Bỏng nắng

Hiện nay thời tiết đang có những biến đổi không ngừng. Thời tiết vào mùa hè nắng nóng tăng lên cực điểm, điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Trong đó bỏng nắng là bệnh dễ bắt gặp và phổ biến nhất với mọi độ tuổi. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Apharma sẽ giúp bạn tìm hiểu về bỏng nắng để các bạn có cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh này.

Bỏng nắng là gì? 

Bỏng nắng chính là hiện tượng da tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời gây tổn thương bề mặt da dẫn đến da bị bỏng và trở nên bong tróc. Mặt dù, nó khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu ở vết bỏng nhưng bỏng nắng chỉ mới được xem là bỏng ở cấp độ một (mức độ bỏng nhẹ nhất) và có thể điều trị tại nhà.

Bỏng nắng là gì?
Bỏng nắng là nỗi lo của nhiều người khi hè về

Nguyên nhân gây bỏng nắng

Nguyên nhân dẫn đến da bị bỏng nắng là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng trong những ngày trời nắng to, những vùng da không được che chắn. 

Bỏng nắng do tia UV

Bỏng nắng do tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. Tia UV bao gồm  các tia A (có bước sóng từ 380 đến 315 nm), tia B (bước sóng khoảng từ 315 – 280nm) và tia C (bước sóng ngắn hơn khoảng 280 nm).

Tiếp xúc nhiều quá mức với ánh sáng mặt trời trong một thời gian ngắn sẽ gây ra bỏng nắng, làm tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, khô, da bị bỏng, tạo nếp nhăn, sạm, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc trực tiếp nhiều và kéo dài, sẽ tích lũy tia UV có thể gây ung thư da.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bỏng nắng

Khi bỏng nắng, bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời sẽ có hiện tượng đỏ lên, da nóng ấm, các lớp biểu bì da khô sần và thậm chí có thể không còn liên kết với lớp nền da bên trong gây nên hiện tượng đau rát. Các biểu hiện này sẽ xuất hiện sau vài giờ kể từ lúc tiếp xúc hoặc kéo dài từ một vài ngày liền tùy vào mức độ bỏng của da.

Tình trạng bỏng nặng có thể là do ngộ độc nắng. Dưới đây là biểu hiện của ngộ độc nắng:

  • Xuất hiện sưng tấy: Vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều có thể bị sưng đỏ và ngứa;
  • Da xuất hiện phồng rộp, các điểm phồng có chứa dịch bên trong;
  • Sốt, đau đầu, buồn nôn và ớn lạnh.

Những biến chứng do bỏng nắng gây ra

  • Dày sừng ánh sáng (hay dày sừng quang hóa): Lớp biểu bì của da bị dày và khô ráp, xuất hiện ở vùng da thường tiếp xúc nhiều với nắng như da đầu, lưng, mặt, mu bàn tay,.. 
  • Ung thư da: Bỏng nắng không chỉ làm tổn thương da mà còn có thể thay đổi DNA gây ung thư da.
Biến chứng bỏng nắng gây ra
Bỏng nắng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Những bước giúp xử lý các vết bỏng nắng

Rửa sạch vùng da bị bỏng

  • Sử dụng các xà phòng dịu nhẹ và nước mát / nước ấm
  • Dùng khăn mát và ẩm chườm lên vùng da bỏng. Tuy nhiên, cần chú ý tránh xa bất kỳ hình thức chà xát nào bởi điều đó có thể sẽ khiến da bị kích ứng. Nhẹ nhàng đặt khăn lên vùng da bị thương. Đảm bảo nhiệt độ nước không quá lạnh, ngay sau  khi bị bỏng, dùng nước quá lạnh trực tiếp lên vết thương có thể dẫn đến những tác động tiêu cực lên da.
  • Khi vết bỏng tiếp tục bị kích ứng, bạn có thể giảm bớt triệu chứng đau rát bằng cách thường xuyên dùng vòi sen xả nước nhẹ hoặc ngâm mình trong nước mát ẩm
  • Không làm khô hoàn toàn vết thương, giữ lại độ ẩm để giúp hỗ trợ cho quá trình hồi phục của da.

Giữ vết bỏng sạch và ẩm

  • Không dùng sữa tắm hay dưỡng quá mạnh và có mùi thơm bởi chúng dễ khiến da bị kích ứng hơn.
  • Tiếp tục dùng nha đam, kem dưỡng ẩm từ đậu nành hoặc sữa dưỡng dịu nhẹ cùng bột yến mạch. Những sản phẩm trên hiện đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng và chúng giúp giữ ẩm cho da với mức kích ứng tối thiểu. Vì vậy mà có thể hỗ trợ quá trình tự phục hồi của cơ thể.
  • Tiếp tục rửa lại với nước mát bằng vòi sen mở nhẹ hoặc bồn tắm trong cả ngày nếu cảm thấy có bất kỳ sự bỏng rát nào. Có thể lặp lại nhiều lần nhằm duy trì độ ẩm cho da.

Bôi gel lô hội lên vùng da bị ảnh hưởng

Gel lô hội hay kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ đậu nành đây là lựa chọn hàng đầu bởi chúng giúp làm mát vết bỏng. Những nghiên cứu chỉ ra rằng lô hội giúp làm lành vết bỏng nhanh hơn. 

Lô hội làm dịp vết bỏng nắng
Lô hội có chứa các chất giúp làm dịu vết bỏng nắng nhanh hơn

Gặp bác sĩ để nhận được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn

Khi vùng da bị bỏng nắng nghiêm trọng, có thể bạn sẽ phải đối mặt với các vết phồng rộp và mủ rỉ ra. Điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bỏng bằng cách rửa dưới vòi nước với xà phòng dịu nhẹ. Phồng rộp da cho thấy rằng bạn đang bị bỏng cấp hai và cần quan tâm đến vấn đề có thể bị nhiễm trùng. Lúc này, việc khám bác sĩ là cần thiết. 

Tránh tiếp xúc với mặt trời khi da đang trong quá trình hồi phục

  • Tiếp xúc với ánh nắng có thể sẽ khiến da tổn thương hơn và trong nhiều trường hợp nó sẽ nghiêm trọng hơn và cần đến chăm sóc y tế. Da cần được bảo vệ, vì thế, hãy đảm bảo rằng nó đã được che chắn cẩn thận khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời hay một nguồn UVR mạnh nào khác.
  • Dùng vải không gây kích ứng da để che chắn vết bỏng nắng. Đặc biệt, tránh dùng các loại len và cashmere
  • Không có vải tốt nhất cho da. Có thể sử dụng loại vải thông thoáng, dễ chịu và rộng rãi như cotton nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và góp phần giúp bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Khi cân nhắc các loại vải và quần áo bảo vệ, thói quen quan sát vải dưới ánh sáng là một cách kiểm tra tốt. Hầu hết các loại quần áo có khả năng bảo vệ da rất ít cho phép ánh sáng đi qua.
  • Đội mũ có phần che nhằm bảo vệ da mặt trước tia UV độc hại từ ánh mặt trời. Da mặt là loại da đặc biệt nhạy cảm và che chắn bằng mũ và khẩu trang khi ra ngoài là điều nên làm để bảo vệ da mặt của bạn.
  • Tránh ở ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là thời gian da dễ dàng bị bỏng nắng nhất.
Bảo vệ da trước ánh nắng mắt trời
Cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời

Sử dụng kem trị bỏng nắng

Dùng hydrocortisone 0,5-1% giúp giảm đau và giảm ngứa

Hydrocortisone là kem steroid không kê đơn có tác dụng làm giảm viêm, giảm đỏ và ngứa hiệu quả. Kem giúp ngăn các tế bào tiết chất gây viêm, nhờ đó giúp xoa dịu da.

Bôi hydrocortisone lên vết cháy nắng 4-5  lần mỗi ngày. Hạn chế sử dụng hydrocortisone lên vùng da mặt và sử dụng không quá 4-5 ngày.

Trao đổi thêm với bác sĩ về việc dùng kem steroid mạnh. Nếu cơn ngứa từ vết thương dữ dội đến mức khiến bạn mất tập trung, không thể làm việc, không ngủ được và muốn phát điên lên, bác sĩ có thể giúp bạn giảm bớt  các dấu hiệu này. Kem steroid mạnh có thể giúp giảm viêm và xoa dịu cơn ngứa.

Các loại thuốc này chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ và có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn cũng như gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp vết thương đã trở nên nghiêm trọng.

Một vài lưu ý khi bị bỏng nắng

Trường hợp lỡ để da bị cháy nắng, ửng đỏ, phồng rộp… thì phải có liệu trình phục hồi phù hợp bằng cách sử dụng kem dưỡng da thường xuyên, tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với ánh nắng trong 3 tuần vì đây là thời gian tối thiểu để da hình thành một lớp mới. Nếu không bảo vệ da sau khi cháy nắng thì làn da sẽ bị đen, sạm, tối màu mà không hồi phục được.

Việc để da tiếp xúc liên tục với tia UV có thể làm ung thư da. Có nhiều dạng ung thư da, bao gồm: Ung thư u hắc tố, ung thư tế bào biểu mô, ung thư tế bào biểu mô có vảy và các khối u ác tính.

Thoa kem chống nắng để ngăn bỏng nắng
Cần thoa kem dưỡng da thường xuyên để ngăn ngừa bỏng nắng

Dùng đá bọc trong vải để áp lạnh lên vùng da tổn thương giúp giảm đau rát… hoặc tắm nước hơi lạnh. Bôi kem giữ ẩm, kem dưỡng da lô hội hoặc kem hydrocortison vùng da bị tổn thương. 

Bạn không nên chọc vỡ các mụn nước vì chúng chứa huyết tương của cơ thể có tác dụng như một lớp bảo vệ. Nếu mụn nước bị phá vỡ sẽ làm chậm quá trình lành da và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Chỉ nên dùng gạc vô khuẩn băng nhẹ bao mụn nước. Nếu mụn nước tự vỡ, nên dùng một loại kem kháng khuẩn bôi lên để bảo vệ giúp giảm đau rát và ngừa nhiễm khuẩn. 

Bạn nên uống nhiều nước, nhất là nước oresol, các loại nước trái cây như nước cam, chanh… Vì ánh nắng mặt trời và nhiệt độ có thể gây mất nước qua da nên bạn cần bổ sung nước và muối cho cơ thể

Những cách phòng ngừa bỏng nắng

Với thời tiết đang nóng gắt như hiện tại, các tia cực tím càng nhiều vì vậy mà các bạn cần phòng ngừa cho bản thân mình khỏi các tia cực tím nguy hiểm.

Vào mùa nắng nóng, mọi người cần phòng tránh cháy nắng và các tác hại do nắng nóng bằng cách: tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều vì tia nắng mặt trời mạnh nhất trong những giờ này. Nếu bạn không thể tránh được ánh nắng mặt trời thì bạn nên giới hạn thời gian ở ngoài trời vào những khung giờ cao điểm.

Cách phòng ngừa bỏng nắng
Cần thoa kem chống nắng thường xuyên, nhất là vào mùa hè

Nên mặc quần áo chống nắng, đeo găng tay và chân, đội mũ, nón rộng vành. Dùng kem chống nắng thường xuyên. Nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc sớm hơn nếu kem chống nắng đã bị trôi bởi mồ hôi. Đeo kính râm để bảo vệ mắt. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên uống nhiều nước thường xuyên trước khi cảm thấy khát. Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây có tính mát như dưa hấu, bơ, thanh long, đu đủ…

Bài viết trên đề cập cho bạn về các vấn đề liên quan tới bỏng nắng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức mới để có thể phòng ngừa và tránh xa bỏng nắng. Nhà thuốc Apharma cảm ơn bạn đã theo đọc!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *