khối lượng tuần hoàn tăng cao và gây ra chứng cao huyết áp.
Mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm
Hệ thống thần kinh giao cảm đảm nhiệm vai trò điều hòa huyết áp thông qua nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Thay đổi cấu trúc và chức năng của mạch máu
Những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của mạch máu lớn và nhỏ có thể là nguyên nhân gây áp lực của máu lên thành mạch, từ đó dẫn đến huyết áp cao. Đặc biết khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến biến chứng đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Cao huyết áp do yếu tố di truyền
Huyết áp cao thường mang tính gia đình. Rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng rằng các gen và đột biến khác có liên quan đến cao huyết p. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ chiếm 2 – 3%.
Thói quen sống không lành mạnh
Một thói quen sống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây huyết áp cao, bao gồm:
- Ăn mặn, uống ít nước.
- Thường xuyên lạm dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.
- Nhân viên văn phòng không có nhiều thời gian vận động, ít tập thể dục.
- Ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, có nhiều dầu mỡ.
- Phải thức khuya nhiều, gặp áp lực công việc
Một số nguyên nhân khác có thể gây huyết áp cao
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến huyết áp cao như bệnh tuyết giáp, u tuyến thượng thận, bệnh béo phì, tiểu đường. Những bệnh lý làm thay đổi lượng nước, lượng muối và nồng độ hormon trong cơ thể.
Những triệu chứng của bệnh cao huyết áp bạn không nên bỏ qua
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí là tử vong. Một khi huyết áp tăng cao sẽ đi kèm với những triệu chứng sau mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua:
- Nhức đầu, mệt mỏi
- Chảy máu mũi
- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc
- Tê hoặc ngứa ran các chi
- Buồn nôn và nôn
- Choáng và chóng mặt
- Đau tim
Điều trị huyết áp cao – làm thế nào để chống lại “kẻ giết người thầm lặng”?
Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính, chính vì thế chúng cần được theo dõi thường xuyên, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và theo dõi lâu dài. Bên cạnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần xây dựng cho mình một thói quen sống lành mạnh để phòng những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.
Thay đổi thói quen sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn
Cao huyết áp luôn hướng đến biện pháp điều trị không dùng thuốc. Đây được xem là cách hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát tình trạng huyết áp tăng cao bất thường của cơ thể:
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn mặn, nói không với những đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tập thể dục mỗi ngày. Khuyến khích tập dưỡng sinh hoặc yoga.
- Ngừng và hạn chế tối đa việc uống rượu, cai hoàn toàn thuốc lá và các chất kích thích.
- Không tắm đêm, đi mưa, không được để cơ thể stress, căng thẳng.
- Thường xuyên đo huyết áp tại nhà và kiểm soát các bệnh lý nền một cách chặt chẽ.
Sử dụng thuốc trong điều trị cao huyết áp dựa theo phác đồ bác sĩ
Bên cạnh việc thiết lập cho người bệnh một chế độ sống khoa học bác sĩ cũng sử dụng thuốc theo toa để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Không có một phác đồ điều trị cụ thể nào cho người bị cao huyết áp. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tùy vào diễn biến của bệnh để tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc và bỏ những loại thuốc không cần thiết. Bạn cần quan sát và cảm nhận thật kỹ những biến chuyển của cơ thể cũng như tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ của mình. Dùng thuốc thường xuyên sẽ giúp bạn bình ổn huyết áp tốt hơn.
Điều trị tăng huyết áp là chuyện cả đời, bạn không thể nào ngày một ngày hai mà chữa trị được bệnh tăng huyết áp. Tuyệt đối không tự ý ngưng điều trị. Bên cạnh đó những bệnh nhân cao huyết áp cũng thường được hướng đến điều trị bằng thuốc Đông Y để đảm bảo tính lâu dài và an toàn cho sức khỏe.
Bài thuốc hạ áp từ rau củ được bác sĩ khuyên dùng
Bài thuốc này sử dụng 5 loại rau củ chính là:
- Rau cần tây: 1 cây.
- Cà chua gần chín: 1 quả.
- Cà rốt: 1 củ.
- Hành hương: 3 củ.
- Củ tỏi: 7 tép.
Năm loại rau củ này được mang đi rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố rồi giã nát, cho thêm một ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt uống. Phần nước cốt này chia làm hai phần, uống hai lần sáng tối mỗi ngày sẽ giúp bạn bình ổn huyết áp tốt hơn.
Bài thuốc giảm huyết áp bằng rau cần tây sử dụng mỗi ngày
Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cải thiện tình trạng huyết áp cao bằng món cháo rau cần: chuẩn bị khoảng 100gr rau cần, thái nhỏ cho vào nấu cháo với 60g gạo tẻ. Mỗi ngày ăn hai lần sáng và tối giúp ổn định chỉ số huyết áp tốt hơn.
Một số loại trà có khả năng hạ đường huyết
- Rau ngót, lá chè xanh. Mỗi ngày sử dụng 50g hãm 1 lít nước sôi, uống thay nước cả ngày. Vị trà này có tác dụng giảm mỡ thừa, cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
- Táo mèo, lá sen. Mỗi ngày lấy khoảng 30g hãm với 1 lít nước sôi uống hằng ngày. Vị trà này thường dùng cho người bị béo phì, thừa cân, mỡ trong máu.
- Hoa cúc, hoa hoè, chè xanh, tán bột thô. Ngày lấy 50g, hãm với 1.5l nước sôi, uống thay nước hàng ngày, công dụng thanh nhiệt, hạ áp, dành cho người xơ vữa động mạch, huyết áp tăng.
Điều trị cao huyết áp trong những tình trạng khẩn cấp
Một số trường hợp cao huyết áp khẩn cấp cần được cấp cứu ngày để nhận được sự chăm sóc đặc biệt. Vì thời điểm này nếu không được đưa đến phòng cấp cứu tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh nhân có thể thở oxy và kết hợp một số loại thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để cải thiện tình hình.
Để điều trị bệnh lý cao huyết áp thường phải phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều loại thuốc. Chính vì thế nhiều bệnh nhân không tuân thủ đúng và đủ, lạm dùng liều thuốc uống không đúng giờ giấc ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Sự nghiêm túc của bệnh nhân trong điều trị là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho kết quả mỹ mãn nhất.
Cao huyết áp được xem như là con quái vật khổng lồ là nỗi ám của những con người hiện đại. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh mà bác sĩ của bạn sẽ cho biết bạn nên dùng thuốc gì và cần làm gì để kiểm soát bệnh tốt hơn. Nhưng dù nguyên nhân là gì bạn cũng nên xây dựng cho một lối sống lành mạnh để kiểm soát những rủi ro có thể không lường trước được.
Trên đây là thông tin về bệnh cao huyết áp mà nhà thuốc Apharma tổng hợp được. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.